Bị bệnh trĩ độ 2 uống thuốc có khỏi không? Trĩ độ 2 uống thuốc gì?

Bị trĩ độ 2 uống thuốc có khỏi không?

Bệnh trĩ độ 2 được coi là cấp độ nhẹ của trĩ nội do tình trạng búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện nhưng vẫn tự co lên được và hầu như chưa gây ra nhiều triệu chứng hay những khó chịu cho người bệnh. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị trĩ độ 2 như dùng thuốc uống, thuốc bôi, thậm chí một số trường hợp phải cắt bỏ búi trĩ. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân vẫn thắc mắc rằng Bị bệnh trĩ độ 2 uống thuốc có khỏi không. Trong bài viết này, Nhà thuốc Việt Pháp 1 sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

Bệnh trĩ nội là gì?

Bệnh trĩ tạo nên các đám rối tĩnh mạch vùng trực tràng giãn nở quá mức
Bệnh trĩ tạo nên các đám rối tĩnh mạch vùng trực tràng giãn nở quá mức

Bệnh trĩ nội [1] là bệnh xảy ra khi áp lực kéo dài tạo nên các đám rối tĩnh mạch vùng trực tràng giãn nở quá mức, từ đó hình thành búi trĩ bên trên thành trực tràng.

Bệnh trĩ được diễn biến tăng dần theo 4 cấp độ của búi trĩ với sự tăng dần về mức độ và triệu chứng:

  • Trĩ độ 1: Có sự hình thành búi trĩ bên trong thành trực tràng nhưng chưa sa ra ngoài và có triệu chứng đi ngoài ra máu.
  • Trĩ độ 2: Khi người bệnh dùng sức rặn mạnh lúc đi đại tiện thì búi trĩ bắt đầu sa ra ngoài, tuy nhiên sau đó có thể tự co lên.
  • Trĩ độ 3: Búi trĩ to dần và sa ra ngoài nhiều hơn khi đại tiện nhưng lúc này phải dùng tay đẩy lên vì búi trĩ không tự co lên được.
  • Trĩ độ 4: Xuất hiện triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, chảy máu nghiệm trọng hơn, đồng thời búi trĩ sưng to và sa ra ngoài không kiểm soát, mặc dù dùng tay cũng không đẩy lên được.

Dấu hiệu của bệnh trĩ độ 2

Dấu hiệu của bệnh trĩ độ 2
Dấu hiệu của bệnh trĩ độ 2

Bệnh nhân bị trĩ nội ở độ 2 có thể gặp một số triệu chứng như [2]:

  • Chảy máu là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất, người bệnh thấy máu xuất hiện trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh, tuy nhiên hầu như chưa có cảm giác đau.
  • Khi đi đại tiện, bệnh nhân cảm nhận được cục thịt thừa chính là búi trĩ thì ra khỏi hậu môn. Tuy nhiên ở trĩ độ 2, búi trĩ có thể tự thụt vào làm nhiều người chủ quan dẫn đến bệnh tiến triển nặng hơn.
  • Nếu búi trĩ bị viêm nhiễm, sưng tấy có thể gây đau cho bệnh nhân.

Bị bệnh trĩ độ 2 uống thuốc có khỏi không?

Bệnh nhân phát hiện bệnh trĩ khi ở cấp độ 2, tức là khi búi trĩ chưa phát triển quá lớn nên có thể điều trị hiệu quả bằng cách sử dụng các loại thuốc tây kết hợp với thuốc đặt và thuốc bôi tại chỗ. Nếu bệnh nhân tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, dùng thuốc đúng liều lượng và liệu trình điều trị, biết cách vệ sinh sạch sẽ và có thói quen sinh hoạt phù hợp, thì việc uống thuốc để điều trị bệnh trĩ độ 2 sẽ thành công.

Trĩ độ 2 uống thuốc gì?

Uống thuốc điều trị trĩ độ 2
Uống thuốc điều trị trĩ độ 2

Một số loại thuốc điều trị trĩ độ 2 được bác sĩ tư vấn sử dụng để hỗ trợ điều trị như:

  • Các loại thuốc co mạch như Phenylephrine, Epinephrine, và Norepinephrine có tác dụng co thắt mạch máu, giúp búi trĩ teo dần và biến mất. Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng các loại này có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như mất ngủ, căng thẳng và tăng huyết áp.
  • Các thuốc kháng sinh như Penicillin, Carbapenem, Cephalosporin có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trong trường hợp bệnh nhân bị viêm sưng hậu môn hoặc búi trĩ.
  • Các thuốc làm bền thành mạch trĩ như Daflon, Flavonoid (OCPs, Diosmin và Hesperidin) có tác dụng làm tăng trương lực mạch máu, làm bền thành mạch và chống lại tác động gây viêm của các chất hóa học, từ đó giúp điều trị bệnh trĩ.
  • Các thuốc chống viêm như NSAIDs, Alphachymotrypsin, Glucocorticoid thường được dùng khi tắc mạch trĩ, có viêm, phù nề.
  • Paracetamol và các thuốc nhóm NSAIDs thường được sử dụng để giảm đau do trĩ. Tuy nhiên, Các loại thuốc giảm đau nhóm Opioid có thể gây táo bón nên tránh sử dụng.
  • Corticoid mạnh như Hydrocorticoid giúp giảm triệu chứng ngứa và đau, tuy nhiên chỉ sử dụng trong thời gian ngắn.
  • Bệnh nhân bị táo bón có thể sử dụng thêm thuốc nhuận tràng như Forlax, Sorbitol, Duphalac.

Các thuốc cần được phối hợp theo liệu trình điều trị của bác sĩ để điều trị trĩ độ 2 hiệu quả.

Phác đồ điều trị trĩ của Bộ Y Tế

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ độ 2
Các phương pháp điều trị bệnh trĩ độ 2

Một số phương pháp điều trị trĩ độ 2 của Bộ Y Tế như sau [3]:

Phương pháp can thiệp nội khoa

Thắt búi trĩ bằng vòng cao su: Đây là phương pháp đơn giản và có hiệu quả với trĩ nội độ 2 và độ 3. Tuy nhiên phương pháp này gây ra tác dụng không mong muốn là loét, chảy máu sao loét, đau hậu môn.

Đầu súng và dụng cụ thắt búi trĩ được lắp sẵn vòng cao su, đồng thời có kênh để hút trên tay cầm. Đưa dụng cụ thắt sát vào búi trĩ, tiến hành hút bằng máy hút để búi trĩ chui vào trong rồi bấm vòng cao su tụt ra bám sát vào chân búi trĩ. Sau khoảng 2-3 ngày, búi trĩ tự rụng, đợi cho vết thương lành sẹo trong khoảng 10 -14 ngày tiếp theo mới tiếp tục các đợt điều trị tiếp theo.

Laser: Phương pháp này ít được áp dụng vì hiệu quả không cao và có nguy cơ gây áp xe hóa hay trĩ hoại tử.

Phương pháp điều trị bằng thuốc

Sử dụng thuốc có tác dụng tăng cường hệ tĩnh mạch, tăng sức bền mạch máu, làm giảm sự ứ trệ của tĩnh mạch như Daflon, Ginkor Fort.

Đường tại chỗ dùng thuốc bôi hoặc viên đặt để tăng trương lực tĩnh mạch và giảm đau do một số thuốc có bổ sung thêm lidocain như Titanorein, Proctolog, …

Ngoài ra, có thể sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm, giảm táo bón trong trường hợp cần thiết.

Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng cho bệnh nhân trĩ độ 2

Chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân trĩ độ 2
Chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân trĩ độ 2

Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, thói quen sinh hoạt và chế độ ăn cũng góp phần giúp bệnh nhân mau chóng khỏi bệnh hơn. Bệnh nhân có thể xây dựng lối sống và chế độ ăn như sau:

  • Tăng cường uống nước và ăn thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, yến mạch, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt,… để hỗ trợ quá trình tiêu hóa và làm mềm phân. Đồng thời hạn chế ăn đồ cay, nóng như ớt, hạt tiêu và các loại đồ uống kích thích.
  • Xây dựng thói quen đi đại tiện đều đặn, không nên nhịn để tránh áp lực phân trào ngược lên.
  • Tập thể dục đều đặn, vận động nhẹ nhàng để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, không nên ngồi hoặc đứng quá lâu.
  • Ngâm hậu môn bằng nước ấm sau khi đi đại tiện trong khoảng 10-15 phút để giúp giảm các triệu chứng.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc cho câu hỏi “Bị bệnh trĩ độ 2 uống thuốc có khỏi không” mà Nhà thuốc Việt Pháp 1 muốn gửi tới bạn đọc. Bị bệnh trĩ độ 2 có thể chữa khỏi bằng cách uống thuốc, tuy nhiên bệnh nhân cần thăm khám bác sĩ để có liệu trình điều trị bằng thuốc phù hợp, đồng thời lưu ý vệ sinh sạch sẽ, uống nhiều nước, vận động phù hợp,… để liệu trình đạt kết quả tốt nhất.

Nguồn tham khảo

Nguồn tham khảo
1 “Hemorrhoids”, thông tin tham khảo tại Medscape: https://emedicine.medscape.com/article/775407-overview?form=fpf, ngày truy cập: 10/03/2024.
2 “External Hemorrhoid”, thông tin tham khảo tại NCBI: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK500009/, ngày truy cập: 10/03/2024. 
3  “Phác đồ điều trị bệnh trĩ”, link tham khảo: https://phacdodieutri.com/benh-tri/, ngày truy cập: 10/03/2024. 
Dược sĩ Phạm Nhung Đã duyệt nội dung
Dược sĩ Phạm Hồng Nhung- Dược sĩ đào tạo hệ đại học chính quy từ Học viện y dược học cổ truyền Việt Nam Quê quán: Thanh Hóa Sđt : 0825590401 Gmail: nhunghong.02052001@gmail.com
5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận (0 bình luận)

jun88