Atihepam 500 là thuốc gì? Giá bao nhiêu? Có tác dụng gì?
Viêm gan, xơ gan là tình trạng bệnh lý tổn thương nhu mô gan. Bệnh thường hay gặp ở nhóm bệnh nhân uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá,… Để điều trị các bệnh lý trên, bác sĩ thường kê cho bệnh nhân sử dụng thuốc Atihepam 500. Câu hỏi chúng ta thường đặt ra là Atihepam 500 là thuốc gì? Giá bao nhiêu? Tác dụng gì? Hãy cùng Nhà Thuốc Việt Pháp 1 trả lời quý bạn đọc qua bài viết này nhé!
Atihepam 500 là thuốc gì?
Atihepam 500[1] là thuốc kê đơn, được sản xuất tại Việt Nam được chỉ định điều trị các bệnh lý liên quan đến gan như viêm gan cấp, viêm gan mạn, xơ gan, gan nhiễm mỡ,…
- Công ty sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm An Thiên. Địa chỉ: C16, đường số 9, KCN Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- Công ty đăng ký: Công ty Cổ phần Dược phẩm An Thiên. Địa chỉ: 314 Bông Sao, Phường 5, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- Số đăng ký: VD-24736-16.
- Dạng bào chế: Viên nén.
- Quy cách đóng gói: Hộp 5 vỉ x 10 viên.
- Hạn sử dụng: 24 tháng.
Atihepam 500 giá bao nhiêu?
Hiện nay, giá bán thuốc Atihepam 500 trên thị trường là 290.000 VNĐ/ 1 hộp 5 vỉ x 10 viên. Tuy nhiên, mức giá này có thể chênh lệch nhau một chút tùy các cơ sở kinh doanh.
Mua thuốc Atihepam 500 ở đâu?
Thuốc Atihepam 500 hiện được bán rộng rãi ở các nhà thuốc, quầy thuốc trên phạm vi toàn quốc. Vì vậy, để mua hàng chính hãng, chất lượng tránh hàng giả hàng nhái, quý bạn đọc nên tìm mua ở một số địa chỉ uy tín.
Nếu bạn đang ở Hà Nội thì Nhà Thuốc Việt Pháp 1 là một trong những lựa chọn mà bạn có thể tin tưởng để tìm mua thuốc Atihepam 500. Nhà Thuốc Việt Pháp 1 cam kết luôn cung cấp các sản phẩm chất lượng, chính hãng, có giấy tờ nguồn gốc đầy đủ với giá thành hợp lý nhất.
Thông tin Nhà Thuốc Việt Pháp 1:
- Địa chỉ: Quầy 102 tầng 1 – 168 Ngọc Khánh, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội (Xem bản đồ).
- Hotline: 0962.260.002 hoặc 0974.360.996.
Thành phần
Mỗi viên nén Atihepam 500 chứa:
- Hoạt chất: L-ornithine L-aspartate 500mg.
- Tá dược: Lactose, PVP K 30, Avicel 102, DST, Aerosil, Magnesium stearat, sunset yellow vừa đủ 1 viên.
Thuốc Atihepam 500 có tác dụng gì?
Hoạt chất L-ornithine L-aspartate (LOLA)[2] là một dạng muối bền của hai amino acid L-ornithine và L-aspartate. Sự kết hợp này có tác dụng làm giảm nồng độ amoniac máu, tăng tổng hợp glutamat gan, tăng chuyển hóa mỡ ở gan và tái tạo nhu mô gan.
Cơ chế tác dụng:
L-ornithine L-aspartate (LOLA) khi vào cơ thể sẽ được thủy phân thành L-ornithine và L-aspartate và cho tác dụng của hai hoạt chất này.
L-ornithine[3] là một acid amin không chứa protein có vai trò là một chất trung gian trong chu trình ure. L-ornithine có tác dụng thúc đẩy quá trình thải trừ amoniac máu bằng cách tăng hoạt động của chu trình ure, được dùng trong điều trị bệnh não gan và xơ gan.
L-aspartate cũng là một thành phần của chu trình ure. L-aspartate kích thích enzym tổng hợp glutamin gan và làm giảm nồng độ amoniac.
Ngoài ra, L-ornithine và L-aspartate còn gián tiếp tham gia vào quá trình hoạt hóa chu trình Krebs, tạo ra năng lượng cho hoạt động chuyển hóa của gan, đặc biệt là chuyển hóa mỡ và tái tạo nhu mô gan. Nhờ đó có vai trò quan trọng trong điều trị gan nhiễm mỡ, viêm gan và xơ gan.
Chỉ định
Thuốc Atihepam 500mg được chỉ định điều trị trong những trường hợp sau:
- Điều trị bệnh viêm gan cấp và mạn tính.
- Điều trị tăng amoniac trong bệnh gan nhiễm mỡ, xơ gan, nhu mô gan bị tổn thương.
- Người suy giảm chức năng gan.
- Hỗ trợ bảo vệ và phục hồi các tổn thương gan do rượu, bia, thuốc lá,…
- Hỗ trợ phục hồi tổn thương gan khi bệnh nhân dùng kèm các thuốc kháng lao, thuốc chống ung thư.
Liều dùng và cách dùng thuốc Atihepam 500
Cách dùng
Thuốc Atihepam 500mg được dùng theo đường uống, uống cùng hoặc sau bữa ăn. Bạn không nên bẻ nhỏ viên thuốc mà nên nuốt cả viên với nhiều nước.
Liều dùng
Atihepam 500mg là thuốc kê đơn, quý khách vui lòng dùng thuốc theo liều kê trong đơn của bác sĩ. Dưới đây là liều dùng khuyến cáo, bạn có thể tham khảo thêm:
- Người lớn: 1 – 2 viên/ lần. Ngày 3 lần.
- Trẻ em trên 6 tuổi: Dùng 1 viên 1 lần. Ngày 2 – 3 lần.
Chống chỉ định
Thuốc Atihepam 500 không được sử dụng đối với các trường hợp sau:
- Bệnh nhân mẫn cảm, dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc, kể cả tá dược.
- Bệnh nhân suy thận nặng.
- Người nhiễm acid lactic, người bị ngộ độc methanol.
Tác dụng không mong muốn
Trong quá trình sử dụng thuốc Atihepam 500 có thể gặp phải các tác dụng phụ như:
- Trên hệ thống đường tiêu hóa: Buồn nôn, nôn.
- Phản ứng dị ứng: phát ban, mẩn ngứa, sốc phản vệ.
Tương tác thuốc
Hiện nay, chưa có nghiên cứu lâm sàng nào đầy đủ về tương tác thuốc khi dùng cùng Atihepam với các thuốc khác. Tuy nhiên, để yên tâm hơn trong quá trình sử dụng, bạn hãy thông báo cho bác sĩ các thuốc, các thực phẩm chức năng mà bạn đang dùng để được tư vấn kỹ hơn.
Ảnh hưởng đến phụ nữ có thai và cho con bú
Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra mức độ ảnh hưởng của thuốc Atihepam 500 trên phụ nữ có thai và cho con bú. Vì vậy cần thận trọng cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi sử dụng thuốc trên các đối tượng này.
Ảnh hưởng đối với người lái xe và vận hành máy móc
Chưa có nghiên cứu nào chứng minh tác dụng bất lợi của thuốc Atihepam 500 lên thần kinh trung ương. Vì vậy, người lái xe và vận hành máy móc có thể dùng thuốc.
Lưu ý khi sử dụng thuốc Atihepam 500
Trong quá trình sử dụng thuốc Atihepam 500, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Chỉ dùng thuốc khi có đơn của bác sĩ.
- Không sử dụng thuốc đã quá hạn sử dụng ghi trên nhãn.
- Khi sử dụng thuốc ở liều cao, cần theo dõi thường xuyên nồng độ thuốc và nồng độ amoniac trong máu và nước tiểu.
- Sử dụng thuốc đúng giờ, đủ liều để đạt được hiệu quả điều trị.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng.
- Để tránh xa tầm tay của trẻ em.
- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Atihepam 500 mà chúng tôi muốn cung cấp đến quý bạn đọc. Mọi thắc mắc, góp ý quý bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp đến chúng tôi – Nhà Thuốc Việt Pháp 1 luôn sẵn sàng lắng nghe và phục vụ quý khách!
Nguồn tham khảo
↑1 | Thông tin thuốc Atihepam 500 tra tại Drugbank – Ngân hàng dữ liệu ngành Dược của Bộ Y Tế. Link tham khảo: https://drugbank.vn/thuoc/Atihepam-500&VD-24736-16. Ngày truy cập: 11/09/2022. |
---|---|
↑2 | Theo PubMed Central, “Pharmacokinetic and Pharmacodynamic Properties of l-Ornithine l-Aspartate (LOLA) in Hepatic Encephalopathy“. Ngày truy cập 11/09/2022. |
↑3 | Tham khảo thông tin L-ornithine tại Wikipedia. Link tham khảo: https://en.wikipedia.org/wiki/Ornithine. Ngày truy cập: 11/09/2022. |
Chưa có đánh giá nào.