Các cơn đau nhức xương khớp luôn là nỗi ám ảnh của nhiều bệnh nhân gây giảm chất lượng cuộc sống và khả năng vận động. Fonotim là thuốc kê đơn được dùng để điều trị các bệnh về viêm xương khớp. Để trả lời các câu hỏi: Fonotim là thuốc gì? Giá bao nhiêu? Có tác dụng gì Dùng như thế nào? Hãy cùng Nhà thuốc Việt Pháp 1 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Fonotim là thuốc gì?
Fonotim 500mg là thuốc bán theo đơn thuộc nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid, có tác dụng trong điều trị cho bệnh nhân gặp các vấn đề về viêm xương khớp.
Một số thông tin về thuốc Fonotim 500mg[1]:
- Công ty sản xuất: Dae Han New Pharm Co., Ltd. có địa chỉ tại: 04-3, Sangshin-Ri, Hyangnam-Myun, Hwangsung – Si, Kyunggi – Hàn Quốc.
- Công ty đăng ký: Pharmaunity Co., Ltd có địa chỉ: 69-5 Taepyeongno, 2-Ga, Jung-Gu, Seoul Hàn Quốc
- Fonotim SĐK: VN-19310-15.
- Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
- Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ, mỗi vỉ có chứa 10 viên.
- Hạn sử dụng trong 36 tháng.
Thuốc Fonotim giá bao nhiêu?
Thuốc Fonotim giá là 80.000 VNĐ với 1 hộp 10 vỉ mỗi vỉ 10 viên nén bao phim.
Mua Fonotim 500mg ở đâu uy tín?
Bạn có thể dễ dàng mua được Fonotim ở hầu hết các hiệu thuốc vì sản phẩm được phân phối trên toàn quốc.
Nhà thuốc Việt Pháp 1 là một trong những nhà thuốc uy tín mà bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi chọn mua thuốc tại đây. Do sản phẩm này là thuốc kê đơn nên để mua được sản phẩm này, bạn hãy đến trực tiếp Nhà thuốc ở địa chỉ Quầy 102 tầng 1 – 168 Ngọc Khánh, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội (xem bản đồ).
Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với nhà thuốc qua số hotline: 0962.260.002 – 0974.360.996 hoặc nhắn tin trên website chính thức của Nhà thuốc Việt Pháp 1 khi gặp bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm
Thành phần
Thành phần và hàm lượng trong mỗi viên nén bao gồm:
- Nabumeton hàm lượng 500mg.
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
Thuốc Fonotim có tác dụng gì?
Sử dụng Fonotim đem lại cho bệnh nhân các tác dụng như sau:
- Với thành phần chính là nabumeton, thuộc nhóm kháng viêm không steroid, Fonotim có tác dụng chống viêm. giảm đau và hạ sốt nhờ việc ức chế sinh tổng hợp prostaglandin (là một chất trung gian gây viêm).
- Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi so sánh nabumeton với các thuốc NSAID hiện có cho thấy tỷ lệ bệnh nhân gặp tình trạng loét dạ dày tá tràng thấp hơn đáng kể, và nabumetone an toàn hơn khi sử dụng cho bệnh nhân cao tuổi và những người bị suy thận hoặc gan[2].
Như vậy, việc sử dụng thuốc chống viêm không steroid có thành phần nabumeton đem lại tác dụng đã được chứng minh trên lâm sàng cho bệnh nhân viêm khớp và ưu điểm về độ an toàn với các thuốc khác cùng nhóm .
Chỉ định của Fonotim 500mg
Thuốc Fonotim được dùng trong điều trị triệu chứng cấp và mãn tính như: viêm, sưng, cứng, đau khớp trong trường hợp:
- Bệnh nhân viêm xương khớp mạn tính.
- Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.
Chống chỉ định
Để tránh dẫn đến các tác dụng không mong muốn thì không sử dụng thuốc đối với người bệnh trong các trường hợp sau:
- Trẻ em dưới 15 tuổi.
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú.
- Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Bệnh nhân dị ứng chéo với aspirin và các thuốc kháng viêm không steroid khác.
- Bệnh nhân loét dạ dày – tá tràng tiến triển.
- Bệnh nhân suy gan nặng.
- Bệnh nhân suy thận nặng không được thẩm tách máu.
Cách dùng và liều dùng của Fonotim
Cách dùng:
- Sản phẩm được sử dụng theo đường uống.
Liều dùng:
– Với người lớn:
- Liều khởi đầu: 2 viên (1g)/ ngày, uống một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Liều duy trì 1 – 2 g, uống 1 – 2 lần/ngày.
– Với bệnh nhân có trọng lượng dưới 50kg: Không được dùng quá 1g/ngày.
- Người lớn tuổi: Nên dùng không quá 1g mỗi ngày.
- Bệnh nhân suy thận: Dựa vào độ thanh thải của bệnh nhân suy thận mà bác sĩ có thể đưa ra liều thuốc phù hợp cho từng bệnh nhân.
Quá liều và cách xử lý
- Khi sử dụng thuốc Fonotim 500mg quá liều bệnh nhân có thể gặp các tình trạng như: Đau thượng vị, buồn nôn, nôn xuất huyết tiêu hóa, tăng huyết áp, thờ ơ, buồn ngủ, suy thận cấp tính, trầm cảm và hôn mê.
- Xử lý: Do không có thuốc giải độc quá liều đặc hiệu nên bệnh nhân cần được điều trị triệu chứng. Để đào thải lượng thuốc dư thừa có thể gây nôn hoặc cho uống than hoạt tính.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Fonotim
Khi sử dụng thuốc Fonotim 500mg cần thận trọng trong các trường hợp sau:
- Với bệnh nhân suy gan nặng.
- Bệnh nhân có bệnh lý đường tiêu hóa hoặc đang điều trị thuốc bằng thuốc chống đông.
- Thận trọng khi dùng thuốc trên các bệnh nhân suy tim xung huyết, cao huyết áp.
Tác dụng không mong muốn
Bất kỳ sử dụng một dược phẩm nào, bạn cũng có thể gặp các tác dụng không mong muốn. Fonotim 500mg cũng vậy, dưới đây là một vài tác dụng có hại được chúng tôi liệt kê:
- Đối với hệ tiêu hóa: Khó tiêu, đau bụng, viêm thực quản, loét dạ dày tá tràng, táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ợ hơi, xuất huyết tiêu hóa. Hiếm gặp: Bị thủng dạ dày, viêm trực tràng, viêm dạ dày.
- Gan: Có thể làm transaminase huyết thanh hoặc bilirubin tăng tạm thời. Rất hiếm gặp tình trạng viêm gan.
- Thận: Có thể rối loạn thông số chức năng thận, hiếm gặp gây suy thận.
- Hô hấp: Có thể khởi phát cơn hen cấp.
- Huyết học: Có thể thiếu máu, giảm tiểu cầu, rối loạn công thức máu (bạch cầu), giảm bạch cầu.
- Da: Gây ngứa, ban đỏ, viêm miệng, phát ban, nổi mề đay, bỏng rộp như hội chứng Stevens Johnson, nhiễm độc hoại tử biểu bì.
- Dị ứng: Hiếm gặp tình trạng phù.
- Hệ thần kinh trung ương: Nhức đầu, ngủ gật, có thể gây chóng mặt, ù tai, mệt mỏi…
- Tim mạch: Nhịp tim nhanh, gây phù, có thể gặp phù chi dưới, tăng huyết áp, đỏ bừng mặt.
- Thị giác: Có thể gây rối loạn thị giác, viêm kết mạc.
Tương tác thuốc
Các loại thuốc khi sử dụng cùng có thể tương tác với nhau. Vì vậy, bạn cần báo với bác sĩ các thuốc bạn đang sử dụng để tránh các tình trạng tương tác thuốc có hại.
Dưới đây là một vài trường hợp tương tác của Fobotim đã được ghi nhận:
- Wafarin: Đã có ghi nhận tương tác giữa wafarin và các thuốc kháng viêm không steroid khác. Vì vậy cần thận trọng khi dùng cả 2 thuốc.
- Thức ăn: Khi dùng chung với đồ ăn, nabumeton hấp thu nhanh hơn nhưng tổng lượng sản phẩm chuyển hóa của hoạt chất trong máu không thay đổi.
Fonotim 500mg có dùng được cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú không?
Chưa có nghiên cứu cụ thể về độ an toàn của thuốc khi dùng với phụ nữ có thai và đang cho con bú. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, không dùng thuốc cho các đối tượng trên.
Thuốc Fonotim có ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc không?
Thành phần Nabumeton có thể gây nhức đầu, chóng mặt, ù tai, ngủ gật, mệt mỏi. Vì vậy để tránh các tình trạng đáng tiếc xảy ra, bạn cần thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc[3].
Một số lưu ý khi sử dụng
- Với các triệu chứng mạn tính: Khi dùng thuốc trong thời gian dài, nên kiểm tra thường xuyên các thử nghiệm như: công thức máu, xét nghiệm chức năng gan,…
- Khi điều trị các triệu chứng cấp, cần cân nhắc kỹ trong trường hợp viêm cấp tính nặng và ưu tiên điều trị nguyên nhân nếu có thể.
- Bảo quản ở bao bì kín, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30oC.
- Để cải thiện tình trạng viêm khớp bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, bạn nên có chế độ hoạt động và ăn uống hợp lý.
- Lưu ý hạn sử dụng để tránh dùng phải thuốc kém chất lượng.
- Để xa tầm tay trẻ em.
Bài viết cung cấp một số thông tin cơ bản về thuốc điều trị triệu chứng viêm khớp Fonotim. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn.
Nguồn tham khảo
↑1 | Theo Bộ Y Tế và Cục quản lý dược Drugbank.vn, “Thông tin thuốc Fonotim tap”, tra cứu tại: https://drugbank.vn/thuoc/Fonotim-Tab-&VN-19310-15, Truy cập ngày 30/03/2022 |
---|---|
↑2 | Theo Pubmed, “Nabumetone: a new NSAID for rheumatoid arthritis and osteoarthritis”, Tra cứu tại: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/1538889/, Truy cập ngày 30/03/2022 |
↑3 | Tham khảo tại tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Fonotim |
Chưa có đánh giá nào.