Danh mục | Insulin và các thuốc chống đái tháo đường |
Xuất xứ | Ấn Độ |
Công ty sản xuất | Wockhardt Limited |
Công ty đăng ký | Wockhardt Ltd |
Số đăng ký | VN-10629-10 |
Dạng bào chế | Thuốc tiêm |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 ống 3ml |
Bút tiêm Glaritus giá bao nhiêu? Là thuốc gì? Cách sử dụng?
Bút tiêm Glaritus là thuốc gì?
Glaritus [1] là thuốc kê đơn dạng bút tiêm có tác dụng kiểm soát chứng tăng glucose máu ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 hoặc tuýp 2.
- Công ty sản xuất: Wockhardt Limited, địa chỉ tại Bio Tech Park H-14/2, MIDC Waluj, Aurangabad-431136 India.
- Công ty đăng ký: Wockhardt Ltd.. địa chỉ tại Wockhardt Towers, Bandra-Kurla Complex, Bandra (East) Mumbai 400 051 India
- Số đăng ký: VN-10629-10.
- Dạng bào chế: Thuốc tiêm.
- Quy cách đóng gói: Hộp 1 ống 3ml.
- Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất được in trên bao bì của thuốc Glaritus.
Bút tiêm Glaritus giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Để biết thêm thông tin về Glaritus 100iu ml x 3ml giá bán cụ thể, quý khách vui lòng liên hệ với nhà thuốc.
Thuốc Glaritus hiện nay được bán tại Nhà Thuốc Việt Pháp 1. Quý khách đến mua thuốc Glaritus trực tiếp tại Nhà thuốc tại địa chỉ: Quầy 102 tầng 1 – 168 Ngọc Khánh, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội (Xem bản đồ).
Hãy liên hệ đến hotline của Nhà thuốc: 0962.260.002 để nhận tư vấn từ đội ngũ dược sĩ của nhà thuốc khi quý khách có mong muốn đặt hàng online hoặc có bất kỳ thắc mắc về cách sử dụng thuốc Glaritus
Thành phần
Thành phần có trong thuốc tiêm Glaritus:
- Hoạt chất Insulin Glargine hàm lượng 300 IU.
- Các tá dược khác: Kẽm clorid, m-Cresol, Glycerol, Natri hydroxid, HCl, nước cất pha tiêm.
Chỉ định của thuốc Glaritus
Bút tiêm Glaritus 100iu/ml x 3ml được chỉ định kiểm soát chứng tăng glucose máu ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 hoặc tuýp 2. Thuốc có thể được sử dụng cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên.
Chống chỉ định
Chống chỉ định sử dụng thuốc này với bệnh nhân quá mẫn với Insulin Glargine hoặc bất kỳ tá dược nào có trong thuốc.
Cách sử dụng bút tiêm Glaritus 100iu/ml x 3ml
Cách dùng
- Thuốc dùng dạng tiêm dưới da một lần mỗi ngày, có thể được sử dụng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhưng cần tiêm vào cùng một giờ mỗi ngày. Lưu ý rằng không được tiêm thuốc này qua đường tĩnh mạch.
- Insulin thường được tiêm vào các vùng da như bụng, đùi, mông hoặc vùng cơ bắp trên cánh tay.
- Bác sĩ điều trị cần xác định và điều chỉnh liều Insulin Glargine, cũng như thời gian sử dụng thuốc, tùy theo mức đường huyết mong muốn và tình trạng của từng bệnh nhân.
- Khi sử dụng Insulin, điều quan trọng là phải chọn ống tiêm có thang đo phù hợp với liều lượng mong muốn, chẳng hạn như U-40. Việc sử dụng ống tiêm không phù hợp có thể dẫn đến sai sót trong việc xác định liều, gây ra những vấn đề nghiêm trọng như hạ glucose nặng.
Hướng dẫn sử dụng bút tiêm glaritus
- Trước khi lắp ống thuốc vào dụng cụ bơm theo hướng dẫn sử dụng của Glaritus, cần kiểm tra ống thuốc sau khi tháo khỏi hộp niêm phong xem có dấu hiệu kết tinh, vón cục hoặc thay đổi màu sắc. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, hãy loại bỏ và sử dụng ống thuốc mới.
- Sau khi gắn kim vào bơm tiêm, điều chỉnh 2 đơn vị trên thước chọn liều để loại bỏ không khí có thể còn bên trong kim.
- Vệ sinh tay và làm sạch vùng da cần tiêm bằng cồn.
- Kéo nhẹ vùng da, đâm kim tiêm theo hướng dẫn của bác sĩ, duy trì trong 5 giây rồi rút kim tiêm. Lưu ý không xoa vào vùng tiêm để tránh thuốc trào ra.
Liều dùng
- Liều khởi đầu của Insulin Glargine cần được điều chỉnh theo mức đường huyết mong muốn của từng bệnh nhân. Khi chuyển từ phác đồ insulin tác dụng trung gian hoặc kéo dài sang Insulin Glargine, có thể cần điều chỉnh liều insulin tác dụng nhanh hoặc ngắn, cũng như liều các thuốc điều trị đái tháo đường khác.
- Liều Insulin trung bình hàng ngày để duy trì điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường type 1 thường dao động từ 0.5 đến 1.0 đơn vị quốc tế (ĐVQT) mỗi kg trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân có tình trạng kháng Insulin, nhu cầu về Insulin hàng ngày có thể cao hơn nhiều.
- Ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, nhu cầu Insulin thường thấp hơn, dao động khoảng 0.3-0.6 đơn vị quốc tế (ĐVQT) mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Liều Insulin có thể cần được điều chỉnh nếu bệnh nhân thay đổi mức độ hoạt động thể chất, chế độ ăn uống, cân nặng hoặc lối sống, vì những yếu tố này có thể làm thay đổi độ nhạy cảm với glucose và dẫn đến sự thay đổi trong mức đường huyết, bao gồm cả tình trạng tăng hoặc giảm glucose máu.
Tác dụng không mong muốn của Glaritus bút tiêm
Trong quá trình sử dụng thuốc Glaritus, người dùng có thể gặp một số tác dụng không móng muốn như sau:
- Hạ glucose máu là triệu chứng thường gặp nhất. Phác đồ sử dụng Insulin Glargine có tần suất xuất hiện triệu chứng này ít hơn nhiều so với phác đồ điều trị có NPH Insulin.
- Ngoài ra, một số tác dụng phụ khác gồm phù, đỏ, sưng, ngứa, teo mô mỡ tại vị trí tiêm, nổi mề đay, sưng, viêm, kháng insulin.
Tương tác thuốc
- Những thuốc làm tăng tác dụng hạ glucose máu: thuốc ức chế men chuyển, thuốc chống đái tháo đường dạng uống, perhexiline, pentoxifylline, disopyramide, fluoxetine, fibrat, dextropropoxyphene salicylat, thuốc ức chế MAO, kháng sinh sulfonamide.
- Những thuốc làm giảm tác dụng hạ glucose máu: corticosteroid, diazoxide, danazol, thuốc uống ngừa thai, thuốc lợi tiểu, các dẫn xuất phenothiazine, isoniazid, glucagon, somatotrophin, những thuốc cường giao cảm (như epinephrine, terbutaline, salbutamol), các hormon tuyến giáp, olanzapine, clozapine.
- Một số thuốc chẹn beta, muối lithium, clonidine và rượu có thể tăng cường hoặc làm giảm tác dụng hạ glucose máu của Insulin. Pentamidine có thể gây hạ đường huyết, đôi khi sau đó là tăng đường huyết. Các thuốc hủy giao cảm như chẹn beta, clonidine, guanethidine và reserpine có thể làm giảm hoặc làm mất các dấu hiệu phản ứng ngược adrenergic[2].
Quá liều và cách xử trí
Triệu chứng
Quá liều Insulin Glaritus có thể dẫn đến triệu chứng hạ glucose máu lâu dài, đôi khi có thể dẫn đến tử vong.
Cách xử trí
- Các cơn hạ glucose máu nhẹ thường có thể được điều trị bằng cách uống glucose hoặc các carbohydrate, điều chỉnh chế độ ăn, liều thuốc hoặc tập thể dục.
- Các cơn hạ glucose máu nặng, có thể kèm theo hôn mê, co giật hoặc suy giảm chức năng thần kinh, có thể được điều trị bằng cách tiêm glucagon vào cơ hoặc dưới da, hoặc tiêm glucose nồng độ cao vào tĩnh mạch.
- Sau khi phục hồi khỏi hạ glucose máu, bệnh nhân có thể cần tiếp tục theo dõi và bổ sung carbohydrate để ngăn ngừa tái phát.
Lưu ý trong quá trình sử dụng Insulin Glaritus
- Bệnh nhân đái tháo đường nên luôn mang theo một số thực phẩm chứa đường như cục đường, nước ép trái cây, kẹo, bánh. Ngoài ra, cần điều chỉnh liều sử dụng thuốc, chế độ ăn uống hoặc mức độ tập luyện khi cần thiết.
- Insulin Glargine không được tiêm tĩnh mạch. Việc tiêm liều thông thường dành cho tiêm dưới da vào tĩnh mạch có thể gây hạ glucose máu nghiêm trọng.
- Insulin Glargine không phải là loại insulin được ưu tiên trong điều trị toan huyết ceton do đái tháo đường.
- Nhu cầu insulin ở những người bị suy thận có thể giảm.
- Ở bệnh nhân suy gan nặng, nhu cầu Insulin có thể giảm do khả năng tạo glucose mới và chuyển hóa insulin bị suy giảm.
- Bệnh nhân nên được đo hemoglobin glycosyl hóa (HbA1c) định kỳ để theo dõi và kiểm soát mức đường huyết lâu dài.
- Thận trọng khi sử dụng Insulin Glargine cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
- Chứng hạ glucose máu có thể làm giảm khả năng tập trung và phản ứng của bệnh nhân. Vì vậy, những người lái xe và vận hành máy móc nên thận trọng khi sử dụng thuốc Glaritus.
- Bảo quản thuốc ở nhiệt độ từ 2°C đến 8°C, tránh ánh sáng trực tiếp và không được đông lạnh. Khi sử dụng, không để thuốc ở nhiệt độ trên 25°C. Dụng cụ bơm chứa ống thuốc không nên được bảo quản trong tủ lạnh.
- Nếu không có tủ lạnh, ống thuốc Insulin Glargine đang sử dụng có thể được bảo quản ngoài tủ lạnh trong tối đa 28 ngày, miễn là tránh nhiệt và ánh sáng trực tiếp, và nhiệt độ không vượt quá 25°C. Sau 28 ngày, ống thuốc không được bảo quản trong tủ lạnh cần phải bỏ đi.
- Không nên trộn hoặc pha loãng Insulin Glargine với bất kỳ loại insulin nào khác, vì điều này có thể làm thay đổi thời gian tác dụng và gây kết tủa.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Glaritus mà Nhà thuốc Việt Pháp 1 muốn chia sẻ với quý độc giả. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích về thuốc Glaritus cho bạn
Nguồn tham khảo
↑1 | Tham khảo thông tin thuốc Glaritus trên Drugbank – Ngân hàng dữ liệu ngành Dược của Bộ Y tế. Link tham khảo: https://drugbank.vn/thuoc/Glaritus&VN-10629-10. Ngày truy cập: 17/11/2024 |
---|---|
↑2 | Tham thảo tương tác thuốc của Insulin tại EMC. Link tham khảo: https://www.medicines.org.uk/emc/product/6901/smpc. Ngày truy cập: 17/11/2024 |
Chưa có đánh giá nào.