Danh mục | Thuốc chống rối loạn tâm thần |
Thương hiệu | Akum Drugs & Pharmaceuticals Ltd |
Số đăng ký | VN-19409-15 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Hạn sử dụng | 2 năm |
Trầm cảm là chứng rối loạn tâm thần phổ biến gây ảnh hưởng đến người bệnh cả về mặt thể chất và tinh thần. Hiện nay, việc điều trị bệnh lý trên chủ yếu thông qua việc kết hợp điều trị tâm lý và sử dụng thuốc. Escivex 20 là một trong số các thuốc thường được sử dụng để điều trị trầm cảm. Vậy Escivex 20 có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Hãy cùng Nhà thuốc Việt Pháp 1 khám phá chi tiết thông tin về thuốc qua bài viết dưới đây.
Escivex 20 là thuốc gì?
Escivex 20 là thuốc kê đơn được sản xuất tại Ấn Độ có thành phần chính là Escitalopram được sử dụng để điều trị trầm cảm và rối loạn lo âu.
Một số thông tin về thuốc Escivex 20mg:
- Công ty sản xuất và chịu trách nghiệm về chất lượng: Akum Drugs & Pharmaceuticals Ltd. Địa chỉ công ty: Plot No. 131 to 133, Block-C, Mangolpuri Ind Area, Phase-I, Delhi – 110083, INDIA (Ấn Độ).
- Số đăng ký: VN-19409-15.
- Dạng bào chế: Viên nén.
- Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
- Hạn sử dụng: 2 năm.
Thuốc Escivex 20 giá bao nhiêu? Mua ở đâu chính hãng?
Escivex 20 mg bán tại Nhà thuốc Việt Pháp 1 có giá là 150.000VND/Hộp 30 viên.
Quý khách có thể mua thuốc Escivex 20 tại Nhà thuốc Việt Pháp 1 bằng 2 cách:
- Mua thuốc trực tiếp tại địa chỉ Số 168 Ngọc Khánh, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội (Xem bản đồ) để được tư vấn cụ thể về cách sử dụng thuốc.
- Mua hàng thông qua trang web chính thức hoặc gọi qua số hotline: 0962.260.002.
Thành phần
Trong 1 viên nén Escivex 20 có chứa các thành phần:
- Escitalopram (dạng Escitalopram oxalate): 20mg.
- Tá dược: vừa đủ 1 viên.
Tác dụng của thuốc Escivex 20mg
Escitalopram trong thuốc là một chất ức chế tái hấp thu serotonin có tính chọn lọc cao. Serotonin có vai trò điều chỉnh một loạt các quá trình hành vi của con người, bao gồm tâm trạng, nhận thức, trí nhớ.
Theo cơ chế tác dụng, Escitalopram sẻ liên kết với protein vận chuyển serotonin phụ thuộc natri nằm trong tế bào thần kinh tiền synap dẫn đến ức chế hoạt động tái hấp thu serotonin. Do đó, làm tăng lượng serotonin, tăng tác dụng của serotonin trên hệ thần kinh trung ương.
có tính chọn lọc cao, rất ít hay không có hiệu quả tái hấp thu các chất dẫn truyền thần kinh khác. Thông thường, Escitalopram sẽ bắt đầu có hiệu quả trong 1 tuần và đạt đáp ứng lâm sàng cao nhất vào khoảng 8 đến 12 tuần điều trị tùy theo từng trường hợp.[1]
Chỉ định
Thuốc Escivex 20mg được chỉ định để điều trị các bệnh lý:
- Điều trị cấp và điều trị duy trì bệnh trầm cảm ở người lớn và trẻ nhỏ từ 12 đến 17 tuổi.
- Điều trị hội chứng lo âu cấp ở người trưởng thành.
- Rối loạn lo âu sợ xã hội.
- Chứng ám ảnh cưỡng bức.
- Cơn hoảng sợ có hay không có ám ảnh sợ khoảng trống.
Chống chỉ định
Không nên sử dụng Escivex 20 trong các trường hợp:
- Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc Escivex.
- Không sử dụng đồng thời thuốc cho bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs).
- Không phối hợp với pimozide.
Cách dùng- liều dùng
Cách dùng
Thuốc uống với nước vào buổi sáng hoặc tối.
Liều dùng
Người lớn:
- Liều thông thường: 10 mg x 1 lần mỗi ngày, có thể tăng liều lên tới 20 mg x 1 lần mỗi ngày sau tối thiểu 1 tuần.
- Bệnh trầm cảm nặng: 10 mg x 1 lần mỗi ngày; liều tối đa là 20 mg, uống 1 lần mỗi ngày. Hiệu quả chống trầm cảm biểu hiện rõ sau 2 đến 4 tuần điều trị, tiếp tục sử dụng duy trì ít nhất thời gian 6 tháng.
- Điều trị chứng hoảng loạn có hoặc không kèm với chứng ám ảnh sợ khoảng trống: Liều khởi đầu là 5mg/ngày trong tuần đầu, sau đó tăng lên 10 mg/ngày, liều tối đa là 20 mg, uống 1 lần mỗi ngày.
- Điều trị chứng lo âu sợ tiếp xúc với xã hội: Liều thường dùng 10mg/lần/ ngày, dùng liên tục trong khoảng 2 đến 4 tuần những triệu chứng mới giảm.
- Điều trị chứng lo âu toàn thể: Liều khởi đầu 10mg/ ngày, liều tối đa là 20 mg/ngày. Dùng liều tối đa 20mg mỗi ngày tối thiểu 6 tháng để điều trị.
- Điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng bức: Liều khởi đầu 10mg/ngày, có thể tăng đến cao nhất 20mg/ngày và phải duy trì điều trị để đảm bảo khỏi hẳn triệu chứng.
Trẻ em:
- Thông thường dùng liều 10mg/lần/ngày; có thể tăng liều lên đến 20 mg sau ít nhất 3 tuần.
Người trên 65 tuổi:
- Liều ban đầu bằng 1/2 liều thông thường khuyến cáo, thông thường là 10 mg/lần/ngày.
- Liều tối đa của người trên 65 tuổi thấp hơn liều tối đa được khuyến cáo cho người lớn.
Suy thận:
- Suy thận mức độ nhẹ và vừa: Không cần phải hiệu chỉnh liều so với liều của người bình thường.
- Suy thận nặng (Clcr < 20 ml/phút): Thận trọng khi sử dụng.
Suy gan nhẹ và vừa:
- Liều ban đầu sử dụng thuốc là 5mg/ngày, tùy theo đáp ứng có thể tăng đến 10mg, uống 1 lần/ngày, dùng trong 2 tuần đầu.
Người chuyển hóa chậm CYP2C19:
- Liều ban đầu sử dụng thuốc là 5mg/ngày, tùy theo đáp ứng có thể tăng đến 10mg, uống 1 lần/ngày, dùng trong 2 tuần đầu.
Tác dụng không mong muốn
Người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ không muốn khi sử dụng Escivex 20 như:
- Hội chứng serotonin hoặc phản ứng giống hội chứng an thần ác tính với các triệu chứng như: sốt, rối loạn thần kinh thực vật, tăng trương lực cơ, gây rối loạn lên các biểu hiện sinh tồn bao gồm huyết áp, nhịp tim, thân nhiệt,…
- Tâm trí thay đổi như kích động, ảo giác, hôn mê.
- Nhịp tim nhanh.
- Huyết áp không ổn định.
- Tăng thân nhiệt,..
- Tăng phản xạ.
- Không phối hợp động tác.
- Nôn, buồn nôn.
- Tiêu chảy.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Escivex 20
Thận trọng khi sử dụng Escivex 20 trong các trường hợp như:
- Thuốc làm tăng mức độ trầm cảm cùng với xuất hiện ý định tự tử.
- Hội chứng serotonin có nguy cơ cao xuất hiện.
- Không nên giảm liều đột ngột, cần giảm liều từ từ kéo dài trong vài tuần hoặc hàng tháng.
- Thận trọng khi sử dụng trên bệnh nhân có tiền sử co giật, bệnh nhân loạn thần.
- Thận trọng khi sử dụng thuốc cho người có tiền sử loạn thần vì thuốc có khả năng gây loạn thần và hưng cảm.
Tương tác thuốc
Escivex 20 có thể gây phản ứng tương tác khi dùng cùng với các thuốc:
- Thuốc tác động quá trình đông máu (NSAID, Aspirin, Warfarin,…): Khi sử dụng chung với Escitalopram làm tăng thời gian đông máu, tăng khả năng chảy máu.
- Rượu: Gây tăng ức chế thần kinh trung ương, không khuyến khích uống rượu khi đang dùng thuốc.
- Thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs): Việc sử dụng escitalopram nhằm điều trị rối loạn tâm thần cùng MAOIs hoặc trong vòng 14 ngày sau khi ngừng điều trị bằng MAOIs bị chống chỉ định do tăng nguy cơ mắc hội chứng serotonin.
- Triptan: Đã có những báo cáo hiếm hoi sau khi đưa thuốc ra thị trường về hội chứng serotonin khi sử dụng thuốc với triptan.
- Ethyl alcohol, thuốc giảm đau nhóm opioid, chống loạn thần, thuốc ức chế thần kinh trung ương, thuốc ức chế CYP2C19, CYP3A4, linezolid, kháng sinh nhóm macrolid: làm tăng nồng độ Escitalopram khi dùng đồng thời.
- Các thuốc chẹn kênh alpha, beta, thuốc kháng tiểu cầu, thuốc chống đông, thuốc chống trầm cảm (loại ức chế/đối kháng hấp thu serotonin chọn lọc), thuốc chống viêm giảm đau không steroid, các thuốc điều hòa serotonin, thuốc tiêu huyết khối, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc đối kháng vitamin K: Escitalopram làm tăng tác dụng của các thuốc trên.
Quá liều và xử trí
Triệu chứng quá liều của thuốc bao gồm: co giật, hôn mê, hạ huyết áp, mất ngủ,… Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu quá liều Escitalopram, người bệnh cần được thở oxy, rửa dạ dày và sử dụng than hoạt. Đồng thời theo dõi tình trạng tim mạch và các chỉ số sinh tồn.
Có sử dụng được Escivex 20 cho phụ nữ có thai và cho con bú không?
Cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trước khi sử dụng Escivex cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú. [2]
Ảnh hưởng của thuốc Escivex 20 đối với người thường xuyên lái xe và vận hành máy móc
Thuốc có thể gây buồn ngủ do đó không lái xe hoặc vận hành máy móc cho đến khi biết được tác động của thuốc lên cơ thể.
Lưu ý khi sử dụng
- Để sản phẩm ở nơi khô ráo, dưới 30 độ C, tránh ánh sáng.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc Escivex 20 trước khi dùng.
Trên đây, Nhà Thuốc Việt Pháp 1 đã giới thiệu đến bạn thông tin về thuốc Escivex 20. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc sử dụng Escivex 20 đúng cách, an toàn và hiệu quả.
Nguồn tham khảo
↑1 | Tham khảo: Tác dụng của Escitalopram tại https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24930683/. Truy cập ngày 29/12/2023 |
---|---|
↑2 | Tham khảo: Escitalopram cho phụ nữ có thai và cho con bú tại https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK557734/ |
Chưa có đánh giá nào.