Mekocetin là thuốc gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Tác dụng, cách dùng?
Hiện nay thuốc Mekocetin được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh nội tiết, bệnh về đường hô hấp,… và nhiều tình trạng bệnh khác đáp ứng với liệu pháp Corticosteroid. Vậy Mekocetin là thuốc gì? Mua ở đâu chính hãng? Giá bao nhiêu? Dùng như thế nào? Tất cả thắc mắc sẽ được Nhà thuốc Việt Pháp 1 giải đáp trong bài viết dưới đây.
Mekocetin là thuốc gì?
Mekocetin là thuốc được dùng để giảm đau, giảm viêm trong các trường hợp dị ứng, bệnh ngoài da, bệnh nội tiết, bệnh thấp khớp, bệnh collagen,… và nhiều bệnh khác có đáp ứng với Corticosteroid.
Một số thông tin về thuốc Mekocetin[1]:
- Nhóm thuốc: Nhóm thuốc Hormon, nội tiết tố.
- Công ty sản xuất và đăng ký: Công ty Cổ phần Hoá dược phẩm Mekophar. Địa chỉ tại 297/5 Lý Thường Kiệt, Phường 15, Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- Số đăng ký: VD-32144-19.
- Dạng bào chế: Viên nén tròn màu xanh dương nhạt, một mặt trơn, một mặt có vạch ngang.
- Quy cách đóng gói: Dạng hộp 5 vỉ x 20 viên.
- Hạn sử dụng: 3 năm kể từ ngày sản xuất.
Thuốc Mekocetin giá bao nhiêu?
Hiện nay, thuốc Mekocetin đã được phân phối trên khắp các cửa hàng thuốc trên toàn quốc và được bán với giá khoảng 150.000VNĐ/hộp 5 vỉ x 20 viên.
Thuốc Mekocetin là loại thuốc bán theo đơn đã kê của bác sĩ. Bạn nên chọn mua thuốc tại những cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng thuốc.
Mua thuốc Mekocetin ở đâu chính hãng?
Để mua thuốc Mekocetin chính hãng, bạn hãy cầm theo đơn đã kê của bác sĩ và đến địa chỉ Quầy 102 Tầng 1 – 168 Ngọc Khánh, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội (xem bản đồ).
Nhà Thuốc Việt Pháp 1 là một trong những địa chỉ mua thuốc uy tín mà khách hàng có thể yên tâm về chất lượng thuốc cùng giá bán hợp lý.
Bên cạnh đó, bạn có thể liên hệ qua hotline: 0962.260.002 hoặc 0974.360.996 hoặc nhắn tin vào website chính thức của nhà thuốc để được tư vấn miễn phí.
Thành phần của thuốc Mekocetin
Một viên nén thuốc Mekocetin có chứa các thành phần:
- Hoạt chất chính là Betamethasone có hàm lượng 0,5mg.
- Các tá dược vùa đủ 1 viên bao gồm: Tinh bột ngô, tinh bột biến tính, Lactose, Talc, Sodium Starch Glycolate, Màu Blue patente, Magnesium Stearate, Colloidal Silicon Dioxide.
Thuốc Mekocetin có tác dụng gì?
Hoạt chất Betamethasone[2] là một Corticosteroid tổng hợ được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh rối loạn thấp khớp (viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống,…), các bệnh về da (viêm da, bệnh vẩy nến,…), các bệnh dị ứng (hen suyễn, phù mạch,…).
Thuốc Mekocetin hoạt động theo cơ chế ức chế phản ứng miễn dịch tự nhiên trong cơ thể.
Do có ít tác dụng Mineralocorticoid nên Betamethasone rất phù hợp trong những trường hợp bệnh lý bất lợi khi giữ nước.
Betamethasone là một Glucocorticoid có hoạt tính gấp 8 – 10 lần so với Prednisolon tính trên cơ sở cùng khối lượng. Betamethasone thường không gây ra trữ muối và nước, không gây nguy cơ phù nề và sự tăng huyết áp gần như không đáng kể. Betamethasone có tác dụng kéo dài, hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hoá. Thuốc phân bố nhanh vào các mô trong cơ thể, được chuyển hoá chủ yếu ở gan và bài xuất vào nước tiểu.
Chỉ định
Thuốc Mekocetin được chỉ định sử dụng hỗ trợ điều trị trong các trường hợp sau:
- Bệnh thấp khớp, viêm khớp dạng thấp,…
- Bệnh Collagen.
- Dị ứng.
- Các rối loạn viêm da như Pemphigus thông thường, Pemphigoid bọng nước, viêm da mủ hoại thư,…
- Hội chứng thận hư, viêm thận kẽ cấp tính, viêm loét ruột kết,…
- Bệnh Crohn, bệnh u hạt, bệnh thấp tim,..
- Bệnh liên quan đến đường hô hấp như hen phế quản,…
- Bệnh lý về máu như thiếu máu huyết tán, bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, bệnh bạch cầu lympho, bệnh bạch cầu cấp tính, đa u tuỷ xương, u lympho ác tính,…
- Bệnh ở mắt, đặc biệt là biểu hiện viêm.
- Nhiều bệnh có đáp ứng với liệu pháp Corticosteroid.
- Ức chế miễn dịch trong phẫu thuật cấy ghép.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Mekocetin cho các đối tượng sau:
- Người dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần hoặc tá dược nào của thuốc Mekocetin.
- Người bệnh dị ứng với các thuốc Corticosteroid khác.
- Bệnh nhân mắc các bệnh nhiễm nấm toàn thân, nhiễm khuẩn, nhiễm virus.
- Người bị đái tháo đường, viêm loét dạ dày – hành tá tràng, tâm thần,…
Cách dùng – Liều dùng của thuốc Mekocetin
Cách dùng
- Thuốc sử dụng bằng đường uống và uống cùng với 1 cốc nước sôi để nguội.
- Uống nguyên viên, không bẻ, không nghiền nát để tránh làm mất tác dụng của thuốc.
- Nên uống Mekocetin sau khi ăn để ngăn chặn sự khó chịu của dạ dày.
Liều dùng
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng liều:
- Liều khởi đầu nên được chỉ định thấp nhất có thể để được kiểm soát bệnh.
- Khi giảm liều, phải giảm dần dần từng bước để tránh nguy cơ xuất hiện suy thượng thận cấp.
- Trong suốt quá trình điều trị thuốc kéo dài, nên được tăng lên tạm thời trong giai đoạn stress hoặc khi bệnh có biểu hiện xấu đi.
- Tùy theo tình trạng bệnh, liều có thể nhắc lại 3 – 4 lần trong ngày.
- Liều duy trì có thể được dùng một lần vào trước 9 giờ mỗi buổi sáng hàng ngày.
Liều dùng thông thường: Uống 1-10 viên/ngày.
Liều dùng tham khảo đối với từng trường hợp:
Đối tượng | Liều lượng |
Viêm khớp dạng thấp |
Uống 0,5 – 2mg/ngày. |
Điều trị ngắn hạn |
Uống 2-3mg/ngày, sau đó giảm xuống 0,25 – 0,5mg trong 2-5 ngày. |
Người bị thấp khớp, viêm khớp cấp |
Uống 6 – 8mg/ngày, mỗi ngày uống 3 – 4 lần. Sau đó giảm liều xuống 0,25 – 0,5mg/ngày. |
Bệnh nhân viêm mũi dị ứng |
Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 1 viên. |
Bệnh nhân hen suyễn |
Uống 6 – 8 viên/ngày, mỗi ngày uống 3 – 4 lần. |
Bệnh nhân khí phế thũng – xơ phổi |
Uống 2 – 3,5mg/ngày, chia nhiều lần. |
Trẻ em |
Liều dùng là 17,5 – 250mcg/ngày, phụ thuộc vào cân nặng, độ tuổi và thể trạng. |
Bệnh nhân rối loạn cơ liên kết hỗn hợp và viêm loét ruột kết |
Liều cao hơn. |
Đối với những bệnh khác |
Trong 1-3 tuần uống 1,5 – 5mg/ngày. |
Xử trí khi quên liều – quá liều
Quên liều
- Nếu lỡ quên liều, hãy uống bù ngay khi nhớ ra, tốt nhất là từ 1 – 2 tiếng sau khi quên liều.
- Nếu liều đã quên gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều quên và uống liều tiếp theo như chỉ định của bác sĩ.
- Không bù gấp đôi liều.
Quá liều
- Các triệu chứng quá liều do thuốc Mekocetin gây ra như tác dụng giữ Natri và nước, thèm ăn, tăng Glucose huyết, giảm tái tạo mô, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, rối loạn tâm thần, yếu cơ, suy thượng thận,…
- Nếu xảy ra trường hợp quá liều, cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để xử lý kịp thời.
- Đầu tiên bệnh nhân sẽ được theo dõi điện giải đồ huyết thanh và nước tiểu.
- Trường hợp nhiễm độc mạn, từ từ ngưng thuốc, nếu cần thiết thì điều trị mất cân bằng điện giải.
Tác dụng phụ của thuốc Mekocetin
Các tác dụng phụ thường gặp (1/100 ≤ ADR < 1/10) như:
- Mất Kali.
- Giữ Natri.
- Giữ nước.
- Hội chứng Cushing.
- Giảm dung nạp Glucose.
- Yếu cơ.
- Loãng xương.
Các tác dụng phụ ít gặp (1/1000 ≤ ADR < 1/100) như:
- Sảng khoái.
- Thay đổi tâm trạng.
- Mất ngủ.
- Đục thuỷ tinh thể.
- Loét dạ dày.
- Trướng bụng.
- Viêm loét thực quản.
Các tác dụng phụ hiếm gặp (1/10000 ≤ ADR < 1/1000) như:
- Viêm da dị ứng.
- Mày đay.
Nếu các phản ứng là nhẹ, thoáng qua thì hãy ngưng sử dụng thuốc và liên lạc với bác sĩ để được theo dõi, tư vấn. Còn nếu gặp phải các phản ứng nghiêm trọng, không có dấu hiệu thuyên giảm thì phải đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Tương tác thuốc
Khi kết hợp thuốc Mekocetin với các loại thuốc, thực phẩm,…khác có thể xảy ra các tương tác hiệp đồng, đối kháng. Dẫn đến những thay đổi về cơ chế, tác dụng của thuốc, có thể làm tăng tác dụng không mong muốn.
Vì vậy, hãy thông báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm, thức uống,… bổ sung hàng ngày để được cân nhắc về các tương tác có thể xảy ra trước khi sử dụng thuốc và hiệu chỉnh liều sao cho phù hợp.
Hoạt chất Betamethasone là một Corticosteroid tổng hợp, nên có thể xảy ra một số tương tác như[3]:
- Khi Corticosteroid sử dụng cùng với Paracetamol liều cao trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm độc gan.
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể làm tăng các rối loạn tâm thần do Corticosteroid gây ra.
- Betamethason có thể làm tăng nồng độ Glucose huyết khi kết hợp với các thuốc chống đái tháo đường đường uống hoặc Insulin.
- Kết hợp Corticosteroid với các thuốc chống đông loại Coumarin có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng chống đông.
- Glycosid digitalis dùng đồng thời với Betamethason có thể làm tăng khả năng loạn nhịp tim hoặc độc tính của digitalis kèm với hạ Kali huyết.
- Estrogen có thể làm thay đổi chuyển hóa và mức liên kết Protein của Glucocorticoid, dẫn đến giảm độ thanh thải, tăng nửa đời thải trừ, tăng độc tính của Glucocorticoid.
- Các chất Phenytoin, Phenobarbital, Rifampicin, Ephedrin có thể làm tăng chuyển hoá của Corticosteroid và làm giảm tác dụng điều trị của chúng.
- Các thuốc làm tăng nồng độ của Betamethason như các thuốc chẹn kênh Calci, các thuốc chống nấm, dẫn xuất Azol, kháng sinh nhóm Quinolon, Trastuzumab, Macrolid,…
- Betamethason sẽ làm tăng nồng độ của các thuốc ức chế Cholinesterase, Cyclosporin, Amphotericin B, lợi niệu quai, lợi niệu nhóm Thiazid, Natalizumab,…
- Khi phối hợp các thuốc chống viêm không Steroid hoặc rượu với Glucocorticoid có thể dẫn đến tăng mức độ trầm trọng của loét đường tiêu hoá.
Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng được Mekocetin không?
Hiện nay, chưa có đủ tài liệu hay báo cáo chứng minh về sự an toàn của thuốc Mekocetin đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
Vì vậy, chỉ dùng thuốc Mekocetin khi lợi ích đạt được cao hơn nguy cơ. Nếu bắt buộc phải sử dụng, phải hỏi ý kiến của bác sĩ, dược sĩ và tránh dùng thuốc với lượng lớn kéo dài.
Ảnh hưởng của thuốc Mekocetin đến khả năng lái xe và vận hành máy móc?
Hiện nay chưa có báo cáo về những tác dụng phụ trên hệ thần kinh như đau đầu, chóng mặt,… xảy ra khi sử dụng thuốc Mekocetin cho người lái xe và vận hành máy móc.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Mekocetin
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng thuốc Mekocetin, cần lưu ý một số điều sau:
- Sử dụng thuốc với liều thấp nhất có thể để kiểm soát được tình trạng bệnh.
- Thận trọng với bệnh nhân nhồi máu cơ tim do nguy cơ vỡ cơ tim.
- Sử dụng thuốc Mekocetin một thời gian dài có thể gây đục thuỷ tinh thể (đặc biệt ở trẻ em) và Glaucoma với khả năng tổn thương dây thần kinh thị giác.
- Thận trọng với bệnh nhân bị suy giảm hoạt động tuyến giáp hoặc nhược cơ.
- Thận trọng với người bệnh bị lao tiến triển, Herpes simplex mắt, suy tim sung huyết, tăng huyết áp, động kinh, suy gan, suy thận nặng, loãng xương,…
- Chế phẩm có chứa Lactose, thận trọng cho người mắc các rối loạn di truyền về dung nạp Glucose, thiếu hụt Lactase, rối loạn hấp thu Glucose – Galactose.
Những thông tin về thuốc Mekocetin được cung cấp ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất thì hãy kết hợp bổ sung chế độ luyện tập và ăn uống khoa học.
Nguồn tham khảo
↑1 | Theo Bộ Y Tế và Cục quản lý dược Drugbank.vn, “Thông tin về thuốc Mekocetin”, tra cứu tại: https://drugbank.vn/thuoc/Mekocetin&VD-32144-19, Truy cập ngày 31/03/2022 |
---|---|
↑2 | Theo Wikipedia, “Hoạt chất Betamethasone”, tra cứu tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/Betamethasone, Truy cập ngày 31/03/2022 |
↑3 | Tham khảo tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Mekocetin |
Chưa có đánh giá nào.