Danh mục | Thuốc chống nhiễm khuẩn |
Thương hiệu | Eloge France Việt Nam |
Số đăng ký | VD-24493-16 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 2 vỉ x 10 viên |
Hạn sử dụng | 36 tháng |
Nhiễm khuẩn răng miệng là bệnh lý thường xảy ra do sâu răng hoặc thói quen vệ sinh răng miệng kém. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng như mất răng vĩnh viễn, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng xoang hàm… Franrogyl là một trong số các thuốc được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn răng miệng hiện hiện nay. Vậy Franrogyl là thuốc gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Để hiểu rõ hơn về thuốc hãy cùng Nhà Thuốc Việt Pháp 1 tìm hiểu qua bài vết sau.
Franrogyl là thuốc gì?
Franrogyl là thuốc kê đơn có chứa 2 kháng sinh chính trong thành phần là Spiramycin và Metronidazol. Thuốc có tác dụng điều trị bệnh nhiễm khuẩn chủ yếu là nhiễm khuẩn răng miệng cấp tính, mãn tính hoặc tái phát.
Một số thông tin về Franrogyl thuốc:
- Nhà sản xuất và chịu trách nghiệm về chất lượng: Công ty Liên doanh Dược phẩm Eloge France Việt Nam. Địa chỉ: Số 04- đường Tú Mỡ- Khu phát triển – Khu công nghiệp Quế Võ – Phường Phương Liễu – Thị xã Quế Võ – Bắc Ninh.
- Số đăng ký: VD-24493-16.
- Dạng bào chế: Viên nén.
- Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên.
Thuốc Franrogyl giá bao nhiêu? Mua ở đâu chính hãng?
Giá thuốc Franrogyl tại Nhà Thuốc Việt Pháp 1 là 55.000VND/ hộp 20 viên.
Quý khách có thể tới địa chỉ của nhà thuốc: Số 168 Ngọc Khánh, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội (Xem bản đồ) để mua thuốc Franrogy chính hãng. Để biết thêm thêm chi tiết về thuốc quý khách có thể nhắn tin với nhà thuốc hoặc gọi qua số hotline: 0962.260.002
Thành phần
Trong mỗi viên nén bao phim Franrogyl bao gồm các thành phần:
- Spiramycin: 750.000 IU.
- Metronidazol: 125mg.
- Tá dược: Tinh bột mì, HPMC, titan dioxid, Sodium glycolat starch, lactose, magnesi stearate, Erythrosip lake… vừa đủ một viên nén bao phim.
Thuốc Franrogyl có tác dụng gì?
Franrogyl 125mg có chứa hai kháng sinh là Spiramycin và Metronidazol.
Spiramycin là kháng sinh nhóm nhóm macrolid có có tác dụng kìm khuẩn trên vi khuẩn đang phân chia tế bào. Spiramycin ức chế sự chuyển vị bằng cách liên kết với các tiểu đơn vị ribosome 50S của vi khuẩn và ngăn cản vi khuẩn tổng hợp protein. Ở các nồng độ trong huyết thanh, Spiramycin tác dụng chủ yếu kìm khuẩn, nhưng có thể diệt khuẩn chậm khi đạt nồng độ cao. Spiramycin có tác động lên chủng Gram dương, chủng Coccus như Staphylococcus, Pneumococcus, Meningococcus, phần lớn chủng Gonococcus, 75% chủng Streptococcus và Enterococcus, Bordetella pertussis, Corynebacteria, Chlamydia, Actinomyces và một số chủng Mycoplasma và Toxoplasma.
Metronidazole là một dẫn chất 5-nitroimidazol, nhóm nitro của metronidazol bị khử bởi protein vận chuyển electron. Metronidazole ở dạng khử phá vỡ cấu trúc xoắn của ADN tiêu diệt vi khuẩn và vi sinh vật đơn bào. [1]
Hai hoạt chất của thuốc Franrogy tập trung trong nước bọt, nướu và xương ổ răng cho tác dụng kháng khuẩn.
Chỉ định
Thuốc kháng sinh Franrogyl được chỉ định để điều trị:
- Điều trị nhiễm trùng răng miệng cấp tính, mãn tính và tái phát, đặc biệt là áp xe răng, viêm tấy, viêm quanh thân răng, viêm nướu, viêm miệng, viêm nha chu, viêm mô tế bào quanh xương hàm, viêm tuyến mang tai, viêm dưới hàm.
- Phòng ngừa mắc nhiễm khuẩn răng miệng sau phẫu thuật.
Chống chỉ định
Để tránh tác dụng không mong muốn, không nên dùng Franrogyl trong các trường hợp:
- Người bị quá mẫn với thành phần có trong thuốc Franrogyl.
- Trẻ em dưới 6 tuổi.
Tác dụng không mong muốn
Người bệnh có thể gặp một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng Franrogyl như:
- Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau dạ dày.
- Dị ứng da, nổi mề đay.
- Cảm giác thấy vị kim loại trong miệng.
- Viêm lưỡi, viêm miệng.
- Tác dụng phụ hiếm thấy và khi sử dụng điều trị kéo dài: Chóng mặt, mất điều hoà, dị cảm, mất phối hợp, viêm đa dây thần kinh cảm giác và vận động.
- Nước tiểu màu nâu, đỏ.
- Metronidazol có thể gây nhiễm nấm Candida ở miệng, ruột hoặc âm đạo.
Chú ý:
- Ngừng điều trị bằng thuốc Franrogyl 125mg khi thấy xuất hiện triệu chứng chóng mặt, lú lẫn, mất điều hoà. Tiến hành kiểm tra công thức bạch cầu ở người bị rối loạn tạng máu hoặc điều trị bằng thuốc liều cao và kéo dài.
- Giảm liều thuốc ở người suy gan nặng.
- Khi gặp tác dụng phụ, cần ngưng sử dụng thuốc và báo ngay cho bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Thận trọng khi sử dụng
- Cần chú ý khi sử dụng thuốc cho người bị bệnh ở hệ thần kinh trung ương và người có tiền sử loạn tạng máu do thuốc có độc tính với thần kinh và làm giảm bạch cầu.
- Cần báo trước cho người bệnh về phản ứng kiểu disulfiram khi sử dụng thuốc với rượu.
Tương tác thuốc
Kháng sinh Franrogyl gây tương tác khi sử dụng đồng thời cùng một số thuốc:
- Thuốc (Spiramycin) + thuốc uống ngừa thai: Làm mất tác dụng phòng ngừa thụ thai.
- Thuốc (metronidazole) + Disulfiram: có thể gây những cơn hoang tưởng và rối loạn tâm thần.
- Thuốc (metronidazole) + Alcohol: gây hiệu ứng antabuse (nóng, đỏ, nôn mửa, tim đập nhanh).
- Thuốc (metronidazole) + các thuốc chống đông máu dùng uống (warfarin): tăng tác dụng thuốc chống đông máu và tăng nguy cơ xuất huyết. Do đó cần điều chỉnh liều của thuốc chống đông trong thời gian điều trị với thuốc đến 8 ngày sau khi điều trị.
- Thuốc + Vecuronium: Metronidazol trong thuốc làm tăng tác dụng của vecuronium.
- Thuốc (metronidazole) + 5- Fluorouracil: làm tăng độc tính của 5- Fluorouracil do làm giảm sự thanh thải.
Có sử dụng thuốc Franrogyl cho phụ nữ có thai và cho con bú không?
Phụ nữ có thai
Thành phần Metronidazol và Spiramycin đều đi qua nhau thai:
- Metronidazol: Một số nghiên cứu đã thông báo nguy cơ sinh quái thai tăng khi dùng Metronidazol trong vào 3 tháng đầu của thai kỳ. Do Metronidazol qua hàng rào nhau thai khá nhanh, nồng độ thuốc ở cuống nhau thai và huyết tương mẹ tương tự nhau. Vì vậy không nên dùng trong thời gian đầu khi mang thai, trừ khi bắt buộc phải dùng và cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ có hại. [2]
- Spiramycin: đi qua nhau thai và có các nghiên cứu thỏa đáng và được kiểm tra chặt chẽ về dùng spiramycin cho người mang thai hoặc khi sinh đẻ. Vì vậy không dùng spiramycin cho người mang thai.
Do đó, không sử dụng Franrogyl cho phụ nữ có thai đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Phụ nữ cho con bú
Spiramycin và metronidazol bài tiết được sữa mẹ nên tránh dùng thuốc trong lúc nuôi con bú.
Ảnh hưởng của thuốc Franrogyl đối với người thường xuyên lái xe và vận hành máy móc
Thuốc Franrogyl có thể gây chóng mặt, mất phối hợp, mất điều hòa nên không dùng thuốc khi đang lái xe hoặc vận hành máy móc.
Lưu ý khi sử dụng
- Bảo quản thuốc tại nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp và tầm tay trẻ em.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của Franrogyl trước khi dùng.
Trên đây, Nhà Thuốc Việt Pháp 1 đã giới thiệu đến bạn thông tin về thuốc Franrogyl. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc sử dụng Franrogyl đúng cách, an toàn và hiệu quả.
Nguồn tham khảo
↑1 | Tham khảo: Cơ chế tác dụng của metronidazol tại https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK539728/. Truy cập ngày 28/9/2023. |
---|---|
↑2 | Tham khảo: Sử dụng Metronidazol cho phụ nữ có thai tại https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25986038/. Truy cập ngày 28/9/2023. |
Chưa có đánh giá nào.