Danh mục | Thuốc chống loét dạ dày, tá tràng |
Thương hiệu | Công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc |
Sản xuất | Công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc |
Số đăng ký | VD-25326-16 |
Dạng bào chế | Thuốc bột đông khô pha tiêm |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 lọ bột + 1 ống nước cất tiêm 10ml; hộp 5 lọ đông khô; hộp 10 lọ đông khô. |
Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng bắt nguồn từ các tổn thương viêm loét ở niêm mạc dạ dày và tá tràng, kèm triệu chứng thường gặp là đau thượng vị. Tuy bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có thể chữa khỏi hoàn toàn, song vẫn có những trường hợp bệnh tái phát nhiều lần hoặc phát triển thành mạn tính dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Omevin 40mg là thuốc thường được các bác sĩ kê trong điều trị bệnh lý này. Vậy Omevin 40mg giá bao nhiêu? Mua ở đâu chính hãng? Có tác dụng gì? Hãy cùng Nhà Thuốc Việt Pháp 1 tìm hiểu thông tin về thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng Omevin 40mg trong bài viết dưới đây.
Omevin là thuốc gì?
Omevin 40mg là thuốc kê đơn được chỉ định điều trị các trường hợp viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản. Đồng thời Omevin còn được sử dụng để dự phòng và điều trị các biến chứng loét dạ dày trong hội chứng Zollinger – Ellison.
Một số thông tin về thuốc Omevin [1]:
- Công ty sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc. Địa chỉ: Thôn Mậu Thông, P.Khai Quang, TP. Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam.
- Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc. Địa chỉ: Số 777 đường Mê Linh, Phường Khai Quang, TP. Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam.
- Số đăng ký: VD-25326-16.
- Dạng bào chế: Thuốc bột đông khô pha tiêm.
- Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ bột + 1 ống nước cất tiêm 10ml; hộp 5 lọ đông khô; hộp 10 lọ đông khô.
- Hạn sử dụng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất in trên bao bì của thuốc Omevin 40mg.
Một hộp thuốc Omevin 40mg giá bao nhiêu?
Hiện nay trên thị trường, Omevin giá là 25.000 VNĐ/Hộp 1 lọ bột đông khô pha tiêm + 1 ống nước cất pha tiêm 10ml. Bởi là thuốc kê đơn, Omevin 40mg được bán hầu hết tại các nhà thuốc trên toàn quốc, vì thế bạn có thể tìm mua dễ dàng.
Mua Omevin 40mg ở đâu chính hãng?
Để đảm bảo mua được thuốc Omevin 40mg chính hãng và được cung cấp thông tin chính xác, việc tìm kiếm và lựa chọn mua hàng tại những địa chỉ nhà thuốc uy tín là điều cần thiết. Nhà Thuốc Việt Pháp 1 là một trong những sự lựa chọn hàng đầu và nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng đồng thời cũng là nơi phân phối thuốc Omevin 40mg chính hãng với mức giá ưu đãi.
Địa chỉ: Quầy 102 tầng 1 – 168 Ngọc Khánh, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội (Xem bản đồ).
Nhà thuốc cam kết luôn mang đến cho quý khách hàng tất cả các sản phẩm chính hãng 100%, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, áp dụng các chính sách đổi trả hàng, hỗ trợ phí vận chuyển, giao hàng tận nơi trên toàn quốc,…
Nhân viên nhà thuốc sẵn sàng hướng dẫn cách thức đặt hàng, mua hàng online cũng như thanh toán trực tuyến, đồng thời giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng tại hotline: 09.6226.0002.
Thành phần
Mỗi lọ bột đông khô có chứa:
- Dược chất: Omeprazol natri 42,5mg (tương đương với 40,0mg Omeprazole)
- Tá dược vừa đủ 1 lọ: Mannitol.
Mỗi ống dung môi pha tiêm có chứa:
- Nước cất pha tiêm 10ml.
Cơ chế hoạt động
Hoạt chất chính có trong Omevin 40mg là Omeprazol natri 42,5mg tương đương với 40,0mg omeprazol.
Omeprazol [2] là chất có tác dụng ức chế bơm proton chọn lọc và không hồi phục. Nó ngăn chặn sự tiết acid dạ dày bằng cách ức chế đặc hiệu hệ thống H+/K+ – ATPase được tìm thấy ở bề mặt bài tiết của các tế bào thành dạ dày. Bởi vì hệ thống enzym này được coi là máy bơm acid (proton, hoặc H+) trong niêm mạc dạ dày.
Omeprazol ngăn chặn bước cuối cùng trong quá trình tiết acid, do đó ức chế cả sự tiết acid cơ bản và kích thích bất kể tác nhân kích thích. Vì thuốc liên kết không cạnh tranh nên có tác dụng phụ thuộc vào liều lượng.
Các nghiên cứu sơ bộ ở những bệnh nhân bị loét tá tràng hoặc mắc hội chứng Zollinger-Ellison không phát hiện thay đổi niêm mạc, cho thấy Omeprazol có nguy cơ phát triển khối u carcinoid ở liều điều trị. Ở những bệnh nhân bị loét tá tràng, Omeprazole với liều ít nhất 20 mg một lần mỗi ngày, đã tạo ra tỷ lệ lành vết loét từ 60 đến 100% sau 2 tuần và từ 90 đến 100% sau 4 tuần, ngay cả ở những bệnh nhân đề kháng với điều trị bằng thuốc kháng thụ thể H2 [3].
Chỉ định
Thuốc điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng Omevin được chỉ định sử dụng trong những trường hợp sau:
- Bệnh nhân trào ngược dịch dạ dày – thực quản.
- Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày – tá tràng.
- Bệnh nhân mắc hội chứng Zollinger – Ellison.
Chống chỉ định
Thuốc Omevin chống chỉ định ở bệnh nhân quá mẫn với Omeprazole, thuốc thuộc nhóm thay thế của Benzimidazole hoặc với bất kỳ tá dược nào.
Cách dùng và liều dùng
Cách dùng
- Omevin 40mg có thể dùng đường tiêm hoặc tiêm tĩnh mạch.
- Thuốc Omevin sau khi pha trong dung môi được bảo quản tối đa trong vòng 24 giờ ở điều kiện thường.
Liều dùng
- Omeprazol được tiêm tĩnh mạch trong ít nhất 3 phút, liều tương đương 40 mg omeprazol/lần/ngày hoặc truyền tĩnh mạch trong thời gian từ 20 – 30 phút với liều tương đương 40mg omeprazol/lần/ngày.
- Bệnh nhân bị hội chứng Zollinger – Ellison được tiêm tĩnh mạch với các liều cao hơn liều thông thường.
- Với trẻ em: Có thể tiêm tĩnh mạch 500 microgram/kg tới tối đa 20mg ngày 1 lần ở trẻ em từ 1 tháng đến 13 tuổi và có thể tăng lên tới 2 mg/kg tới tối đa 40 mg ngày một lần.
- Ở người cao tuổi: Không cần thiết phải thay đổi liều.
- Ở người suy thận: Sinh khả dụng không thay đổi đáng kể, không cần phải điều chỉnh liều
- Ở người suy gan: Diện tích dưới đường cong tăng đồng thời sự đào thải của thuốc chậm lại. Sử dụng liều 20 mg/lần/ngày.
Quá liều và cách xử lý
Liều tiêm tĩnh mạch trong một lần đạt tới 80 mg, liều tiêm tĩnh mạch trong một ngày đạt tới 200mg và liều 520mg tiêm tĩnh mạch trong 3 ngày thuốc vẫn dung nạp tốt.
Trong thực tế trên thế giới, có thông báo về 2 trường hợp quá liều omeprazol. Bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng chủ yếu là buồn ngủ, nhức đầu (có lẽ do chất chuyển hóa) và tim đập nhanh. Kết quả là cả hai bệnh nhân đều hồi phục, không gặp biến cố gì và cũng không phải điều trị đặc biệt. [4]
Tương tác và tương kỵ của thuốc Omevin 40mg
Tương tác của thuốc Omevin 40mg và các thuốc khác
- Omeprazol không có tương tác quan trọng trên lâm sàng khi được dùng cùng với thức ăn, rượu, amoxicilin, bacampicillin, cafein, lidocain, quinidin hoặc theophylin. Đồng thời thuốc cũng không bị ảnh hưởng do dùng đồng thời metoclopramid.
- Có khả năng làm tăng nồng độ cyclosporin trong máu.
- Hỗ trợ làm tăng tác dụng của kháng sinh diệt trừ Helicobacter pylori.
- Omeprazol cũng ức chế chuyển hóa của các thuốc bị chuyển hóa bởi hệ enzym cytochrom P450 của gan đồng thời làm tăng nồng độ diazepam, phenytoin và warfarin trong máu. Tác động giảm chuyển hóa của diazepam làm cho tác dụng của thuốc kéo dài hơn. Khi sử dụng liều 40 mg/ngày, omeprazol ức chế chuyển hóa của phenytoin và làm tăng nồng độ của phenytoin trong máu, nhưng đối với liều omeprazol 20 mg/ngày thì lại có tương tác yếu hơn nhiều. Tuy Omeprazol ức chế chuyển hóa của warfarin nhưng lại ít ảnh hưởng đến thời gian chảy máu.
- Có tác động làm tăng tác dụng chống đông máu của dicoumarol.
- Làm giảm chuyển hóa của nifedipin ít nhất là 20% đồng thời có thể làm tăng tác dụng của nifedipin.
- Clarithromycin ức chế chuyển hóa của omeprazol từ đó làm cho nồng độ omeprazol tăng cao gấp đôi.
Tương kỵ thuốc của Omevin 40 mg
Để pha được dung dịch tiêm tĩnh mạch, bắt buộc phải pha bột omeprazol với dung môi nước cất pha tiêm hoặc natri clorid 0,9%. Tuyệt đối không được dùng dung môi khác. Không được trộn hoặc pha dung dịch omeprazol để tiêm tĩnh mạch cùng với các dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch khác.
Tác dụng không mong muốn của Omevin 40mg (ADR)
Omeprazol có khả năng dung nạp tốt vì vậy các tác dụng không mong muốn tương đối ít gặp, thường lành tính và nhanh hồi phục.
Thường gặp, ADR > 1/100:
- Toàn thân: Bệnh nhân có biểu hiện nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt.
- Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau bụng, táo bón, chướng bụng.
Ít gặp, 1/1000 < ADR<1/100:
- Thần kinh: Gây ra mệt mỏi, mất ngủ, rối loạn cảm giác.
- Da: Mày đay, nổi ban, ngứa.
- Gan: Gây ra tình trạng tăng transaminase nhất thời.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000:
- Toàn thân: Phù ngoại biên, đổ mồ hôi, quá mẫn bao gồm phù mạch, sốc phản vệ.
- Huyết học: Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, giảm toàn bộ các dòng tế bào máu, mất bạch cầu hạt, thiếu máu tán huyết tự miễn.
- Thần kinh: Lú lẫn có hồi phục, trầm cảm, kích động, gây ảo giác ở người bệnh cao tuổi và đặc biệt ở người bệnh nặng, rối loạn thính giác.
- Nội tiết: Gây vú to ở đàn ông.
- Tiêu hóa: Gây khô miệng, viêm dạ dày, nhiễm nấm Candida.
- Gan: Bệnh não – gan ở người suy gan, viêm gan kèm vàng da hoặc không vàng da.
- Hô hấp: Gây co thắt phế quản.
- Cơ – xương: Đau cơ, đau khớp.
- Tiết niệu, sinh dục: Gây viêm thận kẽ.
- Các chất ức chế bơm proton cũng có khả năng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa bởi tác dụng ức chế tiết acid dịch vị.
Có nên sử dụng Omevin 40mg cho phụ nữ mang thai và cho con bú không?
Phụ nữ đang mang thai
Theo một nghiên cứu, 113 phụ nữ mang thai đã tiếp xúc với Omeprazole trong thời kỳ mang thai. Tỷ lệ dị tật chính ở nhóm dùng Omeprazole (4%) không khác biệt so với nhóm chứng tiếp xúc với chất không gây quái thai (2%) (P = 0,68, rủi ro tương đối = 1,94, khoảng tin cậy 95% 0,36 đến 10,36) và nhóm chứng theo cặp bệnh (2,8%). Cân nặng khi sinh, tuổi thai khi sinh, sinh non và các biến chứng sơ sinh là tương đương nhau giữa ba nhóm [5].
Tuy trên thực nghiệm chưa có trường hợp nào cho thấy omeprazol có khả năng gây dị dạng và độc với bào thai, nhưng Omeprazol không được khuyên dùng cho phụ nữ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu.
Phụ nữ cho con bú
Omeprazol không được khuyên dùng cho phụ nữ đang cho con bú. Mặc dù cho đến hiện nay, chưa tài liệu nghiên cứu chính thức nào có kết luận cụ thể về vấn đề này.
Ảnh hưởng của Omevin 40mg đối với khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc có thể gây ra mất ngủ, nhức đầu, mệt mỏi, chóng mặt. Vì vậy, không nên lái xe hay vận hành máy móc khi gặp tác dụng không mong muốn của thuốc.
Lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Omevin 40mg
Trong quá trình sử dụng Omevin 40mg, cần thận trọng với những trường hợp sau:
- Trước khi sử dụng omeprazol cho người bị loét dạ dày, phải loại trừ khả năng bị u ác tính (bởi lí do thuốc có thể che lấp các triệu chứng, từ đó làm muộn chẩn đoán).
- Việc sử dụng các chất ức chế bơm proton có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa (ví dụ: nhiễm Salmonella, Campylobacter).
Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng Omevin 40mg. Hy vọng Nhà thuốc Việt Pháp 1 đã phần nào giải đáp được những thắc mắc cũng như gửi tới cách sử dụng thuốc một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Nguồn tham khảo
↑1 | Thông tin của thuốc Omevin 40mg được tra cứu tại Drugbank – Ngân hàng dữ liệu ngành Dược của Bộ Y tế: https://drugbank.vn/thuoc/Omevin&VD-25326-16. Ngày truy cập: 11/03/2023 |
---|---|
↑2 | Theo PubMed, “Dược lý lâm sàng của Omeprazol” được tra cứu tại: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2029801/, ngày truy cập 09/03/2023 |
↑3 | Theo PubMed, “khả năng điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng và hội chứng Zollinger-Ellison” được tra cứu tại: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/3527658/,ngày truy cập 09/03/2023 |
↑4 | Theo SAGE Journals, “Quá liều Omeprazol” được tra cứu tại: https://journals.sagepub.com/doi/abs/10.1177/096032719301200614?journalCode=hetb, ngày truy cập 09/03/2023 |
↑5 | Theo AJOG, “Tính an toàn của Omeprazol trong thời kỳ mang thai” được tra cứu tại: https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0002937898700729, ngày truy cập 09/03/2023 |
Chưa có đánh giá nào.