Danh mục | Thuốc điều trị bệnh gút và các bệnh xương khớp |
Quy cách sản phẩm | Hộp 10 viên |
Xuất xứ | Ấn Độ |
Đơn vị sản xuất | Brawn Laboratories Limited |
Dạng bào chế | Viên nén |
Cocilone là thuốc gì?

Cocilone là thuốc kê đơn có thành phần chính là Colchicin được chỉ định trong điều trị các cơn gout cấp.
Thành phần thuốc
- Colchicin: 1mg.
- Tá dược: Lactose 72,5mg, tinh bột ngô 72,38mg, silic keo khan 0,61mg, dầu thầu dầu hydro hóa 1,71mg, methyl hydroxybenzoat 0,25mg, tinh bột natri starch glycolat 3,7mg, propyl hydroxybenzoat 0,06 mg, povidon 1,8mg.
Chỉ định

Thuốc Cocilone được chỉ định sử dụng trong:
- Điều trị cơn gút cấp tính [1].
- Phòng ngừa gút cấp trong giai đoạn đầu sử dụng allopurinol và thuốc tăng thải acid uric.[2]
Chống chỉ định
- Không sử dụng cho người mẫn cảm với colchicin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc Cocilone.
- Chống chỉ định ở bệnh nhân mắc rối loạn tạo máu.
- Không dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú, phụ nữ có khả năng mang thai chỉ sử dụng khi áp dụng biện pháp tránh thai an toàn.
- Chống chỉ định với bệnh nhân suy thận hoặc suy gan nặng.
- Không khuyến cáo dùng cho bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo do thuốc không thể được loại bỏ bằng lọc máu hoặc truyền thay máu.
- Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận đang sử dụng thuốc ức chế P-glycoprotein hoặc thuốc ức chế mạnh CYP3A4.
Thận trọng khi dùng thuốc Cocilone

- Colchicin có độc tính cao và khoảng điều trị hẹp, vì vậy không được dùng quá liều chỉ định. Cần ngừng thuốc nếu có dấu hiệu ngộ độc như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy.
- Thuốc có thể gây ức chế tủy xương nghiêm trọng, dẫn đến mất bạch cầu hạt, thiếu máu không tái tạo và giảm tiểu cầu, với nguy cơ tử vong cao. Do đó, cần kiểm tra công thức máu định kỳ và ngừng thuốc ngay khi xuất hiện các triệu chứng như sốt, viêm miệng, đau họng, chảy máu kéo dài hoặc bầm tím.
- Thận trọng khi sử dụng colchicin cho bệnh nhân suy gan, suy thận, bệnh tim mạch, rối loạn tiêu hóa, người cao tuổi, suy nhược hoặc có số lượng tế bào máu bất thường. Bệnh nhân suy gan, suy thận cần theo dõi sát tác dụng phụ.
- Dùng chung với thuốc ức chế P-gp hoặc CYP3A4 có thể làm tăng nồng độ colchicin, gây ngộ độc nguy hiểm, thậm chí tử vong. Khi cần thiết, phải giảm liều hoặc ngừng colchicin.
- Thuốc có chứa lactose, không phù hợp cho người mắc các rối loạn di truyền như không dung nạp galactose, thiếu hụt Lapp lactose hoặc kém hấp thu glucose-galactose.
- Hiện chưa có dữ liệu về tác động của thuốc đối với việc lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên, cần thận trọng do thuốc có thể gây hoa mắt, chóng mặt.
Tương tác thuốc

- Các thuốc ức chế CYP3A4 hoặc P-pg như các macrolid(clarithromycin và erythromycin), ketoconazol, itraconazol, voriconazol, ciclosporin, thuốc ức chế protease HIV, chẹn kênh canxi (verapamil và diltiazem) và disulfiram.
- Cimetidin, tolbutamid, nước bưởi chùm, cyanocobalamin( Vitamin B12), các statin, fibrat, cyclosporin hoặc digoxin.
Tác dụng phụ của thuốc Cocilone
- Thường gặp: Buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy.
- Chưa rõ: ức chế tủy xương với giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, thiếu máu không tái tạo, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan, phát ban, rụng tóc, tiêu cơ vân và bệnh cơ, tổn thương thận, đau bụng kinh, mất kinh, giảm tinh trùng, không có tinh trùng.
Liều dùng – Cách dùng

Liều dùng
Điều trị gút cấp:
- Bắt đầu với 0,5 – 1 mg, sau đó uống 0,5 mg mỗi 1 – 2 giờ hoặc 1 mg mỗi 2 giờ cho đến khi giảm đau hoặc gặp tác dụng phụ.
- Tổng liều trung bình 4 – 6 mg, cơn đau thường giảm sau 12 giờ và hết sau 48 – 72 giờ.
- Nếu cần uống lại, phải cách 2 – 3 ngày để tránh tích lũy thuốc.
Dự phòng gút cấp khi bắt đầu allopurinol/uricosuric:
- Liều 1 mg/ngày, thời gian tùy vào tần suất cơn gút và kích thước hạt tophi.
Cách dùng

Thuốc Cocilone được sử dụng bằng cách uống cùng một lượng nước lọc vừa đủ.
Thuốc Cocilone giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?
Hiện tại, Cocilone được bán tại Nhà thuốc Việt Pháp 1 với giá 105.000VNĐ/ Hộp 10 viên.
Khách hàng có thể đến mua Cocilone trực tiếp tại Quầy 102, Tầng 1, số 168, đường Ngọc Khánh, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội (Đường đến nhà thuốc trên Google Map). Ngoài ra, có thể liên hệ qua số 0962.260.002 để được tư vấn thêm về sản phẩm.
Nguồn tham khảo
↑1 | Tham khảo thêm thông tin về tác dụng của Colchicin tại PubMed:https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28613754/, ngày tham khảo: 30/3/2025 |
---|---|
↑2 | Tham khảo thêm về thông tin tác dụng điều trị gout của Colchicin tại PubMed:https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21050036/, ngày tham khảo: 30/3/2025 |
Chưa có đánh giá nào.