Làm mẹ là một sứ mệnh thiêng liêng và cao quý của người phụ nữ. Các mẹ luôn muốn chăm sóc tốt cho sức khỏe cả bé ngay từ những tháng đầu của thai kỳ. Do đó, việc nhận ra các dấu hiệu mình đang mang thai sớm sẽ giúp cho các mẹ có sự chuẩn bị tốt cho cả bé và bản thân trong suốt quá trình mang thai. Vậy những dấu hiệu nào cho biết bạn đang mang thai sau 7 ngày quan hệ? Hãy cùng Nhà thuốc Việt Pháp 1 tìm hiểu qua bài viết này.
Quá trình hình thành thai nhi xảy ra như thế nào?
Sau khi quan hệ, nhờ sự di động của tinh trùng cùng với sự co bóp của tử cung và vòi tử cung, tinh trùng sẽ di chuyển ngược từ âm đạo đến tử cung và vòi tử cung. Bên cạnh đó sau khi phóng noãn, noãn được giải phóng và rơi vào vòi tử cung, sau đó được đẩy dần về phía tử cung.
Trứng và tinh trùng sẽ gặp nhau ở ⅓ ngoài vòi tử cung và xảy ra hiện tượng thụ tinh. Đây là hiện tượng phá vỡ vỏ noãn và tinh trùng chui sâu vào noãn.
Sau hiện tượng thụ tinh, trứng phải mất từ 3 đến 4 ngày để di chuyển vào buồng tử cung. Tiếp đó, trứng gắn sau vào niêm mạc tử cung, phát triển thành phôi rồi thành thai trong buồng tử cung.
Thai sẽ phát triển trong buồng tử cung của mẹ trong thời gian kéo dài khoảng 270 – 290 ngày nhờ sự cung cấp chất dinh dưỡng từ máu mẹ. Do đó, chế độ ăn uống, sinh hoạt, tinh thần của mẹ thời gian này có ảnh hưởng rất lớn dền sự phát triển của bé.
Chính vì thế, việc phát hiện sớm các dấu hiệu mang thai để đi thăm khám kịp thời là hết sức cần thiết.
Dấu hiệu mang thai sau 7 ngày quan hệ
Những dấu hiệu mang thai sau một tuần quan hệ không quá khó để phát hiện, bạn nên chú ý đến những biến đổi của cơ thể để nhận ra được những dấu hiệu dưới đây.
Đau và căng vùng ngực
Trong tuần đầu tiên sau khi thụ thai, bạn có thể thấy ngực bị đau, căng hoặc sưng. Đây cũng là một dấu hiệu của việc mang thai sau 1 tuần quan hệ.
Ngực của bạn có thể căng hoặc nặng và vùng xung quanh núm vú (quầng vú) có thể sẫm màu hơn. Bạn sẽ có cảm giác ngực căng và kích thước ngực to lên đặc biệt là sẽ thấy hơi đau khi chạm. Nguyên nhân được giải thích có thể là do sự thay đổi hormon nội tiết tố ở nữ giới trong quá trình mang thai.
Tuy nhiên, dấu hiệu này cũng có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở nữ giới nên chị em cần phải chú ý hơn.
Ốm nghén, buồn nôn
Một trong những triệu chứng kinh điển và phổ biến trong những tuần đầu của thai kỳ là ốm nghén, buồn nôn. Ốm nghén là tình trạng buồn nôn, nôn có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày thường đến vào buổi sáng của thời kỳ đầu mang thai.
Tuy vậy nhưng không phải tất cả phụ nữ khi mang thai đều bị ốm nghén, buồn nôn, nôn. Một trong những nguyên nhân được dự đoán cho tình trạng này là những thay đổi về mức độ estrogen có thể đóng một vai trò trong việc phát triển chứng buồn nôn.
Chậm, trễ kinh
Chậm kinh cũng là một dấu hiệu sớm, điển hình của việc mang thai. Việc chu kỳ kinh nguyệt bị chậm, rối loạn, đến kỳ nhưng không hành kinh là dấu hiệu để các chị em nghi ngờ mình đang mang thai.
Nguyên nhân giải thích cho hiện tượng này là do khi đã thụ thai thành công, lớp niêm mạc ở tử cung của người mẹ sẽ dày lên do nội tiết tố và không bị bong tróc nữa. Sự dày lên của lớp niêm mạc để tạo điều kiện thuận lợi và tốt nhất để trứng sau khi được thụ tinh di chuyển, gắn vào và phát triển ở đó. Việc lớp tử cung không bị bong tróc, chảy máu sẽ làm cho chu kỳ kinh nguyệt của mẹ bị rối loạn và trễ kinh.
Tuy nhiên không phải cứ trễ kinh là dấu hiệu của mang thai, còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này như do sức khỏe, tâm lý, bệnh phụ khoa,… Do đó, khi bị tình trạng trễ kinh sau quan hệ bạn nên sử dụng que thử thai và đi thăm khám bác sĩ để có kết quả chính xác nhất.
Tâm trạng thất thường
Những sự thay đổi nhanh chóng về nồng độ hormone khi mang thai có thể là nguyên nhân dẫn đến những thay đổi thất thường về mặt tâm trạng của người phụ nữ. Trong những tháng đầu của thai kỳ, chị em có thể thấy dễ xúc động, lo lắng, trầm cảm và căng thẳng hơn.
Thay đổi khẩu vị, thói quen ăn uống
Một trong những dấu hiệu mang thai tiếp theo đó là thay đổi khẩu vị, cảm thấy thèm ăn hay chán ăn hơn. Khi có dấu hiệu này, người phụ nữ thường có xu hướng là ăn được những món ăn trước đây không thể hoặc không muốn ăn. Và ngược lại, những món ăn trước đây thích ăn có thể không muốn ăn nữa.
Chị em phụ nữ khi mang thai thì thường có cảm giác thèm ăn, thấy mình ăn nhiều hơn bình thường hoặc cũng có thể là chán ăn do tình trạng ốm nghén, cảm thấy sợ hãi một số món ăn nhất định.
Hiện chưa có nguyên nhân cụ thể cho tình trạng này, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thay đổi hormon nội tiết tố trong cơ thể một cách nhanh chóng có thể đã làm thay đổi khứu giác của người phụ nữ.
Nhiệt độ cơ thể thay đổi
Việc thay đổi thân nhiệt của cơ thể có thể là một biểu hiện cho thấy bạn đã mang thai. Trong thời chu kỳ kinh nguyệt, thân nhiệt cơ bản thường tăng vào khoảng thời gian rụng trứng và kéo dài cho đến kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Tuy nhiên nếu thân nhiệt cơ thể của chị em phụ nữ duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn, điều này có thể là dấu hiệu của việc bạn đang mang thai.
Cơ thể mệt mỏi, choáng váng
Khi mang thai thì nồng độ hormone Progesterone trong cơ thể phụ nữ tăng lên có thể khiến họ cảm thấy mệt mỏi và choáng váng, nhu cầu ngủ trưa của họ cũng tăng lên.
Ngoài lúc này, cơ thể mẹ cũng bắt đầu phải làm việc liên tục để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi được tăng lưu lượng máu đến tử cung để nuôi phôi thai khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, choáng váng, đau đầu.
Chảy máu âm đạo
Một số chị em phụ nữ trong thời kỳ đầu mang thai bị ra máu nhẹ hoặc ra máu. Triệu chứng này có thể bắt đầu ngay sau khi thụ thai một tuần.
Chảy máu âm đạo thường là dấu hiệu sớm của việc có thai nhưng có thể nhầm lẫn đây là dấu hiệu của kinh nguyệt. Do đó, khi gặp tình trạng này, bạn cần để ý đến đặc điểm của máu. Máu thường có màu nhạt hơn bình thường có thể là màu hồng, đỏ hoặc nâu và chỉ xuất hiện trong một, hai ngày lượng máu chảy ra ít, một chút không ổ ạt.
Đau đầu
Đau đầu thường gặp trong thời kỳ đầu mang thai. Chúng có thể được gây ra bởi sự gia tăng của những thay đổi nội tiết tố bắt đầu ngay sau khi thụ thai. Hoặc chúng có thể là đau đầu do viêm xoang do nghẹt mũi, đây cũng có thể là một triệu chứng của thời kỳ đầu mang thai.
Đau lưng, mỏi sống lưng
Đau lưng, mỏi sống lưng là dấu hiệu có thai xảy ra sớm nhất nhưng thường không được chị em phụ nữ chú ý đến.
Nguyên nhân của triệu chứng này là do trong quá trình mang thai các dây chằng ở lưng của bà bầu bị kéo giãn, cơ bụng trở nên lỏng lẻo hơn và các cơ quan ở vùng này phải hoạt động tích cực để nhanh chóng thích nghi với sự phát triển của bé.
Đầy hơi
Hiện tượng đầy hơi cũng là một trong những dấu hiệu của mang thai những ngày đầu. Lúc này do sự gia tăng của hormon Progesterone trong thai kỳ có thể gây ra chướng bụng, đầy hơi và đầy hơi.
Màu sắc âm đạo thay đổi
Khi mang thai, âm đạo, âm hộ của bạn cũng có những sự thay đổi. Do khi mang thai lượng máu cung cấp đến vùng kín tăng lên khiến vùng kín chuyển sang màu sẫm màu đỏ hoặc màu tía.
Bị chuột rút
Chuột rút cũng là dấu hiệu mang thai trong những tuần đầu thai kỳ của chị em. Do tử cung bà bầu sẽ bị kéo giãn, tăng kích thước tử cung và chèn ép các mạch máu ở phía thân dưới để chuẩn bị sẵn sàng cho sự xuất hiện của một thai nhi. Sự tăng về kích thước của tử cung đã tạo ra áp lực và các mạch máu ở chi dưới nên bà bầu gây ra hiện tượng chuột rút.
Trong thời gian đầu thì chuột rút hầu hết không nguy hiểm nhưng càng về sau thì nó có thể gây ra những cơn đau, khó chịu cho chị em.
Táo bón
Nhiều phụ nữ mang thai bị táo bón. Triệu chứng này có thể là do những thay đổi nội tiết tố mà thai kỳ gây ra, bao gồm cả sự gia tăng progesterone.
Những dấu hiệu trên không khó để phát hiện, nhưng chúng có thể biểu hiện rõ ràng hoặc không rõ ràng do đó các chị em phụ nữ cần chú ý đến những thay đổi dù là nhỏ của bản thân.
Sau khi quan hệ 7 ngày và không có sử dụng các biện pháp tránh thai thì bạn có thể mua que thử thai về để thử và chắc chắn hơn việc có mang thai hay không.
Những lưu ý cho mẹ bầu trong những tuần đầu khi mang thai
Khi mới mang thai, nhất là mang thai lần đầu sẽ có nhiều những câu hỏi cùng với sự bỡ ngỡ cho các mẹ bầu. Vậy trong những tuần đầu mang thai, mẹ cần chú ý những gì?
– Trong những tuần đầu mang thai, các mẹ cần chuẩn bị cho mình những kiến thức về mẹ và bé để giúp bé phát triển khỏe mạnh đồng thời chăm sóc tốt cho sức khỏe của bản thân mình.
– Về chế độ ăn, dinh dưỡng, những tuần đầu là giai đoạn các bé phát triển rất nhanh do đó các mẹ nên bổ sung axit folic, các vitamin, khoáng chất, calci cho bé. Đồng thời mẹ cũng cần xây dựng thực đơn hợp lý, cân đối dinh dưỡng hằng ngày để vừa khỏe cho mẹ vừa tốt cho bé.
– Bên cạnh đó, các mẹ cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Mẹ nên dành 7 đến 9 tiếng để ngủ vào ban đêm và có cho mình một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Một chế độ vận động nhẹ nhàng cũng là rất cần thiết.
– Các mẹ cũng cần đi đến thăm khám bác sĩ để có nhận được những lời khuyên tốt và những lưu ý về những việc cần làm cũng như chế độ dinh dưỡng cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ.
– Ngoài ra, các mẹ cũng cần tránh sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, không sử dụng các chất kích thích trong thời gian mang thai. Không nên hoạt động quá mạnh hay căng thẳng, stress làm việc quá mức mà ảnh hưởng đến thai nhi.
Trên đây là bài viết về những dấu hiệu mang thai sau 7 ngày quan hệ mà chúng tôi muốn gửi đến quý vị. Hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin bổ ích cho những mẹ bầu, giúp các mẹ nhận biết sớm các dấu hiệu và có sự chuẩn bị tốt hơn trong quá trình mang thai em bé. Xin chân thành cảm ơn!