Viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những căn bệnh rất thường gặp ở người dân Việt Nam hiện nay, kể cả ở các đối tượng thanh niên. Tuy nhiên hiện nay việc điều trị căn bệnh này không còn khó khăn bởi đã có rất nhiều thuốc trên thị trường được dùng cho căn bệnh này, Meyerazol là một trong số các thuốc đó. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Việt Pháp 1 để biết thêm các thông tin về sản phẩm nhé.
Meyerazol là thuốc gì?
Meyerazol là thuốc được dùng để điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng hay trào ngược dạ dày – thực quản.
Một số thông tin về thuốc Meyerazol [1]:
- Meyerazol là một sản phẩm của Việt Nam, được sản xuất và đăng ký bởi Công ty Liên doanh Meyer – BPC có địa chỉ tại phường Phú Khương, TX. Bến Tre, tỉnh Bến Tre, Việt Nam.
- Số đăng ký: VD-16142-11.
- Dạng bào chế: Dạng viên nang có chứa các hạt bao tan trong ruột.
- Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ hoặc hộp 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nang hoặc 1 chai chứa 100 viên nang.
Thuốc Meyerazol giá bao nhiêu?
Hiện nay thuốc Meyerazol có gia kê khai là 896 đồng/viên, tương đương với 27.000 đồng cho 1 hộp 30 viên. Giá bán của sản phẩm có thể có sự chênh lệch nhỏ giữa các địa điểm bán.
Mua thuốc Meyerazol ở đâu uy tín?
Bạn có thể dễ dàng tìm mua Meyerazol tại các nhà thuốc, hiệu thuốc lớn nhỏ trên toàn quốc. Tuy nhiên để tránh mua phải hàng giả hàng nhái, các bạn nên lựa chọn những địa điểm uy tín để mua hàng, trong đó có Nhà thuốc Việt Pháp 1 – Chuyên cung cấp dược phẩm và vật tư y tế uy tín tại Hà Nội.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Quầy 102 tầng 1 – 168 Ngọc Khánh, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội (xem tại đây).
- Liên hệ tới số hotline: 0962.260.002 – 0974.360.996 để được tư vấn và hỗ trợ đặt hàng nhanh nhất có thể.
Thành phần của Meyerazol
Mỗi viên nang Meyerazol có chứa thành phần chính là Omeprazol với hàm lượng 20mg tương đương với 235mg hạt bao 8,5% Omeprazol.
Ngoài ra cũng có một số thành phần khác để bào chế vừa đủ 1 viên nang.
Tác dụng
Omeprazol là một hỗn hợp racemic của hai chất đối quang làm giảm tiết acid dạ dày. Nó là một chất ức chế đặc hiệu bơm acid trong tế bào thành. Omeprazol là một base yếu, nó được chuyển thành dạng hoạt động trong môi trường có tính acid cao trong tế bào thành, nơi mà nó ức chế enzym H+/K+ ATPase (bơm acid). Omeprazol tác động lên bước cuối cùng của quá trình hình thành acid dạ dày phụ thuộc vào liều lượng và mang lại hiệu quả cao trong việc ức chế cả bài tiết acid cơ bản và bài tiết acid khi được kích thích.
Omeprazol có tác dụng nhanh chóng và giúp kiểm soát thông qua việc ức chế có hồi phục sự tiết acid dạ dày với liều dùng 1 lần/ngày. Nếu dùng dài ngày, hiệu quả đạt được tối đa trong vòng 4 ngày điều trị.
Chỉ định của Meyerazol
Meyerazol được dùng trong các trường hợp sau:
- Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày – tá tràng.
- Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày – thực quản.
- Bệnh nhân mắc hội chứng Zollinger – Ellison.
Cách dùng và liều dùng của Meyerazol
Cách dùng: Uống nguyên viên cùng với một ly nước đầy. Không nhai, nghiền hay tháo viên thuốc.
Liều dùng: Tùy vào từng loại bệnh, liều lượng và thời gian dùng có thể khác nhau.
- Đối với bệnh nhân bị loét dạ dày: Uống 1 viên/ngày và cần điều trị trong 8 tuần.
- Đối với bệnh nhân bị loét tá tràng: Uống 1 viên/ngày và cần điều trị trong 4 tuần.
- Đối với bệnh nhân trào ngược dạ dày – thực quản: Uống 1 – 2 viên/ngày và cần điều trị trong 4 tuần.
- Đối với bệnh nhân có hội chứng Zollinger – Ellison: Liều lượng cần phải điều chỉnh riêng trên đáp ứng lâm sàng của từng bệnh nhân. Do đó hãy tuân theo liều lượng mà bác sĩ đã kê đơn.
Làm gì khi quên liều, quá liều?
Quên liều
Trong trường hợp nhỡ quên liều, hãy uống nó ngay khi bạn nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời điểm nhớ ra gần với liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều tiếp theo. Tuyệt đối không được uống gấp đôi liều để bù cho liều đã quên.
Quá liều
Nếu bạn sử dụng quá liều, hãy liên hệ lại với bác sĩ hoặc dược sĩ để có những tư vấn kịp thời. Khi sử dụng quá liều, bạn có thể xuất hiện một số các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt, nhức đầu. Do không có thuốc đặc hiệu để điều trị khi quá liều Omeprazol, do đó nếu xuất hiện các triệu chứng trên thì áp dụng các biện pháp để điều trị triệu chứng.
Meyerazol có tốt không?
Omeprazol là một hoạt chất đã được biết từ rất lâu và nó có tác dụng ức chế tiết acid dạ dày rõ rệt và lâu dài. Nó có hiệu quả trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, trong cả viêm thực quản do trào ngược và cả hội chứng Zollinger-Ellison mà không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được quan sát thấy[2].
Trong một cuộc điều tra lâm sàng quy mô lớn được thực hiện năm 2011, các nhà nghiên cứu đã thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của Omeprazol đối với các triệu chứng và chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân Nhật Bản bị trào ngược thực quản. Kết quả cho thấy rằng, Omeprazol đã cải thiện các triệu chứng và chất lượng cuộc sống hiệu quả hơn ở bệnh nhân Nhật Bản bị trào ngược thực quản so với các thuốc khác và Omeprazol có khả năng dung nạp tốt[3].
Omeprazol cũng được thực hiện nghiên cứu để so sánh với Ranitidin trong điều trị dài hạn viêm thực quản trào ngược. Kết quả cho thấy rằng, việc điều trị duy trì bằng Omeprazol 20mg hoặc 10mg x 1 lần/ngày ưu việt hơn Ranitidin 150mg x 2 lần/ngày trong việc làm thuyên giảm tình trạng viêm thực quản do trào ngược trong 12 tháng.
Omeprazol bị bất hoạt trong môi trường acid, do đó việc được bào chế dưới dạng viên nang chứa hạt bao tan trong ruột giúp bảo vệ được hoạt chất, giúp cho thuốc phát huy được tác dụng tốt nhất.
Mặc dù Omeprazol có hiệu quả tốt trong việc điều trị các bệnh tiêu hóa liên quan đến kiểm soát acid dạ dày, tuy nhiên việc điều trị với liều cao và lâu ngày cũng có thể gây ra những bất lợi cho người dùng. Trong trường hợp này cần phải đi kiểm tra bệnh thường xuyên.
Chống chỉ định
Không dùng Meyerazol cho những đối tượng sau:
- Bệnh nhân quá mẫn với Omeprazol hoặc các dẫn chất benzimidazol được thay thế hoặc bất cứ thành phần tá dược nào trong thuốc.
- Bệnh nhân đang dùng Nelfinavir.
Tác dụng phụ
Cũng giống với các thuốc khác, Meyerazol cũng có một số các tác dụng không mong muốn nhưng thường nhẹ và không phải ai cũng gặp các tác dụng không mong muốn này.
Một số tác dụng phụ dưới đây đã được báo cáo khi sử dụng Omeprazol:
- Trên hệ tiêu hóa: Đau bụng, buồn nôn, nôn, táo bón.
- Trên da: Ngứa, mày đay, nổi ban.
- Trên toàn thân: Buồn ngủ, nhức đầu, chóng mặt.
Khi gặp bất cứ các tác dụng không mong muốn nào, hãy liên hệ lại với bác sĩ để được tư vấn một cách phù hợp.
Meyerazol có dùng được cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú hay không?
Phụ nữ mang thai
Theo kết quả từ 3 nghiên cứu dịch tễ học tiền cứu với hơn 1000 kết quả phơi nhiễm cho thấy không có tác dụng phụ nào của Omeprazol đối với thai kỳ hay sức khỏe của thai nhi[4]. Do đó có thể cân nhắc sử dụng Omeprazol trong thời kỳ mang thai.
Phụ nữ cho con bú
Omeprazol được bài tiết qua sữa mẹ nhưng nó không ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh nếu người mẹ dùng thuốc ở liều điều trị. Do đó có thể sử dụng Omeprazol trong thời kỳ cho con bú.
Meyerazol có ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc không?
Omeprazol không ảnh hưởng đến khả năng lái xe hay vận hành máy móc. Tuy nhiên một vài trường hợp có thể xuất hiện một số tác dụng phụ của thuốc gây chóng mặt hoặc rối loạn thị giác. Trong những trường này, bệnh nhân không nên lái xe hay vận hành máy móc.
Tương tác thuốc
Việc sử dụng chung các thuốc với nhau đôi khi có thể xảy ra tương tác và ảnh hưởng hiệu quả đến việc sử dụng thuốc. Do đó trước khi sử dụng Meyerazol, hãy nói với bác sĩ các thuốc bạn đang dùng để tránh được những bất lợi có thể xảy ra.
Ảnh hưởng của Omeprazol lên các hoạt chất khác
– Các thuốc có độ hấp thu phụ thuộc vào pH: Việc giảm acid dạ dày trong khi điều trị với Omeprazol có thể làm tăng hoặc làm giảm hấp thu các hoạt chất có độ hấp thu phụ thuộc vào pH dạ dày.
- Nelfinavir, Atazanavir: Nồng độ của 2 thuốc này trong huyết tương giảm khi dùng đồng thời với Omeprazol, do đó chống chỉ định dùng đồng thời Omeprazol với Nelfinavir và không khuyến cáo dùng đồng thời Omeprazol với Atazanavir.
- Sự hấp thu của các thuốc điều trị nấm như Ketoconazol, Itraconazol…và Erlotinib bị giảm đáng kể và có thể làm giảm hiệu quả lâm sàng.
- Digoxin: Dùng đồng thời Digoxin với Omeprazol làm tăng sinh khả dụng của Digoxin lên 10%, do đó cần thận trọng khi dùng với nhau và cần tăng cường giám sát nồng độ Digoxin trong huyết tương và có thể cần giảm liều Digoxin.
– Các thuốc được chuyển hóa qua CYP2C19: Omeprazol ức chế vừa phải CYP2C19, do đó các thuốc được chuyển hóa qua CYP2C19 có thể bị tăng nồng độ trong huyết thanh và có thể gây độc tính như Cilostazol, Phenytoin…
– Ngoài ra cũng cần thận trọng khi dùng Omeprazol với Saquinavir, Tacrolimus, Methotrexat.
Ảnh hưởng của các hoạt chất khác lên Omeprazol
- Các thuốc ức chế CYP2C19 và/hoặc CYP3A4: Omeprazol được chuyển hóa qua CYP2C19 và CYP3A4, do đó các thuốc ức chế CYP2C19 hoặc CYP3A4 như Clarithromycin và Voriconazol có thể làm tăng nồng độ Omeprazol trong huyết thanh. Omeprazol được dung nạp tốt khi dùng liều cao nên hầu hết không cần hiệu chỉnh liều, tuy nhiên cần cân nhắc hiệu chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan nặng hoặc cần phải điều trị lâu dài.
- Các thuốc cảm ứng CYP2C19 và/hoặc CYP3A4: Các chất như Rifampicin và St John’s wort có thể làm giảm nồng độ của Omeprazol trong huyết tương.
Cần thận trọng gì khi sử dụng Meyerazol
- Khi có bất cứ triệu chứng nào như giảm cân nhanh, nôn tái phát, khó nuốt, nôn ra máu mà nghi ngờ hoặc xuất hiện loét dạ dày thì cần đi khám để loại trừ bệnh lý ác tính vì việc điều trị bằng Omeprazol có thể làm giảm triệu chứng và làm chậm chẩn đoán.
- Omeprazol có thể làm giảm hấp thu vitamin B12, do đó nếu bệnh nhân điều trị lâu dài bằng Omeprazol thì cần kiểm tra nồng độ vitamin B12 trong máu và có thể cần phải bổ sung thêm.
- Hạ magie máu nghiêm trọng đã được báo cáo ở bệnh nhân dùng Omeprazol trong ít nhất 3 tháng và hầu hết là trong 1 năm. Trong trường hợp này tình trạng sẽ được cải thiện nếu ngừng PPI và thay thế magie.
- Các thuốc ức chế bơm proton có thể làm tăng nhẹ nguy cơ gãy xương hông, xương cổ tay và cột sống, chủ yếu ở người cao tuổi hoặc đã có các yếu tố nguy cơ khác khi sử dụng liều cao và trong thời gian dài (>1 năm). Bệnh nhân có nguy cơ loãng xương nên cần được bổ sung đầy đủ Canxi và vitamin D.
- Điều trị Omeprazol lâu dài có thể làm tăng nhẹ nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa.
- Trong tất cả các bệnh được điều trị bằng Omeprazol, nếu thời gian điều trị vượt quá 1 năm, bệnh nhân cần được theo dõi thường xuyên.
- Cần bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng. Bảo quản ở nhiệt độ không quá 30 độ C và không để trong tầm với của trẻ nhỏ.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Meyerazol, hy vọng chúng có thể giúp ích cho bạn trong quá trình mua và sử dụng thuốc.
Nguồn tham khảo
↑1 | Theo Bộ Y Tế và Cục quản lý dược DrugBank.vn, “Thông tin thuốc Meyerazol”, tra cứu tại: https://drugbank.vn/thuoc/Meyerazol&VD-16142-11, Truy cập ngày 23/01/2022 |
---|---|
↑2 | Theo Pubmed, “Clinical experience with omeprazole: assessment of efficacy and safety”, tra cứu tại: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2491359/, Truy cập ngày 23/01/2022 |
↑3 | Theo BMC Gastroenterology, “Effects of omeprazole on symptoms and quality of life in Japanese patients with reflux esophagitis: Final results of OMAREE, a large-scale clinical experience investigation”, tra cứu tại: https://bmcgastroenterol.biomedcentral.com/articles/10.1186/1471-230X-11-15, Truy cập ngày 23/01/2022 |
↑4 | Theo EMC, “Ảnh hưởng của Omeprazole 20 mg đến thai kì”, tra cứu tại: https://www.medicines.org.uk/emc/product/10340/smpc#PREGNANCY, Truy cập ngày 23/01/2022 |
Chưa có đánh giá nào.