Danh mục | Thuốc tim mạch, mỡ máu |
Công ty sản xuất và đăng ký | Công ty Cổ phần Dược phẩm An Thiên |
Số đăng ký | VD-31599-19 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Tăng Cholesterol là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về tim mạch, tai biến, xơ vữa động mạch. Thuốc JAPET với hai cơ chế tác động giúp giảm mỡ máu và nồng độ Cholesterol huyết tương. Vậy thuốc JAPET là thuốc gì? Có tác dụng gì? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? Trong bài viết này, Nhà thuốc VIệt Pháp 1 sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.
JAPET là thuốc gì?
JAPET [1] là thuốc kê đơn được sử dụng để giảm mức cholesterol toàn phần, cholesterol xấu và các chất béo trung tính trong máu. Ngoài ra, làm tăng mức cholesterol HDL (Cholesterol có lợi).
- Công ty Đăng ký và Sản Xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm An Thiên. Địa chỉ công ty: 314 Bông Sao, Phường 5, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- SĐK: VD-31599-19
- Dạng Bào Chế: JAPET được sản xuất ở dạng viên nén bao phim
- Quy cách đóng gói: Ép vỉ Alu-Alu 10 viên; Hộp 3 vỉ.
- Hạn sử dụng: 36 tháng
Thuốc JAPET giá bao nhiêu? Mua ở đâu uy tín?
Giá thuốc JAPET được bán trên thị trường hiện nay là 395.000 VNĐ/ Hộp 3 vỉ x 10 viên.
Thuốc JAPET được bán tại Nhà thuốc Việt Pháp 1 có địa chỉ: Quầy 102, tầng 1 – 168 Ngọc Khánh, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội (Xem bản đồ). Nhà thuốc Việt Pháp 1 là nhà thuốc uy tín, cam kết bán hàng chính hãng, chất lượng với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Nếu không thể đến trực tiếp nhà thuốc, bạn có thể liên hệ theo số hotline: 0962.260.220 hoặc nhắn tin trực tiếp vào website để được tư vấn mua thuốc.
Thành phần có trong thuốc JAPET 20mg/10mg
Trong mỗi viên nén bao phim JAPET 20/10 có chứa:
- Ezetimibe 10mg
- Atorvastatin 20mg (tương đương với 21,69mg dưới dạng Atorvastatin calcium trihydrat)
- Tá dược vừa đủ
Thuốc JAPET có tác dụng gì?
JAPET chứa ezetimibe và atorvastatin, hai hợp chất hạ lipid với cơ chế hoạt động bổ sung vừa giảm tổng hợp vừa ức chế sự hấp thu Cholesterol. So với đơn trị liệu bằng statin tiêu chuẩn, sự kết hợp giữa statin và ezetimibe cho thấy sự thoái lui mảng bám mạch vành nhiều hơn.[2]
- Atorvastatin là thuốc thuộc nhóm Statin, ức chế HMG-CoA reductase làm giảm tổng hợp cholesterol trong gan và làm giảm nồng độ cholesterol trong tế bào. Atorvastatin làm giảm lượng Cholesterol toàn phần ở cả người bị bệnh không do di truyền hoặc di truyền hoặc. Cụ thể, thuốc làm giảm nồng độ LDL-C, Apolipoprotein B, VLDL-C và Triglyceride trong máu nhưng lại làm tăng Cholesterol có lợi cho sức khỏe là HDL-C giúp hạ mỡ máu, chống xơ vữa động mạch.
- Ezetimibe ức chế sự hấp thu cholesterol ở ruột non, từ đó làm giảm cholesterol trong máu. Ezetimibe khu trú ở bờ bàn chải của ruột non và ức chế hấp thu cholesterol, dẫn đến giảm vận chuyển cholesterol từ ruột đến gan. Điều này làm giảm dự trữ cholesterol ở gan và tăng thanh thải cholesterol ra khỏi máu; cơ chế riêng biệt này bổ sung cho cơ chế của statin (ức chế men khử HMG-CoA)
Như vậy, viên uống JAPET có tác dụng giảm nồng độ Cholesterol xấu trong máu, tăng lượng Cholesterol tốt giúp giảm nguy cơ tử vong do động mạch vành, hạ mỡ máu, chống xơ vữa động mạch vành, giảm nguy cơ phải tái tạo mạch máu cơ tim, giảm tạo các thương tổn mới.
Chỉ định thuốc mỡ máu JAPET
Thuốc hạ mỡ máu JAPET được chỉ định trong các trường hợp bệnh tăng cholesterol máu và bệnh động mạch vành.
- Tăng mỡ máu nguyên phát: chỉ định để giảm cholesterol toàn phần, cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C), apolipoprotein B (Apo B), triglyceride (TG) và để tăng cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C) ở những bệnh nhân mắc chứng tăng lipid máu nguyên phát hoặc tăng lipid máu hỗn hợp.
- Tăng cholesterol máu gia đình đồng hợp tử (HoFH): chỉ định để giảm nồng độ Cholesterol toàn phần và LDL-C tăng cao ở những bệnh nhân tăng cholesterol máu có tính chất gia đình đồng hợp tử, như một biện pháp hỗ trợ cho các phương pháp điều trị hạ lipid máu khác hoặc nếu các phương pháp điều trị đó không khả dụng.
Chống chỉ định
Thuốc JAPET 20/10 mg (Atorvastatin/ Ezetimibe) được chống chỉ định với các trường hợp:
- Bệnh nhân mắc bệnh gan tiến triển hoặc tăng nồng độ transaminase gan kéo dài không rõ nguyên nhân.
- Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của JAPET
- Người phụ nữ đang mang thai hoặc có thể có thai
- Các bà mẹ cho con bú.
Cách dùng – Liều dùng
Liều dùng
Liều khởi đầu khuyến cáo [3] là 10/20 mg/ngày (Ngày 1 viên). Điều chỉnh liều 4 tuần/lần, trong trường hợp cần thiết và bệnh nhân dung nạp được.
Một số đối tượng đặc biệt cần chú ý hơn về liều dùng để đạt hiệu quả khi dùng thuốc:
Trẻ em:
An toàn và hiệu quả của thuốc chứa 2 thành phần Ezetimibe và Atorvastatin đối với bệnh nhi chưa được thiết lập.
Người cao tuổi:
Ở bệnh nhân cao tuổi, không cần điều chỉnh liều lượng viên nén ezetimibe và atorvastatin.
Tuy nhiên không thể loại trừ sự nhạy cảm cao hơn của một số cá nhân lớn tuổi. Vì vậy nên thận trọng khi kê đơn viên nén ezetimibe và atorvastatin cho đối tượng này.
Người mắc bệnh gan, thận:
Viên nén ezetimibe và atorvastatin chống chỉ định ở những bệnh nhân mắc bệnh gan tiến triển hoặc nồng độ transaminase gan tăng dai dẳng không giải thích được.
Ở bệnh nhân suy thận, không cần điều chỉnh liều lượng viên nén ezetimibe và atorvastatin. Tuy nhiên cần được theo dõi chặt chẽ hơn về các tác động lên cơ xương.
Cách dùng thuốc JAPET
Để đạt hiệu quả điều trị khi dùng thuốc ức chế HMG-CoA reductase, bạn nên chú ý về cách dùng thuốc:
- Nuốt cả viên thuốc. Không nghiền nát, nhai, phá vỡ hoặc hòa tan nó.
- Cholesterol ở gan được tổng hợp chủ yếu ban đêm nên dùng thuốc vào buổi tối sẽ làm tăng hiệu lực thuốc. Thời điểm so với bữa ăn không ảnh hưởng tới hấp thu thuốc vào cơ thể. Tuy nhiên bạn nên uống vào 1 thời gian cố định để tránh quên liều.
Tác dụng phụ của thuốc JAPET
Các phản ứng bất lợi thường được báo cáo bao gồm tăng ALT, tăng AST và đau cơ xương. Một số tác dụng không mong muốn thường gặp khi sử dụng thuốc JAPET để hạ mỡ máu [4]:
- Tiêu hóa: Ỉa chảy, táo bón, đầy hơi, đau bụng và buồn nôn, gặp ở khoảng 5 % bệnh nhân.
- Thần kinh trung ương: Đau đầu (4 – 9 %), chóng mặt (3 – 5 %), mệt mỏi, nhìn mờ (1 – 2 %), mất ngủ, suy nhược.
- Thần kinh – cơ và xương: Đau cơ xương, đau khớp, đau tứ chi.
Tương tác thuốc JAPET với các thuốc khác và thực phẩm
- Chất ức chế mạnh CYP3A4: Dùng đồng thời atorvastatin với các chất ức chế mạnh CYP3A4 có thể dẫn đến tăng nồng độ atorvastatin trong huyết tương. Vì JAPET có chứa atorvastatin, nguy cơ mắc bệnh cơ trong khi điều trị bằng thuốc này sẽ tăng lên khi sử dụng đồng thời.
- Kết hợp các chất ức chế protease: Các chất ức chế protease HIV (kháng retrovirus), chất ức chế protease viêm gan C cũng như với telaprevir khi dùng cùng sẽ gây tăng tác dụng của Atorvastatin/ tăng độc tính trên cơ. Cần thận trọng khi sử dụng chung các thuốc này. Tránh dùng phối hợp thuốc có chứa atorvastatin với tipranavir được tăng cường bằng ritonavir.
- Cyclosporin: Chống chỉ định dùng Cyclosporin cùng với JAPET.
- Gemfibrozil: Gây ra tình trạng tăng nguy cơ bệnh cơ/tiêu cơ vân khi sử dụng đồng thời các chất ức chế HMG-CoA reductase với gemfibrozil. Không sử dụng đồng thời viên uống JAPET với gemfibrozil.
- Fenofibrat ( fenofibrat/ axit fenofibric): Vì nguy cơ mắc bệnh cơ trong quá trình điều trị bằng thuốc ức chế men khử HMG-CoA tăng lên khi sử dụng đồng thời fenofibrate, nên thận trọng khi sử dụng đồng thời hai thuốc này.
- Ngoài ra, nồng độ hoạt tính ức chế HMG-CoA reductase trong huyết tương cũng tăng đáng kể và làm nặng thêm tác dụng phụ trên cơ ở những bệnh nhân dùng đồng thời atorvastatin với các thuốc sau: kháng sinh macrolid (Clarithromycin, Erythromycin), Itraconazole, Elbasvir và Grazoprevir, thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton PPI (Esomeprazole), Niacin, Colchicin. Do đó cần thận trọng khi sử dụng liều JAPET vượt quá 10/20 mg.
- Rifampicin hoặc các chất gây cảm ứng Cytochrom P450 3A4 khác: Sử dụng đồng thời có thể dẫn đến giảm nồng độ atorvastatin trong huyết tương. Do cơ chế tương tác kép của rifampicin, nên sử dụng cùng lúc với rifampicin. Vì nếu uống atorvastatin sau khi dùng rifampicin làm giảm nhiều nồng độ atorvastatin huyết tương.
- Các nhựa gắn acid mật (cholestyramine hoặc colestipol): Khi dùng cùng có thể gây ra tình trạng giảm sinh khả dụng của Statin, vì vậy thời gian dùng 2 thuốc này phải cách xa nhau.
- Viên uống tránh thai: Dùng đồng thời atorvastatin và thuốc tránh thai đường uống làm tăng nồng độ trong huyết tương của norethindrone và ethinyl estradiol. Cần xem xét khi lựa chọn một biện pháp tránh thai đường uống cho một phụ nữ đang dùng JAPET.
- Nước ép bưởi: Nước bưởi có thể làm tăng nồng độ atorvastatin trong huyết tương. Bệnh nhân đang điều trị bằng atorvastatin nên hạn chế uống nước ép bưởi không quá 1 lít mỗi ngày. Nên báo cáo ngay bất kỳ cơn đau cơ, nhạy cảm hoặc yếu cơ không rõ nguyên nhân, đặc biệt nếu kèm theo sốt, khó chịu và/hoặc nước tiểu sẫm màu.
- Rượu: Atorvastatin có thể gây ra các vấn đề về gan và sử dụng nó với một lượng đáng kể ethanol có thể làm tăng nguy cơ đó. Các dấu hiệu và triệu chứng của tổn thương gan như bị sốt, ớn lạnh, đau hoặc sưng khớp, phát ban da, chảy máu hoặc bầm tím bất thường, ngứa, đau bụng, chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu và/hoặc vàng da.
- Gạo lứt đỏ: Không sử dụng bất kỳ sản phẩm gạo lứt đỏ nào khi bạn đang sử dụng ezetimibe /atorvastatin. Vì một số sản phẩm gạo lứt đỏ cũng có thể chứa statin được gọi là lovastatin sẽ làm tăng khả năng gây độc trên cơ.
Xử trí khi quên liều, quá liều
- Nếu bạn bỏ lỡ một liều atorvastatin và ezetimibe, hãy bỏ qua liều đã quên và quay lại lịch trình dùng thuốc thông thường của bạn. Không tăng gấp đôi liều lượng.
- Trong trường hợp quá liều, bạn nên đến các cơ sở y tế để được xử lý và điều trị kịp thời. Hiện tại, không có biện pháp điều trị đặc hiệu nào đối với trường hợp quá liều atorvastatin/ezetimibe.
Cảnh báo và thận trọng khi sử dụng viên uống hạ mỡ máu JAPET
Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra, vì vậy bạn cần chú ý tình trạng cơ thể trong quá trình dùng thuốc để điều trị
- Nên phối hợp kiểm soát cholesterol máu bằng nhiều cách bao gồm chế độ ăn uống, giảm cân, tập luyện, và điều trị một số bệnh có thể là căn nguyên của rối loạn lipid.
- Kiểm tra định lượng lipid định kỳ và điều chỉnh liều theo phản ứng của người bệnh với thuốc. Nên tiến hành một số xét nghiệm chức năng gan trước khi bắt đầu điều trị
- Cần dùng thuốc thận trọng với người bệnh uống nhiều rượu bia và/hoặc có tiền sử bệnh gan.
- Định lượng nồng độ CK huyết thanh trước khi bắt đầu trị liệu statin, nhất là những người bệnh có nguy cơ cao về cơ xương (người cao tuổi, người dùng kết hợp với thuốc độc cho khớp làm giảm chức năng thận, suy gan)
- Phải xem xét bệnh cơ ở bất kỳ người bệnh nào đang sử dụng statin mà có đau cơ toàn thân, cơ yếu hoặc sờ vào đau, có nồng độ CK huyết thanh tăng cao
- Ngừng trị liệu statin nếu nồng độ CK huyết thanh tăng cao hoặc nếu phát hiện hay nghi ngờ bệnh cơ. Phải theo dõi người bệnh hàng tuần, cho tới khi nào triệu chứng thuyên giảm, nếu tình trạng ngày càng xấu đi thì ngừng điều trị.
- Tạm ngừng hoặc dừng hoàn toàn với bất kỳ người bệnh nào có dấu hiệu của viêm cơ cấp và nặng hay có yếu tố nguy cơ cao bị suy thận cấp do tiêu cơ vân.
Ảnh hưởng của thuốc JAPET tới người lái xe và vận hành máy móc
Chưa có thông tin chính xác nào liên quan đến vấn đề này, tuy nhiên do có thể gây ra tác dụng phụ là đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ. Vì vậy cần thận trọng khi sử dụng thuốc JAPET trên các đối tượng này.
Lưu ý khi sử dụng viên nén JAPET
Khi dùng thuốc cần lưu ý đến các vấn đề
- Thuốc Japet nên được bảo quản ở nơi khô thoáng.
- Nhiệt độ bảo quản thuốc không quá 30 độ C, tránh ánh mặt trời chiếu trực tiếp làm hư hỏng thuốc.
- Không nên để thuốc ở trong tầm với của trẻ nhỏ.
- Đọc kỹ thông tin hướng dẫn của thuốc trước khi sử dụng.
Trên đây bài bài viết tổng hợp thông tin về thuốc hạ mỡ máu JAPET. Hy vọng Nhà thuốc Việt Pháp đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích.
Nguồn tham khảo
↑1 | Tham khảo tại DrugBank – Ngân hàng dữ liệu ngành Dược: https://drugbank.vn/thuoc/JAPET&VD-31599-19. Ngày truy cập: 5/03/2023 |
---|---|
↑2 | Tham khảo tại Pubmed: “Impact of Dual Lipid-Lowering Strategy With Ezetimibe and Atorvastatin on Coronary Plaque Regression in Patients With Percutaneous Coronary Intervention: The Multicenter Randomized Controlled PRECISE-IVUS Trial”. Link tham khảo: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26227186/. Ngày truy cập: 6/3/2023 |
↑3 | Tham khảo tại Dailymed: LYPQOZET (ezetimibe and atorvastatin tablet). Link tham khảo: https://dailymed.nlm.nih.gov/dailymed/drugInfo.cfm?setid=6375eae7-e159-4fb2-a91c-9aa20ac3c9e1. Ngày truy cập: 6/3/2023 |
↑4 | Tham khảo tại dược thư quốc gia Việt Nam: Các chất ức chế HMG Co-A reductase. Trang 285-289 |
Chưa có đánh giá nào.