Danh mục | Thuốc tiêu chảy |
Công ty sản xuất | Flamingo Pharmaceuticals Limited |
Công ty đăng ký | Flamingo Pharmaceuticals Limited |
Số đăng ký | VN-17434-13 |
Dạng bào chế | Viên nang cứng |
Tiêu chảy là tình trạng khá phổ biến, thường xảy ra vào mùa hè ở cả người lớn và trẻ em. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là ăn uống không hợp vệ sinh, vệ sinh cá nhân kém khiến cho các vi khuẩn gây bệnh lây lan vào cơ thể, ngộ độc thực phẩm… Tình trạng này không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến một số hậu quả như mất nước, mệt mỏi, hăm loét đỏ quanh vùng hậu môn. Hoạt chất Loperamid được chứng minh có hiệu quả trong việc điều trị tiêu chảy. Flamipio là một trong số những thuốc được sản xuất có chứa hoạt chất này. Vậy Flamipio là thuốc gì? Giá bao nhiêu? Tác dụng, liều dùng? Hãy cùng tìm hiểu thuốc này với Nhà thuốc Việt Pháp 1 thông qua bài viết dưới đây.
Flamipio là thuốc gì?
Flamipio là thuốc kê đơn được sản xuất ở Ấn Độ, có tác dụng điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp và mãn tính, kể cả không rõ nguyên nhân.
Một số thông tin về thuốc Flamipio[1]:
- Công ty sản xuất và đăng ký: Flamingo Pharmaceuticals Limited. Địa chỉ: R-662, TTC Ind. Area, Rabale, Navi Mumbai 400 701, Ấn Độ.
- Số đăng ký: VN-17434-13.
- Dạng bào chế: Viên nang cứng.
- Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên.
- Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất được in trên bao bì sản phẩm.
Flamipio 2mg giá bao nhiêu?
Trên thị trường hiện nay, một hộp 100 viên Flamipio được bán với giá 70.000 VNĐ. Giá bán của thuốc giữa các nhà thuốc có thể khác biệt tuy nhiên chênh lệch không quá nhiều.
Mua thuốc Flamipio chính hãng ở đâu tại Hà Nội, TPHCM?
Thuốc Flamipio hiện nay được bán rộng rãi tại nhiều nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội, trong đó Nhà Thuốc Việt Pháp 1 sẽ là lựa chọn để người tiêu dùng tin tưởng. Nhà thuốc Việt Pháp 1 cam kết luôn cung cấp những sản phẩm chất lượng tốt, đầy đủ giấy tờ với giá cả hợp lý nhất đến tay người tiêu dùng.
Quý khách đến mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc tại địa chỉ: Quầy 102 tầng 1 – 168 Ngọc Khánh, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội (Xem bản đồ).
Hãy liên hệ đến hotline của Nhà thuốc: 0962.260.002 để nhận tư vấn của dược sĩ nhà thuốc khi quý khách có thắc mắc về cách sử dụng thuốc.
Thành phần của Flamipio
Một viên nang cứng Flamipio có chứa những thành phần với hàm lượng như sau:
- Loperamid hydroclorid: 2mg.
- Tá dược vừa đủ viên nang: Lactose monohydrat, TALC, tinh bột, magie stearat.
Cơ chế tác dụng của thuốc Flamipio
Hoạt chất chính có trong thuốc là Loperamid hydroclorid[2]. Hoạt chất này là một opioid tổng hợp ức chế nhu động ruột bằng cách liên kết với các thụ thể opiate trong thành ruột, cản trở cơ chế cholinergic và noncholinergic liên quan đến phản xạ nhu động, làm giảm hoạt động của các cơ vòng và cơ dọc ở thành ruột và cũng có thể làm giảm tiết dịch tiêu hóa, dẫn đến cải thiện các triệu chứng tiêu chảy.
Chỉ định
Flamipio được chỉ định để điều trị các triệu chứng sau:
- Bệnh nhân bị tiêu chảy cấp tính, mãn tính kể cả tiêu chảy không rõ nguyên nhân.
- Giảm lượng phân bằng cách làm giảm thể tích dịch được thải qua lỗ mở thông hồi tràng.
Chống chỉ định
Chống chỉ định sử dụng thuốc Flamipio đối với những đối tượng sau:
- Bệnh nhân bị mẫn cảm với dược chất Loperamid và các thành phần tá dược có trong thuốc.
- Bệnh nhân cần tránh tình trạng táo bón[3].
- Bệnh nhân bị tiêu chảy nhiễm trùng cấp tính.
- Trẻ em và bệnh nhân bị hội chứng lỵ.
Liều dùng – Cách dùng
Cách dùng
- Flamipio được bào chế dạng viên nang cứng nên dùng theo đường uống.
Liều dùng
Người lớn
- Tiêu chảy cấp tính: Điều trị khởi đầu với liều 2 viên. Trong trường hợp vẫn còn triệu chứng thì uống thêm 1 viên sau 4 – 6 giờ. Lưu ý: Liều tối đa trong 1 ngày là 8 viên và sử dụng thuốc nhiều nhất trong 5 ngày.
- Tiêu chảy mạn tính: Điều trị khởi đầu với liều 2 viên. Duy trì dùng thuốc với liều 1-6 viên mỗi ngày. Lưu ý: Liều tối đa trong 1 ngày là 8 viên. Khi triệu chứng đã được cải thiện thì giảm liều từ từ, đặc biệt khi bệnh nhân bị táo bón thì phải ngừng sử dụng ngay.
Trẻ em
Tiêu chảy cấp tính: Liều dùng khởi đầu của thuốc tùy thuộc vào lứa tuổi và cân nặng của trẻ:
- Trẻ em từ 6-8 tuổi (hoặc 20-30kg): 1 viên/lần x 2 lần/ngày.
- Trẻ em từ 8-12 tuổi (hoặc trên 30kg): 1 viên/lần x 3 lần/ngày.
- Trẻ em trên 12 tuổi: Sử dụng thuốc theo liều của người lớn.
Liều duy trì: có thể sử dụng liều 0,1mg/kg cân nặng nhưng không vượt quá liều khởi đầu. Nếu sau 2 ngày điều trị mà không đỡ thì phải ngừng sử dụng thuốc.
Tiêu chảy mạn tính
Chưa được xác định rõ liều lượng cụ thể ở trẻ em. Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, tối đa 1 viên/lần x 2 – 3 lần/ngày.
Flamipio uống trước hay sau ăn?
- Đây là thuốc điều trị triệu chứng ngay lập tức nên có thể dùng thuốc trước hoặc sau khi ăn.
Hiệu quả lâm sàng của hoạt chất Loperamid
Một thử nghiệm để chứng minh hiệu quả của Loperamid[4] trong điều trị tiêu chảy mãn tính do bệnh Crohn đã được thực hiện. 27 bệnh nhân bị tiêu chảy mãn tính do bệnh viêm loét đại tràng, hội chứng ruột ngắn và các nguyên nhân vô căn (cơ năng) đã tham gia vào nghiên cứu đa giai đoạn (mở, mù đôi và mở dài hạn) này. Trong giai đoạn mở của nghiên cứu, loperamide làm giảm hiệu quả các triệu chứng tiêu chảy ở 21 trong số 27 bệnh nhân. Số lượng phân trung bình giảm từ tám trong giai đoạn tái phát ban đầu xuống còn hai sau 1 tháng điều trị (P = 0,0001). Hiệu quả đã được xác nhận trong giai đoạn mù đôi và mở dài hạn của nghiên cứu. Bốn bệnh nhân không thuyên giảm trong khi điều trị đã ngừng thuốc vì đau quặn bụng.
Thử nghiệm lâm sàng[5] điều trị bệnh tiêu chảy cấp tính bằng Loperamid được thực hiên với giả dược. 120 bệnh nhân đã được tham gia vào một nghiên cứu ngẫu nhiên mù đôi, trong số 82 bệnh nhân được đánh giá, 38 người được dùng loperamide và 44 người dùng giả dược trong thời gian tối đa là 5 ngày. Không có sự khác biệt đáng kể về số lượng phân lỏng trong ngày điều trị đầu tiên, trong tổng số viên đã uống hoặc trong tổng thời gian của giai đoạn tiêu chảy giữa hai nhóm điều trị. Những bệnh nhân được điều trị bằng loperamide có ít phân lỏng hơn đáng kể trong thời gian quan sát 5 ngày so với những bệnh nhân được điều trị bằng giả dược, trung bình năm so với bảy, một sự khác biệt nhỏ về tầm quan trọng về mặt lâm sàng. Sự bài tiết của vi khuẩn gây bệnh được theo dõi hàng tuần ở 13 bệnh nhân được điều trị bằng loperamide (trung bình 35. 5 ngày) và ở 18 bệnh nhân được điều trị bằng giả dược (trung bình 22,5 ngày).
Tác dụng không mong muốn của Flamipio
Trong quá trình sử dụng, Flamipio gây ra một số tác dụng không mong muốn như sau:
- Khi điều trị tiêu chảy mãn tính thì thường gặp các biểu hiện như đau bụng, táo bón, chướng bụng, khó chịu, buồn nôn, khô miệng, nôn, chóng mặt, mệt mỏi, ngủ gà.
- Các tác dụng phụ xuất hiện muộn bao gồm rối loạn nhịp thất khác, viêm tụy, kéo dài khoảng QT/QTc, bất tỉnh, xoắn đỉnh, và ngừng tim dẫn đến tử vong.
- Khi gặp triệu chứng chướng bụng, phân có máu ở những bệnh nhân bị loét dạ dày thì cần phải dừng sử dụng thuốc.
Tương tác thuốc
Tương tác thuốc có thể xảy ra khi sử dụng đồng thời Flamipio với các loại thuốc khác. Hầu hết các tương tác thuốc này đều gây ra các tác dụng phụ, vì vậy người dùng cận thận khi đang sử dụng các thuốc khác. Dưới đây là các tương tác có thể xảy ra khi sử dụng Flamipio[6].
- Dùng đồng thời loperamide (Liều 16 mg) với Quinidine hoặc Ritonavir thì nồng độ loperamide trong huyết tương tăng từ 2 đến 3 lần.
- Dùng đồng thời loperamide (Liều 4 mg) và itraconazole sẽ làm tăng nồng độ loperamide trong huyết tương từ 3 đến 4 lần. Trong cùng một nghiên cứu, chất ức chế CYP2C8 là gemfibrozil đã làm tăng nồng độ của loperamide trong huyết tương lên khoảng 2 lần. Sự kết hợp giữa itraconazole và gemfibrozil làm tăng nồng độ đỉnh của loperamide trong huyết tương gấp 4 lần.
- Sử dụng đồng thời loperamide (Liều 16 mg) với ketoconazole sẽ làm tăng nồng độ của loperamide trong huyết tương 5 lần so với mức bình thường.
- Điều trị đồng thời Loperamid với desmopressin đường uống sẽ làm tăng gấp 2 lần nồng độ desmopressin trong huyết tương. Nguyên nhân có thể do nhu động đường tiêu hóa chậm hơn.
Quá liều và cách xử trí
Triệu chứng
Khi sử dụng quá liều, bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng ức chế thần kinh trung ương như rối loạn kết hợp vận động, buồn ngủ, khó thở và tắc ruột. Những ảnh hưởng này ở trẻ nhỏ nhạy cảm hơn so với người lớn.
Cách xử trí
Trong trường hợp quá liều, cần loại bỏ thuốc ra khỏi dạ dày bằng sử dụng Naloxone để giải độc. Tuy nhiên, do thời gian tác dụng của Naloxone ngắn hơn Flamipio nên cần phải lặp lại liều Naloxone. Cần đưa người bệnh tới bệnh viện gần nhất để theo dõi trong ít nhất 2 ngày để có hướng xử lý thích hợp.
Phụ nữ có thai và đang cho con bú có dùng Flamipio được không?
Phụ nữ có thai
Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy Loperamid không gây quái thai tuy nhiên dữ liệu ở người chưa đủ. Vì vậy cần phải thận trọng đối với phụ nữ có thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Phụ nữ đang cho con bú
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng Loperamid được bài tiết một lượng nhỏ qua sữa mẹ. Vì vậy không nên dùng Loperamid cho phụ nữ đang cho con bú.
Ảnh hưởng của thuốc Flamipio đến người lái xe hoặc vận hành máy móc
Khi sử dụng thuốc Flamipio, các triệu chứng như buồn ngủ, mệt mỏi, ngủ gà sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng làm việc của người sử dụng thuốc. Vì vậy không nên sử dụng thuốc này đối với đối tượng này.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Flamipio
Trong quá trình sử dụng Flamipio, bệnh nhân cần lưu ý những điểm sau:
- Khi phát hiện ra triệu chứng mất nước thì cần phải bù nước và điện giải ngay. Nếu không thấy cải thiện triệu chứng trong vòng 2 ngày đối với bệnh nhân tiêu chảy cấp thì không được tiếp tục sử dụng Flamipio.
- Cần được theo dõi các những dấu hiệu gây độc ở hệ thần kinh đối với bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan.
- Cần dừng điều trị bằng Flamipio khi bắt đầu có hiện tượng trương phồng bụng ở người bệnh mắc viêm đại tràng.
- Bổ sung thêm các dung dịch điện giải khi đang bị tiêu chảy.
- Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và các con vật trong gia đình.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, kiểm tra hạn sử dụng của thuốc Flamipio trước khi dùng để nắm được những thông tin cần thiết của thuốc.
- Bảo quản thuốc Flamipio ở nhiệt độ dưới 30oC, tránh nơi ẩm ướt và ánh sáng chiều trực tiếp vào sản phẩm.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Flamipio mà chúng tôi muốn cung cấp cho bạn đọc. Hi vọng rằng bài viết trên sẽ giúp bạn đọc nắm được những thông tin cơ bản nhất của thuốc này.
Nguồn tham khảo
↑1 | Thông tin thuốc Flamipio tra tại Drugbank – Ngân hàng dữ liệu ngành Dược của Bộ Y tế. Link tham khảo: https://drugbank.vn/thuoc/Flamipio&VN-17434-13. Ngày truy cập: 19/10/2022 |
---|---|
↑2 | Tham khảo thông tin hoạt chất Loperamide tại Wikipedia. Link tham khảo: https://en.wikipedia.org/wiki/Loperamide. Ngày truy cập: 19/10/2022 |
↑3 | Tham khảo tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Flamipio. Ngày truy cập: 19/10/2022 |
↑4 | Theo Pubmed, “Loperamide: a new antidiarrheal agent in the treatment of chronic diarrhea”. Link tham khảo:https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/773735/.Ngày truy cập: 19/10/2022 |
↑5 | Theo Pubmed, “Symptomatic treatment of acute infectious diarrhoea: loperamide versus placebo in a double-blind trial”. Link tham khảo: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/3514770/. Ngày truy cập: 19/10/2022 |
↑6 | Tham khảo tương tác của hoạt chất Loperamid tại EMC. Link tham khảo: https://www.medicines.org.uk/emc/product/2986/smpc#INTERACTIONS. Ngày truy cập: 19/10/2022 |
Hoàng Đại Bảo
thuốc rất nhạy, mình vừa uống thuốc là không còn đi ngoài nữa