Danh mục | Thuốc giảm đau và chăm sóc giảm nhẹ |
Thương hiệu | Polfarmex S.A |
Paracetamol là thành phần hoạt chất phổ biến trong các chế phẩm giảm đau, chống viêm. Trên thị trường hiện nay đã xuất hiện thuốc Poltrapa ở dạng kết hợp, không những chứa thành phần Paracetamol, mà còn kết hợp với thành phần Tramadol, có tác dụng làm giảm các cơn đau vừa và nặng. Vậy Poltrapa là thuốc gì? Giá bao nhiêu? Có công dụng gì? Cách dùng, liều dùng như thế nào? Nhà Thuốc Việt Pháp 1 sẵn sàng giải đáp thắc mắc của các bạn trong bài viết dưới đây.
Poltrapa là thuốc gì?
Poltrapa thuộc nhóm thuốc giảm đau, chống viêm được chỉ định hỗ trợ điều trị giảm các cơn đau ở mức trung bình và nặng.
Một số thông tin về thuốc Poltrapa [1]:
- Công ty Sản xuất: Polfarmex S.A có địa chỉ: 9 Jozefow Street, 99-300 Kutno Ba Lan.
- Công ty Đăng ký: Polfarmex S.A. Địa chỉ tại: UL. Jozefow 9, 99-300 Kutno Ba Lan.
- Số đăng ký: VN-19318-15.
- Dạng bào chế: Dạng viên nén bao phim.
- Quy cách đóng gói: Dạng hộp 1 vỉ x 10 viên; Hộp 3 vỉ x 10 viên; Hộp 10 vỉ x 10 viên.
- Hạn sử dụng: 3 năm kể từ ngày sản xuất.
Poltrapa 325 giá bao nhiêu?
Hiện nay, thuốc Poltrapa đã được nhập khẩu và phân phối tại các cửa hàng thuốc trên toàn quốc. Giá bán cho một hộp 100 viên Poltrapa là khoảng 800.000 VNĐ. Mức giá này có thể có sự chênh lệch giữa các bệnh viện, cơ sở thuốc nhưng không đáng kể.
Thuốc giảm đau Poltrapa mua ở đâu uy tín?
Thuốc Poltrapa đã được phân phối chính hãng tại Nhà Thuốc Việt Pháp 1, địa chỉ tại: Số 168 Ngọc Khánh, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội (Xem bản đồ).
Khi đi mua thuốc Poltrapa, bạn hãy cầm theo đơn đã kê của bác sĩ và đến trực tiếp quầy thuốc ở địa chỉ trên. Tại đây, bạn sẽ được hỗ trợ và tư vấn chu đáo, nhiệt tình bởi các dược sĩ chuyên môn, kinh nghiệm nhiều năm trong nghề.
Nhà Thuốc Việt Pháp 1 luôn là sự lựa chọn đáng tin cậy và uy tín của người tiêu dùng dược phẩm.
Để biết thêm thông tin chi tiết và giá bán chính xác của thuốc Poltrapa cũng như các loại sản phẩm khác, quý khách hàng hãy liên hệ qua hotline: 0962.260.002 và 0974.360.996 hoặc nhắn tin vào website nhà thuốc. Nhân viên của chúng tôi luôn trực sẵn và hỗ trợ bạn 24/24.
Thành phần
Mỗi viên nén bao phim Poltrapa chứa các thành phần hoạt chất và tá dược gồm:
Hoạt chất | |
Paracetamol | 325 mg |
Tramadol Hydrochloride | 37,5 mg |
Tá dược | Vừa đủ 1 viên nén bao phim |
Cellulose | |
Tinh bột đã tiền Gelatin hóa | |
Sodium Glycolate | |
Tinh bột ngô | |
Magie Stearat | |
Hypromellose | |
Macrogol 400 | |
Yellow Iron Oxide | |
Polysorbate 80 | |
Titan Dioxit | |
Sáp Carnauba |
Thuốc Poltrapa có tác dụng gì?
Cơ chế hoạt động của Paracetamol
Paracetamol là một loại thuốc giảm đau hoạt động theo hai cơ chế: ức chế Cyclooxygenase và tác dụng của chất chuyển hóa AM404.
Cơ chế thứ nhất hoạt động bằng cách ức chế và làm giảm hoạt động của Enzym COX (Enzym COX-1 và Enzym COX-2), là các Enzym xúc tác tổng hợp tạo ra Prostaglandin gây ra các phản ứng đau, viêm, sốt. Trong điều kiện bị viêm, bạch cầu và tiểu cầu đã được hoạt hoá sản xuất ra nồng độ Lipid Hydroperoxides (HETEs) quá cao, điều này sẽ làm mất tác dụng khử của Paracetamol. Do đó, tác dụng chống viêm của Paracetamol là nhẹ.
Cơ chế thứ hai tập trung vào chất chuyển hóa AM404 của Paracetamol. AM404 là một chất chủ vận yếu của thụ thể Cannabinoid CB1 và CB2, chất ức chế chất vận chuyển nội tiết tốt và chất kích hoạt mạnh của thụ thể TRPV1. Nghiên cứu chỉ ra rằng, hệ thống Cannabinoid và TRPV1 có thể đóng vai trò quan trọng trong tác dụng giảm đau của Paracetamol [2].
Cơ chế hoạt động của Tramadol
Tramadol là một chất chủ vận Opioid tác dụng trung ương và chất ức chế tái hấp thu Serotonin được sử dụng để kiểm soát cơn đau vừa đến nặng ở người lớn. Tramadol tồn tại dưới dạng hỗn hợp Racemic, bao gồm hai chất đối quang hoạt tính dược giúp giảm đau thông qua các cơ chế khác nhau. Đó là ức chế tái hấp thu Serotonin và ức chế tái hấp thu Norepinephrine [3]. Nó được chuyển hóa thành O-Desmethyl Tramadol trong cơ thể và có tác dụng mạnh hơn.
Viên nén kết hợp cố định dùng đường uống của Tramadol với Paracetamol cung cấp hiệu quả giảm đau ở những bệnh nhân bị đau cấp tính vừa đến nặng, những người có tình trạng đau mãn tính (từng cơn đau kịch phát). Hai viên Tramadol / Paracetamol 37,5 / 325 mg giúp giảm đau răng trong vòng 8 giờ, tác dụng khởi phát nhanh hơn, thời gian tác dụng lâu hơn [4].
Chỉ định
Thuốc Poltrapa được chỉ định sử dụng làm giảm các triệu chứng đau từ trung bình đến nặng trong các trường hợp như đau đầu, đau họng, đau răng, đau cơ, đau khớp,…
Chống chỉ định
Chống chỉ định sử dụng thuốc Poltrapa cho những đối tượng sau:
- Người mẫn cảm hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần hoạt chất và tá dược nào của thuốc Poltrapa.
- Trẻ em dưới 12 tuổi.
- Bệnh nhân suy gan, suy thận, suy hô hấp mức độ nặng.
- Người bị bệnh động kinh không kiểm soát.
- Sử dụng để giảm đau sau phẫu thuật hoặc sau khi sinh.
- Người bệnh đang sử dụng thuốc IMAO hoặc mới ngưng sử dụng thuốc IMAO trong 2 tuần.
- Các trường hợp bệnh nhân ngộ độc cấp tính, nguyên nhân do rượu, thuốc ngủ, thuốc thuộc nhóm Opioid, thuốc giảm đau trung ương, thuốc hướng thần,…
- Người bị nghi ngờ tắc nghẽn đường tiêu hóa.
- Đối tượng dưới 18 tuổi sau khi cắt Amidan.
Cách dùng và liều dùng thuốc Poltrapa
Cách dùng
- Thuốc Poltrapa được sử dụng bằng đường uống.
- Thuốc Poltrapa phải được uống nguyên viên, không bẻ, không nhai cùng với một cốc nước sôi để nguội vừa đủ.
Liều dùng
Liều dùng tham khảo đối với từng đối tượng bệnh nhân [5] cụ thể như sau:
Đối với người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên:
- Liều khởi đầu là 2 viên.
- Liều tối đa là 8 viên mỗi ngày.
- Hai lần dùng thuốc cách nhau ít nhất là 6 giờ.
Đối với người cao tuổi:
- Không cần hiệu chỉnh liều đối với bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng của suy gan, suy thận.
- Poltrapa có thành phần hoạt chất Tramadol nên khoảng thời gian giữa hai lần dùng thuốc được khuyến cáo là trên 6 giờ.
Đối với những bệnh nhân suy thận:
- Bệnh nhân có độ thanh thải Creatinin < 10ml/phút: Khuyến cáo không sử dụng thuốc Poltrapa.
- Bệnh nhân có độ thanh thải Creatinin từ 10 – 30 ml/phút: Khoảng thời gian giữa hai lần dùng thuốc cách nhau 12 giờ.
Tác dụng phụ
Trong quá trình điều trị bằng thuốc Poltrapa, người bệnh có thể gặp một số tác dụng không mong muốn [6], cụ thể như:
Các tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa:
- Táo bón.
- Bệnh tiêu chảy.
- Buồn nôn, nôn mửa.
- Đau bụng.
- Đầy hơi, khó tiêu.
Các tác dụng phụ trên hệ thần kinh:
- Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt.
- Cảm thấy bồn chồn.
- Mất ngủ.
- Chán ăn.
Các tác dụng phụ khác:
- Tăng tiết mồ hôi.
- Ngứa ngáy, phát ban, nổi mẩn.
- Rối loạn tuyến tiền liệt.
Khi xuất hiện một trong số các triệu chứng nêu trên hoặc bất kỳ triệu chứng khác, người bệnh hãy ngừng sử dụng thuốc Poltrapa và đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và kịp thời xử lý.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Poltrapa
Một số điều cần thận trọng khi sử dụng thuốc Poltrapa [7]:
- Không sử dụng vượt quá liều tối đa 8 viên Tramadol Hydrochloride / Paracetamol và không sử dụng đồng thời bất kỳ sản phẩm chứa Paracetamol nào khác.
- Đối với những bệnh nhân đau mức độ vừa đến nặng cần phải dùng kết hợp giữa Paracetamol và Tramadol thì nên sử dụng thuốc Poltrapa một cách giới hạn.
- Không sử dụng thuốc Poltrapa trong thời gian lâu hơn thời gian thực sự cần thiết dù trong bất kỳ trường hợp nào.
- Nếu mức độ bệnh nghiêm trọng cần phải sử dụng thuốc Poltrapa kéo dài thì phải thường xuyên kiểm tra và theo dõi chặt chẽ để đánh giá mức độ cần thiết và chuẩn bị tiến hành điều trị tiếp theo.
- Một số trường hợp bệnh nhân bị suy gan mức độ vừa thì khi sử dụng thuốc Poltrapa phải kéo dài khoảng cách giữa hai lần uống thuốc.
- Tramadol không thích hợp để thay thế ở những bệnh nhân lệ thuộc Opioid.
- Thuốc Poltrapa cần được sử dụng thận trọng cho bệnh nhân chấn thương sọ não, dễ bị rối loạn co giật, rối loạn đường mật, trong tình trạng sốc, tình trạng thay đổi ý thức, gặp các vấn đề ảnh hưởng đến trung tâm hô hấp,….
- Quá liều Paracetamol có thể gây nhiễm độc gan.
- Tránh sử dụng Tramadol trong thời gian gây mê nhẹ.
- Tramadol ở liều điều trị có thể gây ra các triệu chứng cai thuốc.
- Các triệu chứng do ngừng sử dụng thuốc Poltrapa có thể tương tự với các triệu chứng xuất hiện khi ngừng dùng thuốc Opioid.
- Tránh sử dụng các đồ uống chứa cồn hoặc các thuốc chứa Alcohol.
Tương tác thuốc
Một số tương tác của thuốc Poltrapa với các thuốc khác [8] như:
- Không khuyến cáo sử dụng đồng thời thuốc Poltrapa với các thuốc chủ vận Opioid như Nalbuphine, Buprenorphine, Pentazocine,…
- Thuốc Poltrapa có thể làm ảnh hưởng trầm trọng đối với hệ thần kinh trung ương hoặc hô hấp khi sử dụng với các loại thuốc giảm đau tác động lên hệ thần kinh trung ương, thuốc hướng thần, thuốc dùng cho giấc ngủ, ma túy hoặc Opioid.
- Sử dụng thuốc Poltrapa với các loại thuốc khác chứa Paracetamol có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan.
- Kết hợp thuốc Poltrapa với các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần kinh, thuốc giảm cân, thuốc làm giảm ngưỡng co giật, Promethazine, Cyclobenzaprine, Naloxone,… có thể làm tăng nguy cơ co giật.
- Sử dụng thuốc Poltrapa với các loại thuốc hoạt động trên Serotonin trong não có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Serotonin, dẫn đến tử vong. Ví dụ như các chất ức chế tái hấp thu Serotonin có chọn lọc (Fluoxetine, Sertraline), chất ức chế tái hấp thu Serotonin và Norepinephrine (Duloxetine, Venlafaxine), thuốc chống trầm cảm ba vòng (Clomipramine, Amitriptyline), chất ức chế Monoamine Oxidase (Selegiline, Phenelzine), Linezolid, Liti,…
- Thuốc gây mê và các chất dạng thuốc phiện khác có thể làm chậm nhịp thở của bạn khi sử dụng với thuốc Poltrapa.
- Sử dụng Digoxin với thuốc Poltrapa có thể làm tăng hàm lượng Digoxin trong cơ thể.
- Dùng Warfarin với thuốc Poltrapa có thể khiến vết thương của bạn bị chảy máu nhiều hơn.
- Rượu làm ảnh hưởng đến sự tỉnh táo vì nó làm tăng tác dụng an thần của thuốc giảm đau Opioid.
- Carbamazepine và các thuốc cảm ứng Enzym khác làm giảm nồng độ Tramadol trong huyết tương, từ đó làm giảm hiệu quả và thời gian tác dụng.
Cách xử trí khi quá liều
Biểu hiện
Trong thành phần của thuốc Poltrapa gồm 2 hoạt chất Paracetamol và Tramadol. Vì vậy các triệu chứng quá liều Poltrapa là do ngộ độc Paracetamol, Tramadol hoặc cả hai.
- Các biểu hiện quá liều Paracetamol như buồn nôn, nôn, bụng khó chịu, đổ mồ hôi nhiều, chán ăn, mệt mỏi, nhợt nhạt, hoại tử tế bào gan, viêm gan cấp,…
- Các biểu hiện quá liều Tramadol như hôn mê, co giật, suy giảm hô hấp, tim ngừng đập, có thể dẫn đến tử vong,…
Cách xử trí
- Nếu có biểu hiện bất thường thì chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để được điều trị.
- Lấy mẫu máu càng sớm càng tốt để tiến hành xác định nồng độ Paracetamol và Tramadol trong huyết tương và thực hiện các xét nghiệm gan.
- Loại bỏ Paracetamol và Tramadol bằng cách rửa dạ dày hoặc kích thích gây nôn.
- Sử dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị như duy trì chức năng tim mạch, duy trì thông khí, hồi phục suy hô hấp bằng naloxon, Diazepam dùng để kiểm soát việc choáng váng, ngất xỉu.
Có sử dụng thuốc Poltrapa cho phụ nữ có thai và cho con bú không?
Thuốc Poltrapa là dạng thuốc kết hợp có chứa hoạt chất Tramadol vì vậy không được sử dụng cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Chưa có dữ liệu đầy đủ về độ an toàn của thuốc Poltrapa cho nhóm đối tượng nhạy cảm này.
Chỉ nên sử dụng thuốc Poltrapa khi lợi ích đạt được cho mẹ và bé cao hơn nguy cơ.
Ảnh hưởng của thuốc Poltrapa lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc Poltrapa có thể gây mệt mỏi, buồn ngủ, mất tập trung,… do đó làm ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Chỉ sử dụng thuốc Poltrapa cho người thường xuyên vận hành các thiết bị máy móc và lái xe khi có chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý khi sử dụng
- Thuốc Poltrapa là thuốc bán theo đơn vì vậy bạn chỉ được mua thuốc khi có đơn đã kê của bác sĩ.
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc Poltrapa.
- Nếu cần thêm thông tin về thuốc Poltrapa xin hãy hỏi ý kiến của chuyên gia y tế.
- Bảo quản nơi cao ráo, thoáng mát, tránh độ ẩm, tránh ánh sáng và tránh xa tầm tay trẻ em.
Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Poltrapa mà Nhà Thuốc Việt Pháp 1 của chúng tôi đã cung cấp cho các bạn. Hy vọng các bạn sẽ tìm được loại thuốc phù hợp với nhu cầu của mình và sử dụng một cách an toàn, hiệu quả nhất.
Nguồn tham khảo
↑1 | Thông tin của thuốc Poltrapa được tra cứu tại Drugbank – Ngân hàng dữ liệu ngành Dược của Bộ Y tế: https://drugbank.vn/thuoc/Poltrapa&VN-19318-15. Ngày truy cập: 21/06/2022 |
---|---|
↑2 | Theo Wikipedia, “Cơ chế hoạt động của hoạt chất Paracetamol” được tra cứu tại: https://en.wikipedia.org/wiki/Paracetamol, ngày truy cập 21/06/2022 |
↑3 | Theo Go.Drugbank, “Cơ chế hoạt động của hoạt chất Tramadol” được tra cứu tại: https://go.drugbank.com/drugs/DB00193, ngày truy cập 21/06/2022 |
↑4 | Theo PubMed, “Tramadol / Paracetamol” được tra cứu tại: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12749738/, ngày truy cập 21/06/2022 |
↑5 | “Liều dùng của thuốc Poltrapa” được tham khảo trong tờ hướng dẫn sử dụng |
↑6 | Theo DailyMed, “Tác dụng phụ của thuốc Poltrapa” được tra cứu tại: https://dailymed.nlm.nih.gov/dailymed/drugInfo.cfm?setid=34498c95-abf4-4ff5-8b9d-2e762aab0d20, ngày truy cập 21/06/2022 |
↑7 | Theo EMC, “Các cảnh báo thận trọng khi sử dụng thuốc Poltrapa” được tra cứu tại: https://www.medicines.org.uk/emc/product/635/smpc#gref, ngày truy cập 21/06/2022 |
↑8 | Theo Healthline, “Các tương tác của thuốc Poltrapa” được tra cứu tại: https://www.healthline.com/health/drugs/acetaminophen-tramadol-oral-tablet, ngày truy cập 21/06/2022 |
Chưa có đánh giá nào.