Hiện nay tỷ lệ mắc bệnh về gan mật ở Việt Nam ngày càng tăng cao, nguyên nhân là do ăn phải các loại thực phẩm bị ô nhiễm, do môi trường sống bẩn,…. Trong điều trị các bệnh về gan mật, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc Philurso. Vậy Philurso là thuốc gì? Được sử dụng để làm gì? Giá bán bao nhiêu? Những thông tin chi tiết về Philurso sẽ được Nhà thuốc Việt Pháp 1 cung cấp trong bài viết dưới đây.
Philurso là thuốc gì?
Philurso là một nhóm thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về gan mật được sản xuất bởi Công ty TNHH Phil Inter Pharma. Philurso hiện đang lưu hành trên thị trường Việt Nam với số đăng ký là VD-25044-16.
Philurso [1] được bào chế dưới dạng viên nang mềm và đóng trong hộp 12 vỉ, mỗi vỉ 5 viên.
Thành phần của Philurso
Mỗi viên nang mềm Philurso chứa 3 hoạt chất chính với hàm lượng như sau:
- 50mg Acid ursodeoxycholic.
- 10mg Thiamin nitrat (vitamin B1).
- 5mg Riboflavin (vitamin B2).
Ngoài ra, viên còn có các tá dược khác vừa đủ 1 viên gồm: Dầu đậu nành, dầu lecithin, dầu cọ, sáp ong trắng, gelatin, glycerin đậm đặc, D-sorbitol 70%, ethyl vanillin, brilliant blue FCF, tartrazin, sunset yellow FCF, titan dioxyd, nước tinh khiết.
Thuốc Philurso giá bao nhiêu?
Thuốc Philurso hiện đang được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc với giá khá hợp lý, chỉ với 420.000 đồng/ 1 hộp 12 vỉ, mỗi vỉ 5 viên.
Mua thuốc Philurso ở đâu?
Bạn có thể mua thuốc Philurso tại nhà thuốc Việt Pháp 1 theo 2 hình thức:
- Mua trực tiếp tại nhà thuốc Việt Pháp 1, địa chỉ: Quầy 102 tầng 1 – 168 Ngọc Khánh, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội (Xem bản đồ).
- Mua online tại nhà bằng cách liên hệ hotline 0962.260.002 để được tư vấn về sản phẩm và được hướng dẫn đặt mua. Hiện nay nhà thuốc đang hỗ trợ miễn phí giao hàng trên toàn quốc.
Về chất lượng sản phẩm thì nhà thuốc Việt Pháp 1 cam kết hàng chính hãng, 100% có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và nếu phát hiện hàng kém chất lượng nhà thuốc sẽ hoàn tiền 100%.
Tác dụng của Philurso
Với 3 hoạt chất chính, Philurso có những tác dụng sau:
- Ức chế gan tổng hợp và bài tiết cholesterol, đồng thời cũng ức chế hấp thu cholesterol ở ruột.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, xơ gan.
- Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tình trạng mỡ máu, sỏi mật.
Chỉ định
Philurso được chỉ định dùng cho các đối tượng sau:
- Mắc các bệnh về gan: Gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm gan siêu vi.
- Bệnh nhân có sỏi mật hoặc có nhiều cholesterol trong máu.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng: Uống viên nang cùng với nước sau bữa ăn.
Liều dùng: Người lớn uống 3 lần/ngày, mỗi lần 1 viên.
Tác dụng phụ
Giống như bất cứ thuốc nào, Philurso cũng có thể có các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc, tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng gặp phải.
Philurso rất hiếm khi gặp các tác dụng phụ, nếu có thường chỉ là rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, phân nhão.
Các vitamin tan trong nước được thải trừ nhanh chóng qua nước tiểu nên hầu hết không gây độc khi sử dụng trong liều quy định.
Chống chỉ định
Philurso chống chỉ định với các đối tượng sau:
- Phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú.
- Quá mẫn với bất cứ thành phần nào có trong thuốc.
- Bệnh nhân có các bệnh đường mật như tắc đường mật, viêm túi mật, ứ mật…
- Bệnh gan nặng, bệnh gan cấp tính.
Philurso có tương tác thuốc không?
Sự tương tác thuốc có thể làm giảm hiệu quả hoặc tăng độc tính của các thuốc dùng cùng, vì thế người dùng nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ những thuốc đang dùng trước khi sử dụng Philurso để tránh tương tác thuốc có thể xảy ra.
Một số tương tác thuốc có thể xảy ra với Philurso:
- Nhựa gắn acid mật như cholestyramin, colestipol hay một số antacid như nhôm hydroxyd có thể ức chế sự hấp thu Philurso, vì thế có thể làm giảm hiệu quả của Philurso. Nếu cần thiết phải sử dụng, nên uống cách ít nhất 2 giờ trước hoặc sau khi dùng Philurso.
- Không nên dùng cùng acid chenodesoxycholic vì trong trường hợp sỏi mật do cholesterol, acid chenodesoxycholic sẽ làm tăng tác dụng của acid desoxycholic.
- Không nên dùng đồng thời các loại thuốc có tác dụng làm tăng đào thải cholesterol trong mật như hormon gây kích dục, thuốc tránh thai, thuốc hạ cholesterol máu.
- Không nên uống rượu hoặc sử dụng probenecid cùng Philurso vì rượu và probenecid làm giảm hấp thu riboflavin ở ruột và dạ dày.
Có sử dụng được Philurso trên phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú không?
Phụ nữ có thai
Chưa có một dữ liệu đầy đủ nào về việc sử dụng acid ursodeoxycholic [2] trên phụ nữ có thai, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên một số nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra tác dụng gây quái thai khi sử dụng acid ursodeoxycholic trong giai đoạn đầu của thai kỳ, vì thế không được sử dụng Philurso cho phụ nữ có thai.
Phụ nữ cho con bú
Không có dữ liệu lâm sàng về độ an toàn của thuốc trên phụ nữ cho con bú, vì thế không nên sử dụng Philurso cho đối tượng này.
Ảnh hưởng của Philurso trên người lái xe và vận hành máy móc
Chưa có một báo cáo nào về ảnh hưởng của Philurso đến khả năng lái xe và vận hành máy móc, vì thế nên thận trọng khi dùng cho các đối tượng này. Nếu xuất hiện các tình trạng buồn ngủ, mệt mỏi thì không nên sử dụng.
Cần lưu ý và thận trọng gì khi sử dụng Philurso
- Không nên dùng Philurso trên các đối tượng là trẻ em.
- Đối với trường hợp bị xơ gan nặng, suy tế bào gan hoặc tắc mật nặng khi bilirubin huyết trên 200 mol/l, cần kiểm tra chức năng gan.
- Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều calo và cholesterol, một chế độ ăn giảm cholesterol sẽ tăng hiệu quả cho Philurso.
- Nên bảo quản thuốc trong hộp kín, ở nhiệt độ không quá 300 độ C và không được sử dụng thuốc khi đã quá hạn sử dụng.
Xử trí khi quá liều
Khi quá liều có thể xuất hiện tiêu chảy, các triệu chứng nghiêm trọng khác rất ít khi xảy ra. Khi xảy ra tiêu chảy thì nên điều trị triệu chứng bằng cách bù nước và điện giải. Nếu cần thiết có thể dùng nhựa trao đổi ion để gắn kết các acid mật trong ruột. Trong trường hợp quá liều, nên theo dõi chức năng gan để đảm bảo không có tổn thương hay suy giảm chức năng gan.
Nguồn tham khảo
↑1 | Theo DrugBank, “Thông tin thuốc Philurso”, xem tại: https://drugbank.vn/thuoc/Philurso&VD-25044-16 (Truy cập ngày 07/8/2021) |
---|---|
↑2 | Theo Medicines.org.uk , ” Ảnh hưởng của acid ursodeoxycholic trong thời kỳ mang thai”, xem tại: https://www.medicines.org.uk/emc/product/1023/smpc#PRECLINICAL_SAFETY (Truy cập ngày 07/08/2021) |
Chưa có đánh giá nào.