Danh mục | Thuốc chống nhiễm khuẩn |
Quy cách sản phẩm | Hộp 1 lọ 5ml |
Công ty sản xuất | Rompharm Company S.R.L |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần Dược MK Việt Nam |
Xuất xứ | Romania |
Dạng bào chế | Dung dịch nhỏ mắt |
Số đăng ký | VN-22724-21 |
Hạn sử dụng | 36 tháng kể từ ngày sản xuất |
Thuốc Letdion là thuốc gì? Giá bao nhiêu? Nhỏ tai được không?
Thuốc Letdion là thuốc nhỏ mắt được bác sĩ chỉ định để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn mắt hiện nay. Vậy thuốc nhỏ mắt Letdion giá bao nhiêu? Cách dùng thế nào? Nhỏ tai được không? Hãy cùng Nhà thuốc Việt Pháp 1 tìm hiểu thông tin thuốc qua bài viết dưới đây.
Thuốc Letdion là thuốc gì?
Thuốc nhỏ mắt Letdion là thuốc kê đơn có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn ở mắt như viêm bờ mi, viêm kết mạc, nhiễm trùng mắt…
- Công ty sản xuất: Rompharm Company S.R.L. Địa chỉ: Str. Eroilor 1A, Otopeni 075100, Romania.
- Công ty đăng ký: Công ty cổ phần Dược MK Việt Nam. Địa chỉ: 42 Đ. số 23, Khu đô thị Thành phố Giao lưu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
- Xuất xứ: Romania.
- Số đăng ký: VN-22724-21.
- Dạng bào chế: Dung dịch nhỏ mắt.
- Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 5ml.
- Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất in trên bao bì sản phẩm.
Thuốc nhỏ mắt Letdion giá bao nhiêu?
Hiện nay, giá thuốc Letdion nhỏ mắt đang được bán tại các nhà thuốc, quầy thuốc trên toàn quốc là 130.000 VNĐ/ Hộp 1 lọ 5ml.
Dung dịch nhỏ mắt Letdion mua ở đâu?
Nhà thuốc Việt Pháp 1 là một địa chỉ uy tín để bạn có thể tìm mua được dung dịch nhỏ mắt Letdion 5ml chính hãng. Bạn có thể mang theo đơn thuốc của bác sĩ chỉ định và đến trực tiếp nhà thuốc để tìm mua. Địa chỉ nhà thuốc tại: Quầy 102 tầng 1 – 168 Ngọc Khánh, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội (Xem chỉ đường).
Ngoài ra, khi tới với nhà thuốc, ngoài mua được sản phẩm chính hãng, bạn còn được đội ngũ dược sĩ tư vấn cách dùng thuốc đúng cách, hiệu quả. Khi có bất kỳ thắc mắc nào, khách hàng cũng có thể liên hệ tới số điện thoại hotline: 0962.260.002–0974.360.996 hoặc truy cập website chính thức của nhà thuốc để được giải đáp.
Thành phần
Mỗi lọ thuốc Letdion 5ml chứa:
- Levofloxacin hàm lượng 5mg/ml.
- Tá dược vừa đủ.
Thuốc Letdion 5mg/ml có tác dụng gì?
Thành phần chính trong thuốc là Levofloxacin – Kháng sinh nhóm Quinolon, đồng phân của Ofloxacin và hoạt lực mạnh hơn Ofloxacin. Levofloxacin ức chế tổng hợp DNA của vi khuẩn, ức chế DNA-gyrase, thúc đẩy sự phá vỡ các chuỗi DNA, ức chế sự giãn ra của DNA siêu xoắn. Levofloxacin có hoạt tính mạnh nhất với vi khuẩn gram dương nhạy cảm và kháng penicillin, từ đó ngăn chặn các quá trình tăng sinh, sao chép, sửa chữa, tái kết hợp và phục hồi DNA của vi khuẩn. [1]
Chỉ định
Thuốc nhỏ mắt Letdion 5mg/ml được chỉ định cho những trường hợp sau:
- Nhiễm khuẩn ở mắt như: Viêm bờ mi, viêm mí mắt, viêm giác mạc, lẹo mắt, chắp mắt, loét giác mạc, viêm kết mạc, viêm sụn mi,…
- Dự phòng và điều trị nhiễm khuẩn sau ca phẫu thuật mắt.
Chống chỉ định
Thuốc Letdion nhỏ mắt chống chỉ định trong các trường hợp:
- Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với Levofloxacin hay các kháng sinh quinolon khác.
- Không tiêm thuốc vào mắt hay dưới kết mạc và không để thuốc tiếp xúc với khu vực tiền phòng của mắt.
Cách dùng – Liều dùng thuốc Lediton nhỏ mắt
Cách dùng: Nhỏ trực tiếp vào mắt bị nhiễm khuẩn.
Liều dùng:
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời bạn có thể tham khảo liều khuyến cáo từ nhà sản xuất dưới đây.
- Ngày 1 và ngày 2: Nhỏ 1 – 2 giọt vào mắt bị nhiễm khuẩn mỗi 2 giờ, tối đa 8 lần mỗi ngày.
- Ngày thứ 3 đến ngày thứ 7: Nhỏ 1 – 2 giọt vào mắt bị nhiễm khuẩn mỗi 4 giờ, tối đa 4 lần mỗi ngày.
Thuốc Letdion nhỏ tai được không?
Lediton là thuốc được bào chế phù hợp để nhỏ mắt. Để điều trị các bệnh lý liên quan đến tai, như viêm, nhiễm trùng tai, bạn nên sử dụng các loại thuốc nhỏ tai chuyên dụng, chống viêm phù hợp cho vùng tai. Việc sử dụng thuốc không đúng cách có thể gây nặng thêm tình trạng bệnh.
Nếu bạn bị triệu chứng đau hoặc nhiễm trùng tai, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định loại thuốc phù hợp nhất.
Tác dụng không mong muốn
Một số tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Lediton nhỏ mắt như sau [2]:
- Thường gặp: Kích ứng mắt, ngứa mắt, giảm thị lực tạm thời, đau mắt, khó chịu, đỏ mắt, nhức mắt hoặc sưng mắt, mí mắt, chảy nước mắt.
- Hiếm gặp: Buồn nôn, lạnh tay chân, khó thở, mày đay, mí mắt sưng đỏ, sốt, đau đầu.
Tương tác thuốc
Hiện vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ về các tương tác thuốc của thuốc nhỏ mắt chứa Levofloxacin. Nồng độ ổn định của Levofloxacin của thuốc Letdion trong huyết tương thấp hơn 1000 lần so với đường dùng toàn thân. Do đó tương tác khi dùng Levofloxacin theo đường toàn thân không có ý nghĩa khi dùng để nhỏ mắt. Tuy nhiên, nếu sử dụng đồng thời Letdion với các thuốc nhỏ mắt khác, nên nhỏ 2 loại thuốc cách nhau ít nhất 15 phút.
Quá liều và cách xử trí
Quá liều thuốc dạng nhỏ mắt Levofloxacin hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên nếu gặp phải tình trạng quá liều, triệu chứng sẽ tương tự như khi gặp tác dụng không mong muốn. Trong trường hợp này cần rửa sạch bằng nước ấm và điều trị triệu chứng.
Thận trọng khi dùng thuốc
Thận trọng khi sử dụng Levofloxacin nhỏ mắt trong các trường hợp:
- Khi dùng thêm các chế phẩm kháng sinh khác kéo dài có thể dẫn đến phát triển quá mức của các vi sinh vật không nhạy cảm, kể cả vi nấm, đặc biệt có thể xảy ra bội nhiễm.
- Không nên đeo kính áp tròng trong quá trình sử dụng thuốc nhỏ mắt Levofloxacin nếu có các dấu hiệu và triệu chứng của viêm kết mạc do nhiễm khuẩn.
- Thận trọng khi sử dụng thuốc nhỏ mắt Levofloxacin cho trẻ dưới 1 tuổi
Lưu ý khi dùng thuốc Letdion
- Không để đầu nhỏ của thuốc nhỏ mắt Levofloxacin chạm vào mắt hoặc các bề mặt khác để tránh nhiễm khuẩn.
- Đậy nắp cẩn thận sau khi dùng và bảo quản nơi khô thoáng, sạch sẽ, nhiệt độ dưới 30oC và tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
- Để xa tầm tay trẻ em.
Trên đây là những thông tin về thuốc nhỏ mắt Letdion mà Nhà thuốc Việt Pháp 1 gửi tới bạn. Trong quá trình sử dụng thuốc Letdion, vệ sinh mắt sạch sẽ và đeo kính bảo vệ mắt cũng góp phần tăng hiệu quả điều trị nhiễm trùng mắt.
Nguồn tham khảo
↑1 | “Levofloxacin”, thông tin tham khảo tại Pubmed: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK545180/, ngày truy cập: 12/11/2024. |
---|---|
↑2 | “Levofloxacin Drops – Uses, Side Effects, and More”, tham khảo tại Webmed: https://www.webmd.com/drugs/2/drug-20006/levofloxacin-ophthalmic-eye/details. Ngày truy cập 12/11/2024. |
Chưa có đánh giá nào.