Parokey 20mg giá bao nhiêu? Có tác dụng gì? Dùng lâu có sao không?
Trầm cảm là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị. Parokey là một thuốc dùng để điều trị trầm cảm giúp làm giảm nguy cơ tử vong liên quan đến căn bệnh này. Tuy nhiên nó cũng đem lại nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Để hiểu rõ hơn về Parokey, hãy cùng Nhà thuốc Việt Pháp 1 theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Parokey là thuốc gì?
Parokey là một thuốc thuộc nhóm thuốc chống trầm cảm được biết đến như là một chất SSRI (ức chế thu hồi chọn lọc serotonin). Parokey giúp nhiều người phục hồi sau trầm cảm và nó có ít tác dụng không mong muốn hơn so với các loại thuốc chống trầm cảm hay dùng trước kia.
Parokey là sản phẩm của Việt Nam, được sản xuất và đăng ký bởi Công ty CP Dược phẩm Đạt Vi Phú (DAVIPHARM) có địa chỉ ở thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Số đăng ký: VD-28478-17.
Parokey được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, viên nén dài, màu trắng, hai mặt trơn. Sản phẩm được đóng gói trong hộp 3 vỉ x 10 viên hoặc 6 vỉ x 10 viên.
\Thuốc Parokey 20mg giá bao nhiêu?
Thuốc Parokey 20mg đang được bán trên thị trường với giá bán rơi vào khoảng 150.000 đồng cho 1 hộp 30 viên. Tuy nhiên giá bán có thể có sự sai lệch không đáng kể giữa các địa điểm kinh doanh.
Mua Parokey 20mg chính hãng ở đâu?
Hiện nay thuốc Parokey 20mg đang được bán tại Nhà thuốc Việt Pháp 1, bạn có thể mua hàng tại đây qua địa chỉ: Quầy 102 tầng 1 – 168 Ngọc Khánh, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội (Xem bản đồ). Ngoài ra khi mua hàng tại đây các bạn còn được tư vấn miễn phí bởi đội ngũ dược sĩ có chuyên môn trong suốt quá trình sử dụng thuốc bằng cách gọi đến số: 0962.260.002.
Nhà thuốc cam kết đem đến cho khách hàng sản phẩm chính hãng, 100% nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Thành phần của Parokey
Mỗi viên nén bao phim Parokey có chứa thành phần chính là Paroxetin hydrochlorid hemihydrat tương đương với Paroxetin hàm lượng 20mg.
Ngoài ra còn có các tá dược khác vừa đủ 1 viên: Dicalci phosphate khan, cellulose vi tinh thể, polyethylene glycol 4000, polysorbat 80, dầu thầu dầu, acid citric, crospovidon, natri starch glyconat, magnesi stearat, titan dioxyd, HPMC E6.
Tác dụng
Cơ chế tác dụng của thuốc
Nồng độ hormon Serotonin thấp được cho là nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm. Paroxetin là một chất ức chế chọn lọc sự tái hấp thu 5-hydroxytryptamine (5HT, serotonin), do đó nó có tác dụng chống trầm cảm hiệu quả trong điều trị rối loạn lo âu chung, rối loạn lo âu xã hội/chứng sợ xã hội, rối loạn hoảng sợ, rối loạn căng thẳng sau chấn thương và rối loạn ám ảnh cưỡng bức.
Paroxetin không liên quan về mặt hóa học với các thuốc chống trầm cảm 3 vòng, 4 vòng hay các thuốc chống trầm cảm khác.
Paroxetin có ái lực thấp với các thụ thể muscarinic cholinergic và đặc tính kháng cholinergic yếu khi được nghiên cứu trên động vật.
Trái ngược với thuốc chống trầm cảm 3 vòng, Paroxetin có ái lực nhỏ với các receptor của hệ adrenergic như alpha 1, alpha 2, beta hay receptor dopamin (D2), các receptor 5-HT2, histamin (H1) hay receptor giống 5-HT1.
Tác dụng dược lực học
Trong điều trị rối loạn trầm cảm, Paroxetin có hiệu quả tương đương với các thuốc chống trầm cảm tiêu chuẩn.
Paroxetin không làm suy giảm chức năng tâm thần vận động và không làm tăng tác dụng trầm cảm của ethanol.
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy, Paroxetin gây ra các triệu chứng kích thích thụ thể 5-HT quá mức nếu trước đó đã dùng chất ức chế monoamine oxidase (IMAO) hoặc tryptophan. Paroxetin cũng được dung nạp tốt bởi hệ tim mạch, do đó mà nó không gây ra những thay đổi đáng kể về mặt lâm sàng đối với huyết áp, nhịp tim và điện tâm đồ sau khi dùng cho người khỏe mạnh.
Chỉ định
Parokey được chỉ định dùng để điều trị những trường hợp sau [1]:
- Bệnh trầm cảm.
- Rối loạn lo âu.
- Rối loạn hoảng sợ.
- Rối loạn xã hội (ám ảnh sợ xã hội).
- Rối loạn sau chấn thương tâm lý.
- Rối loạn ám ảnh cưỡng bức.
Parokey có tốt không?
Hiệu quả của Paroxetin đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu với các chỉ định khác nhau. Hiện tại, Paroxetin đã được FDA chấp nhận các chỉ định đối với chứng rối loạn trầm cảm nặng, ám ảnh sợ xã hội, rối loạn lo âu và bốc hỏa.
Hiệu quả lâu dài của Paroxetine trong bệnh trầm cảm, trong điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế hay rối loạn hoảng sợ đã được chứng minh trong các nghiên cứu duy trì lần lượt là 52 tuần, 24 tuần và 24 tuần.
Tuy nhiên, Paroxetin cũng gây ra nhiều các tác dụng phụ, có cả những tác dụng phụ nghiêm trọng, do đó cần sử dụng một cách vô cùng thận trọng.
Cách dùng – Liều dùng của Parokey
Cách dùng
Parokey được khuyến cáo uống 1 lần/ngày vào buổi sáng cùng với thức ăn và nên nuốt cả viên thuốc chứ không nên nhai, bẻ hay nghiền.
Liều dùng
Liều dùng khởi đầu và duy trì của thuốc phụ thuộc vào từng bệnh của bệnh nhân. Bệnh nhân cần thực hiện chính xác liều dùng đúng như hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
– Điều trị trầm cảm
- Liều khởi đầu được khuyến cáo là 20mg/ngày.
- Sự cải thiện của bệnh nhân có thể bắt đầu sau 1 tuần nhưng cũng có thể cải thiện tốt hơn từ tuần điều trị thứ 2. Liều lượng nên được xem xét và điều chỉnh nếu cần thiết trong vòng 3-4 tuần sau khi bắt đầu điều trị và đánh giá về mặt lâm sàng.
- Với những bệnh nhân không đáp ứng với liều 20mg, có thể tăng thêm mỗi 10mg/lần đến liều tối đa là 50mg/ngày.
– Điều trị rối loạn lo âu
- Liều khởi đầu được khuyến cáo là 20mg/ngày.
- Nếu sau vài tuần điều trị mà bệnh nhân đáp ứng không đủ với liều 20mg/ngày thì có thể tăng liều dần dần mỗi lần tăng thêm 10mg cho đến liều tối đa là 50mg/ngày. Việc sử dụng thuốc lâu dài cần được đánh giá thường xuyên.
– Điều trị rối loạn hoảng sợ
- Liều khởi đầu khuyến cáo là 10mg/ngày. Sau ít nhất 1 tuần, nếu bệnh nhân không đáp ứng có thể tăng dần mỗi lần 10mg đến liều tối đa là 40mg/ngày.
– Điều trị rối loạn xã hội
- Liều khởi đầu được khuyến cáo là 20mg/ngày.
- Nếu sau vài tuần điều trị mà bệnh nhân đáp ứng không đủ với liều 20mg/ngày thì có thể tăng liều dần dần mỗi lần tăng thêm 10mg cho đến liều tối đa là 50mg/ngày. Việc sử dụng thuốc lâu dài cần được đánh giá thường xuyên.
– Điều trị rối loạn sau chấn thương tâm lý:
- Liều khởi đầu được khuyến cáo là 20mg/ngày.
- Nếu sau vài tuần điều trị mà bệnh nhân đáp ứng không đủ với liều 20mg/ngày thì có thể tăng liều dần dần mỗi lần tăng thêm 10mg cho đến liều tối đa là 50mg/ngày. Việc sử dụng thuốc lâu dài cần được đánh giá thường xuyên.
– Điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng bức
- Liều khởi đầu được khuyến cáo là 20mg/ngày, sau ít nhất 1 tuần có thể tăng liều mỗi lần 10mg đến liều khuyến cáo là 40mg/ngày. Liều tối đa có thể dùng là 60mg/ngày.
Trên các đối tượng đặc biệt
- Người cao tuổi: Liều dùng khởi đầu tương đương với liều của người lớn, tuy nhiên liều tối đa không được vượt quá 40mg/ngày.
- Trẻ em và thanh thiếu niên: Không nên dùng với các trẻ dưới 18 tuổi vì chưa có đủ chứng minh về hiệu quả cũng như độ an toàn trên các đối tượng này.
- Bệnh nhân suy gan/suy thận: Nồng độ paroxetin trong huyết tương tăng khi bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 30 mL/phút) hoặc ở bệnh nhân suy gan. Do có cần giảm liều cho những bệnh nhân này. Liều tối đa được dùng trên các bệnh nhân này là 20mg/ngày.
Làm gì nếu muốn ngừng thuốc?
Việc ngừng thuốc Parokey đột ngột có thể dẫn đến nguy cơ hội chứng cai thuốc. Do đó bệnh nhân không được tự ý ngừng thuốc, nếu muốn ngừng thì cần thông báo trước cho bác sĩ.
Để làm giảm hội chứng cai thuốc, cần giảm liều từ từ. Có thể giảm dần 10mg Parokey mỗi tuần. Nếu các triệu chứng của hội chứng cai thuốc vẫn không dung nạp sau khi giảm liều hoặc khi ngừng điều trị thì có thể xem xét tiếp tục dùng lại liều bác sĩ đã kê trước đó. Sau đó mới xem xét tiếp tục giảm liều nhưng với mức độ giảm từ từ hơn.
Tác dụng không mong muốn của Parokey
Giống như các thuốc khác, Parokey cũng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn nhưng không phải ai cũng gặp phải. Các tác dụng phụ này có thể dần dần được cải thiện khi bạn đã quen với thuốc.
– Các tác dụng không mong muốn thường gặp có thể là:
- Buồn nôn, tiêu chảy
- Đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi
– Những tác dụng phụ nghiêm trọng hơn nhưng cũng ít gặp hơn:
Phải ngưng thuốc và liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất nếu bạn gặp phải:
- Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng như phát ban đỏ, sưng mí mắt, mặt, môi miệng hoặc lưỡi, cảm thấy khó thở, khó nuốt và cảm thấy yếu hoặc mất ý thức.
- Khi có những phát ban trên da nghiêm trọng: Xuất hiện các vết tròn mụn nước trên bàn tay, bàn chân, thậm chí có thể trên một vùng da rộng.
Thông báo ngay với bác sĩ nếu gặp các triệu chứng sau:
- Chảy máu bất thường như nôn ra máu, phân hoặc nước tiểu có máu, chảy máu nướu hoặc mũi; xuất hiện các vết bầm tím.
- Nhức đầu liên tục, lú lẫn hoặc suy nhược kéo dài hoặc chuột rút thường xuyên.
- Có suy nghĩ về hành động tự làm hại bản thân hoặc muốn tử tự.
- Bồn chồn hoặc ngồi không yên.
- Mờ mắt.
Cần làm gì khi gặp các tác dụng không mong muốn
Dưới đây là một số biện pháp để khắc phục một số tác dụng phụ do thuốc gây ra[2]:
- Nếu cảm thấy buồn nôn, hãy nhớ uống Parokey cùng thức ăn hoặc ngay sau khi ăn nhé.
- Nếu bạn cảm thấy nhức đầu, hãy nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Không nên uống quá nhiều rượu. Triệu chứng nhức đầu thường biến mất sau tuần đầu tiên dùng Parokey, do đó khi triệu chứng này kéo dài hơn 1 tuần hoặc nghiêm trọng thì hãy thông báo ngay với bác sĩ.
- Nếu bạn bị mất ngủ: Hãy nhớ là uống Parokey vào buổi sáng.
- Nếu gặp tiêu chảy, hãy uống nhiều nước hoặc các chất lỏng khác để tránh mất nước. Bạn không nên dùng bất cứ thuốc nào để điều trị tiêu chảy mà hãy thông báo với bác sĩ hoặc dược sĩ về triệu chứng này.
- Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, hãy dừng công việc đang làm và ngồi hoặc nằm xuống nghỉ ngơi cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn. Không được uống rượu vì nó sẽ làm tình trạng này nặng lên. Không nên lái xe hoặc vận hành máy móc nếu bạn mệt mỏi. Nếu các triệu chứng này không biến mất sau 1 – 2 tuần, hãy thông báo với bác sĩ.
Chống chỉ định
Không dùng Parokey cho những trường hợp sau:
- Mẫn cảm với Paroxetin hay bất cứ thành phần nào trong thuốc.
- Đang sử dụng các chất ức chế monoamine oxidase (IMAO). Điều trị bằng Parokey có thể được bắt đầu sau 2 tuần ngừng IMAO và cần ngừng Parokey ít nhất 1 tuần trước khi bắt đầu điều trị bằng bất kỳ IMAO nào.
- Không được dùng Parokey khi đang dùng Thioridazine hoặc Pimozide.
Phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú có dùng được không?
Nếu bạn đang mang thai, nghi ngờ mình mang thai hoặc có ý định có thai hay đang cho con bú, hãy thông báo tính trạng của mình với bác sĩ trước khi dùng Parokey.
Phụ nữ có thai
Một số nghiên cứu dịch tễ học cho thấy tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh đặc biệt là đối với hệ tim mạch liên quan đến việc sử dụng Paroxetin trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bệnh trầm cảm của bạn không được điều trị trong thời kỳ mang thai, nó cũng có thể làm tăng nguy cơ gặp một số vấn đề. Do đó nếu bạn mang thai hãy thông báo với bác sĩ để bác sĩ cân nhắc lựa chọn các phương pháp điều trị thay thế hoặc giảm liều thuốc cho bạn. Nếu bạn đang dùng thuốc mà biết mình mang thai thì không được ngưng thuốc đột ngột mà cần thông báo ngay cho bác sĩ.
Khi người mẹ dùng thuốc trong giai đoạn sau của thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng cuối, cần theo dõi trẻ sơ sinh. Các triệu chứng có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh sau khi mẹ sử dụng Paroxetin trong giai đoạn sau của thai kỳ là: suy hô hấp, tím tái, ngừng thở, co giãn, thân nhiệt không ổn định, khó bú, nôn, hạ đường huyết, quấy khóc liên tục, buồn ngủ hoặc khó ngủ. Khi gặp các triệu chứng này, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để lấy lời khuyên.
Phụ nữ đang cho con bú
Paroxetin có thể được bài tiết vào sữa mẹ nhưng một một lượng khó nhỏ. Tuy nhiên không dự đoán trước được có tác dụng trên trẻ bú mẹ không, do đó bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ để cân nhắc lợi ích và nguy cơ trong trường hợp này.
Ảnh hưởng của thuốc Parokey lên khả năng sinh sản
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy Paroxetin có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Tuy nhiên cho đến nay, ảnh hưởng của thuốc đến khả năng sinh sản của con người vẫn chưa được quan sát.
Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Các kinh nghiệm trên lâm sàng cho thấy việc điều trị bằng Paroxetin không liên quan đến suy giảm chức năng nhận thức hay tâm thần vận động. Tuy nhiên, bệnh nhân nên được cảnh báo và cần phải sử dụng thận trọng nếu lái xe hay vận hành máy móc.
Tương tác thuốc
Parokey có nhiều tương tác thuốc có thể xảy ra ảnh hưởng đến tác dụng phụ hoặc giảm liều hiệu quả khi dùng các thuốc này với nhau. Do đó, hãy nói với bác sĩ những thuốc bạn đang dùng để tránh những bất lợi có thể xảy ra nhé.
Các thuốc cần tránh dùng đồng thời bao gồm:
- Các thuốc chống serotonergic: L-tryptophan, triptans, tramadol, linezolid, methylthioninium chloride (xanh methylen), SSRIs, lithium, pethidine và các chế phẩm chứa St. John’s Wort – Hypericum perforatum. Cần thận trọng khi sử dụng fentanyl để giảm đau hoặc sử dụng trong gây mê.
- Pimozide: Do chỉ số điều trị hẹp và khả năng kéo dài khoảng QT của Pimozide nên chống chỉ định sử dụng đồng thời cùng Paroxetin.
- Các thuốc cảm ứng hoặc ức chế enzym: Cần chỉnh liều lượng của Parokey trong và sau khi sử dụng đồng thời cùng cấc thuốc cảm ứng hay ức chế enzym.
- Thuốc chẹn thần kinh cơ: SSRI có thể kéo dài tác dụng ngăn chặn thần kinh cơ của Mivacurium và Suxamethonium.
- Fosamprenavir/Ritonavir
- Procyclidine
- Các thuốc chống co giật: Carbamazepine, Natri valproate, Phenytoin
- Các thuốc chống đông máu đường uống: Tương tác dược lực học có thể xảy ra dẫn đến tăng hoạt tính chống đông máu và tăng nguy cơ xuất huyết của các thuốc chống đông, do đó cần sử dụng thận trọng khi sử dụng đồng thời các thuốc này với nhau.
- NSAID, Aspirin và các thuốc chống kết tập tiểu cầu khác: Sử dụng đồng thời Parokey có thể tăng nguy cơ xuất huyết.
- Pravastatin: Sử dụng đồng thời 2 thuốc có thể làm tăng đường huyết. Bệnh nhân đái tháo đường cần điều chỉnh liều nếu sử dụng cùng 2 thuốc này.
- Tránh sử dụng rượu khi đang sử dụng Parokey.
Xử trí khi quên liều hoặc quá liều
Quá liều
Đừng bao giờ uống quá liều mà bác sĩ kê đơn cho bạn vì nó có thể gây nguy hiểm cho bạn. Khi sử dụng quá liều, bạn sẽ xuất hiện các triệu chứng giống với tác dụng không mong muốn của thuốc hoặc sốt và co thắt không tự chủ. Trong những trường hợp này, hãy gọi ngay cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Quên liều
Khi bạn quên một liều, nếu bạn nhớ ra vào thời điểm trước khi đi ngủ thì hãy uống ngay và thực hiện các liều tiếp theo giống với như lịch thường ngày của bạn. Còn nếu bạn nhớ ra mình quên thuốc vào ban đêm hoặc ngày tiếp theo thì hãy bỏ qua liều đã quên và dùng thuốc như lịch bình thường. Tuyệt đối không được dùng gấp đôi liều để bù vào liều đã quên.
Lưu ý khi sử dụng
- Trầm cảm có liên quan đến việc tăng nguy cơ suy nghĩ tự tử hoặc tự làm hại bản thân. Nguy cơ này vẫn có thể tồn tại cho đến khi bệnh thuyên giảm đáng kể. Sự cải thiện có thể vẫn chưa xuất hiện trong vài tuần đầu điều trị, do đó bệnh nhân vẫn cần được theo dõi chặt chẽ về các hành vi cho đến khi sự cải thiện bệnh xảy ra. Nguy cơ tự tử có thể tăng lên trong giai đoạn đầu của quá trình phục hồi.
- Cần sử dụng thuốc thận trọng trên bệnh nhân suy gan, suy thận, bệnh nhân có tiền sử hưng cảm, bệnh nhân tiểu đường, bệnh nhân động kinh, bệnh nhân tăng nhãn áp góc hẹp hoặc có tiền sử bệnh tăng nhãn áp.
- Ngừng thuốc nếu bệnh nhân lên cơn co giật và thông báo lại ngay với bác sĩ.
- Cần có các biện pháp phòng ngừa trên những bệnh nhân có bệnh lý về tim mạch.
- Thận trọng với những bệnh nhận có nguy cơ hạ natri máu.
- Thuốc có chứa Polysorbat 80 có thể gây dị ứng, dầu thầu dầu có thể gây buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy.
- Cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng, bảo quản ở nhiệt độ không quá 30 độ C. Không để thuốc trong tầm với của trẻ.
Hy vọng bài giúp trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thuốc Parokey cũng như biết cách sử dụng thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất đồng thời biết cách xử lý khi gặp phải các tác dụng ngoài ý muốn.
Nguồn tham khảo
↑1 | Theo EMC, “Chỉ định điều trị của Paroxetine 20 mg”, xem chi tiết tại: https://www.medicines.org.uk/emc/product/8486/smpc, Truy cập ngày 31/10/2021 |
---|---|
↑2 | Tham khảo thêm tại nhs.uk, “Làm thế nào để đối phó với các tác dụng phụ?”, xem tại: https://www.nhs.uk/medicines/paroxetine/, Truy cập ngày 31/10/2021 |
Chưa có đánh giá nào.