Hắt hơi, sổ mũi, đau đầu,… là các biểu hiện thường gặp của bệnh cảm cúm và chúng ta không còn xa lạ với hoạt chất Paracetamol giúp hạ sốt, giảm đau. Ngày nay, có rất nhiều các loại thuốc chứa Paracetamol, chẳng hạn như Detazofol. Vậy Detazofol 400mg có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Tất cả sẽ được Nhà thuốc Việt Pháp 1 bật mí trong bài viết dưới đây.
Detazofol là thuốc gì?
Detazofol[1] thuộc nhóm thuốc giảm đau hạ sốt, có 2 thành phần chính là Paracetamol (Acetaminophen) 400mg và Clorpheniramin 2mg. Thuốc có tác dụng giảm đau hạ sốt và điều trị các triệu chứng liên quan đến dị ứng đường hô hấp trên.
Một số thông tin khác về thuốc:
- Detazofol được sản xuất và đăng ký tại Việt Nam bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội. Địa chỉ 170 La Thành, Đống Đa, Hà Nội (sản xuất tại lô 15, KCN Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội).
- Số đăng ký: VD-12270-10.
- Dạng bào chế: Viên nén.
- Quy cách đóng gói: Dạng hộp 30 vỉ x 20 viên.
- Hạn sử dụng: 2 năm kể từ ngày sản xuất.
Detazofol new 325mg là sản phẩm mới được Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội sản xuất và đưa ra trên thị trường năm 2021. Thuốc có số đăng ký là: VD-35004-21. Detazofol new có sự khác biệt về hàm lượng Paracetamol. Thuốc chứa 325mg Paracetamol, ít hơn so với Detazofol đăng ký năm 2010 (400mg). Hàm lượng Clorpheniramin maleat vẫn là 2mg.
Thuốc Detazofol giá bao nhiêu?
Hiện nay thuốc Detazofol đã được phân phối rộng rãi trên khắp các cửa hàng thuốc, siêu thị thuốc trên toàn quốc. Mức giá bán lẻ thuốc còn tùy thuộc vào từng cơ sở kinh doanh khác nhau. Hộp Detazofol 10 vỉ x 20 viên thường được bán với giá 48.000 VNĐ. Loại 30 vỉ x 20 viên có giá khoảng 140.000 VNĐ.
Để biết thêm thông tin chi tiết về thuốc cũng như giá bán chính xác, bạn hãy liên hệ với cửa hàng thuốc đó.
Mua thuốc Detazofol 400mg ở đâu?
Thuốc Detazofol hiện đang được bán tại nhiều nhà thuốc lớn, cơ sở thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể dễ dàng tìm mua trực tiếp tại Nhà thuốc Việt Pháp 1 của chúng tôi. Địa chỉ: Quầy 102 – Tầng 1 số 168 Ngọc Khánh, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Hà Nội (Xem bản đồ).
Nhà thuốc Việt Pháp 1 uy tín, đạt chuẩn GPP, cam kết luôn đem đến cho quý khách hàng những sản phẩm chính hãng, chất lượng hiệu quả, giá tốt, tem chống giả, nhãn mác rõ ràng. Nhà thuốc còn hỗ trợ mua bán, đổi trả hàng online theo chính sách của nhà thuốc, hỗ trợ giao hàng tận nhà, miễn phí vận chuyển trên toàn quốc.
Hãy liên hệ qua hotline: 0962.260.002 – 0974.360.996 và website chính thức của nhà thuốc để nhận được sự tư vấn nhiệt tình từ các dược sĩ chuyên môn.
Thành phần
Thuốc Detazofol có 2 thành phần hoạt chất chính:
- Paracetamol (Acetaminophen) hàm lượng 400mg.
- Clorpheniramin maleat hàm lượng 2mg.
Thành phần tá dược vừa đủ 1 viên nén, có tác dụng phụ trợ, điều hòa sự ổn định thuốc.
Thuốc Detazofol có tác dụng gì?
Paracetamol[2] (Acetaminophen) thường được phân loại cùng với thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt nhưng không có tác dụng chống viêm.
Paracetamol giảm đau bằng cách ức chế không chọn lọc enzym COX-1 và COX-2, từ đó làm giảm tổng hợp Prostaglandin (PG). Prostaglandin chịu trách nhiệm gây cảm giác đau. Acetaminophen không ức chế enzym COX ở các mô ngoại vi nên không có tác dụng chống viêm ngoại vi. Tác dụng hạ sốt của Acetaminophen có thể là do tác dụng trực tiếp lên các trung tâm điều nhiệt trong não, dẫn đến giãn mạch ngoại vi, đổ mồ hôi và mất nhiệt cơ thể.
Chlorpheniramine[3] thuộc nhóm kháng Histamin thế hệ 1. Thuốc liên kết với thụ thể Histamin ngăn chặn hoạt động của Histamin nội sinh. Từ đó dẫn đến giảm tạm thời các triệu chứng tiêu cực do Histamin mang lại như hắt hơi, chảy nước mắt, ngứa mắt, chảy nước mũi do sốt cỏ khô và các bệnh dị ứng đường hô hấp trên khác.
Chỉ định
Thuốc Detazofol có thể sử dụng với hầu hết các đối tượng, kể cả trẻ từ 2 tuổi trở lên trong các trường hợp sau:
- Sốt cao.
- Cảm cúm.
- Sổ mũi, nghẹt mũi.
- Viêm mũi dị ứng.
- Đau đầu.
- Đau dây thần kinh.
- Đau nhức xương, cơ, khớp.
- Đau răng.
Chống chỉ định
Chống chỉ định Detazofol cho những đối tượng sau đây:
- Người dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Bệnh nhân đang trong cơn hen cấp.
- Bệnh nhân thiếu máu.
- Người có tiền sử mắc các bệnh lý hoặc suy giảm chức năng tim, gan, thận, phổi.
- Bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt, tắc môn vị, tá tràng.
- Bệnh nhân có xuất huyết tiêu hóa, co thắt khí phế quản.
- Người bệnh thiếu hụt Glucose-6-Phosphat Dehydrogenase.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
- Bệnh nhân đang sử dụng IMAO trong vòng 14 ngày.
- Người bệnh sử dụng đồ uống có cồn nhiều lần trong một ngày.
Liều dùng – Cách dùng
Liều dùng
- Đối với trẻ em từ 2 đến 6 tuổi: Uống ½ – 1 viên/lần, mỗi ngày uống 1 – 2 lần.
- Đối với trẻ em từ 6 đến 15 tuổi: Uống 1 viên/lần, mỗi ngày uống 2 – 3 lần.
- Đối với người lớn: Uống 1 – 2 viên/lần, mỗi ngày uống 3 – 4 lần.
- Liều tối đa là 4000mg Paracetamol/ngày, tương đương 10 viên nén/ngày.
Cách dùng
- Thuốc sử dụng đường uống.
- Uống với 1 cốc nước sôi để nguội.
- Nên uống thuốc sau bữa ăn khoảng 30 phút.
- Lưu ý các lần uống thuốc cách nhau ít nhất 4 giờ.
Tác dụng phụ của Detazofol
Trong quá trình sử dụng thuốc Detazofol có thể gặp một số tác dụng phụ phổ biến như:
- Buồn ngủ.
- Chán ăn, ăn không ngon.
- Nổi mẩn, mề đay, dị ứng.
- Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
- Ăn không ngon.
Một số triệu chứng nghiêm trọng hơn như:
- Sốt cao.
- Đau dạ dày.
- Vàng da, vàng mắt.
- Nước tiểu sẫm màu.
- Phân bạc màu.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào ở trên hoặc các triệu chứng thường gặp khác, bạn hãy ngừng sử dụng thuốc và liên hệ với bác sĩ để được theo dõi chặt chẽ. Nếu tình trạng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm mà càng trở nên nghiêm trọng thì phải lập tức đến ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
Tương tác thuốc
Khi đi khám bệnh, cần thông báo cho bác sĩ, dược sĩ về các loại thuốc, vitamin, thực phẩm,… bạn đang sử dụng. Tương tác thuốc xảy ra có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và tăng độc tính của thuốc.
Một số tương tác với Paracetamol (Acetaminophen) người bệnh cần lưu ý:
- Khi dùng đồng thời với Phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt thì có thể dẫn đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng.
- Sử dụng Paracetamol liều cao kéo dài có thể làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của Coumarin và dẫn chất Indandion.
- Các thuốc chống co giật như Phenytoin, Barbiturat,… gây cảm ứng enzym ở Microsom thể gan, có thể làm tăng tính độc tính với gan khi kết hợp với Paracetamol.
- Khi dùng đồng thời với Isoniazid có thể dẫn đến nguy cơ tăng độc tính với gan.
- Một số loại thuốc không nên kết hợp với Paracetamol: Teriflunomide, Leflunomide, Lomitapide, Pexidartinib, Mipomersen, Prilocaine,…
Một số tương tác với Clorpheniramin:
- Không sử dụng đồng thời với các thuốc ức chế tủy xương.
- Chloramphenicol là một chất ức chế mạnh các đồng dạng Cytochrom P450 CYP2C19 và CYP3A4 trong gan.
- Nếu sử dụng đồng thời với các thuốc chuyển hóa bởi ezym gan như thuốc chống trầm cảm, thuốc ức chế bơm Proton, thuốc chống động kinh, thuốc chống đông máu,… sẽ làm giảm chuyển hóa và tăng nồng độ thuốc trong máu.
- Nếu sử dụng đồng thời với các thuốc như thuốc chẹn kênh Canxi, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống đông máu, thuốc hóa trị liệu,… thì sẽ làm tăng mức độ ức chế CYP3A4.
- Một số thuốc không nên kết hợp với Clorpheniramin: Natri Oxybate, Thuốc có chứa Kali Clorua, Topiramate, Kali Citrat Propoxyphen, Zonisamide,…
Thuốc Detazofol có an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú?
Hiện chưa có đủ tài liệu hay báo cáo chứng minh sự an toàn của thuốc Detazofol đối với phụ nữ có thai và cho con bú. Vì vậy, chỉ dùng thuốc nếu lợi ích đạt được cao hơn nguy cơ. Nếu bắt buộc phải sử dụng, phải hỏi ý kiến của bác sĩ, dược sĩ và tránh dùng thuốc với lượng lớn kéo dài.
Ảnh hưởng đến người lái xe và vận hành máy móc
Thuốc Detazofol có thể gây ra một số tác dụng phụ thường gặp như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, buồn ngủ, giảm khả năng tỉnh táo,… Nếu sử dụng thuốc mà xảy ra các tác dụng phụ này thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình lái xe và vận hành máy móc, nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến những tình huống nguy hiểm.
Vì vậy khuyến cáo không nên sử dụng thuốc Detazofol cho người thường xuyên lái xe và vận hành máy móc.
Xử trí khi quên liều, quá liều
Quên liều
- Hãy sử dụng liều đã quy định ngay khi nhớ ra.
- Bỏ qua liều quên và sử dụng đúng liều đã kê cho lần uống tiếp theo.
- Không bù gấp đôi liều đã quy định.
Quá liều
Đối với người lớn, khuyến cáo liều lượng tối đa Paracetamol là 4000mg/ngày (1000mg/liều). Quá liều Paracetamol [4] có thể gây hại cho cơ thể, xuất hiện hoại tử tế bào gan và tiến triển có thể gây tử vong sau 5 – 6 ngày.
Nguyên nhân: Do Paracetamol bị oxy hóa ở gan cho N – Acetyl Parabenzoquinonimin. Khi sử dụng liều cao, N – Acetyl Parabenzoquinonimin quá thừa, Glutathion của gan không còn đủ để trung hòa chuyển hóa này, sẽ gắn vào Protein của tế bào gan và gây hoại tử tế bào.
Biểu hiện: Buồn nôn, nôn, đau bụng thường xảy ra trong 2 – 3 giờ sau khi sử dụng liều cao. Khi bị ngộ độc nặng, ban đầu có thể vật vã, kích thích mê sảng.
Xử trí:
- Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.
- Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất Sulfhydryl. Ngoài ra, có thể dùng than hoạt hoặc thuốc tẩy muối để làm giảm hấp thu Paracetamol.
- Nếu cơ thể có bất kỳ sự thay đổi bất thường nào, hãy liên hệ và tham khảo ý kiến bác sĩ, nếu cần thiết hãy đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý.
Lưu ý khi sử dụng Detazofol 400
- Thận trọng khi sử dụng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm khác vì có thể chứa hoạt chất Paracetamol, tránh việc dung nạp quá nhiều Paracetamol vào trong cơ thể.
- Trong quá trình sử dụng thuốc, tránh dùng đồ ăn thức uống có cồn, chất kích thích gây hại.
- Thận trọng khi dùng với chất ức chế thần kinh trung ương, Atropine.
- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, không để nơi ẩm thấp, ô nhiễm.
- Tránh xa tầm tay trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Detazofol. Để đạt hiệu quả tốt nhất khi sử dụng, bạn hãy tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Liên hệ trực tiếp với các nhà thuốc, cơ sở thuốc uy tín để nhận được sự tư vấn chính xác, chuyên môn về thông tin thuốc.
Nguồn tham khảo
↑1 | Theo Drugbank.vn, “Thông tin về thuốc Detazofol”. Link tham khảo: https://drugbank.vn/thuoc/Detazofol&VD-12270-10. Truy cập ngày: 13/03/2022. |
---|---|
↑2 | Theo DRUGBANK Online, “Acetaminophen: Uses, Interactions, Mechanism of Action.” Link tham khảo: https://go.drugbank.com/drugs/DB00316. Truy cập ngày 13/03/2022. |
↑3 | Theo DRUGBANK Online, “Chlorpheniramine: Uses, Interactions, Mechanism of Action.” Link tham khảo: https://go.drugbank.com/drugs/DB01114. Truy cập ngày 13/03/2022. |
↑4 | Theo Wikipedia, “Paracetamol”. Link tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Paracetamol#C%C6%A1_ch%E1%BA%BF_t%C3%A1c_d%E1%BB%A5ng. Truy cập ngày 13/03/2022. |
Chưa có đánh giá nào.