Danh mục | Thuốc chống virus |
Công ty sản xuất | Công ty TNHH BRV Healthcare |
Công ty đăng ký | Công ty TNHH BRV Healthcare |
Số đăng ký | VD3-126-21 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Viêm gan B là căn bệnh mãn tính nguy hiểm trên thế giới, với hàng trăm triệu người mắc. Con số về những người mắc bệnh này không ngừng tăng lên qua mỗi năm. Tenofovir là hoạt chất đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị viêm gan B. Trên thị trường có nhiều thuốc chứa hoạt chất này với nhiều tên thương mại khác nhau, trong đó là Hepa-Taf . Những thông tin mà người tiêu dùng muốn biết về thuốc này là Hepa-Taf là thuốc gì? Giá bao nhiêu? Tác dụng, cách dùng? Hãy cùng Nhà thuốc Việt Pháp 1 tìm hiểu về thuốc Hepa-Taf thông qua bài viết dưới đây.
Hepa-taf là thuốc gì?
Hepa-Taf là thuốc kê đơn được sản xuất tại Việt Nam, được chỉ định điều trị viêm gan B ở các bệnh nhân xơ gan còn bù.
Một số thông tin khác của thuốc Hepa-Taf:
- Công ty sản xuất: Công ty trách nhiệm hữu hạn BRV Healthcare. Địa chỉ: Khu A, số 18, Đường 09, ấp 2A, xã Tân Thạnh Tây, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.
- Công ty đăng ký: Công ty trách nhiệm hữu hạn BRV Healthcare. Địa chỉ: Khu A, số 18, Đường 09, ấp 2A, xã Tân Thạnh Tây, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.
- Số đăng ký: VD3-126-21.
- Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
- Quy cách đóng gói: 1 lọ 30 viên.
- Hạn sử dụng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất được in trên bao bì sản phẩm.
Hepa-Taf giá bao nhiêu?
Trên thị trường hiện nay, một lọ 30 viên Hepa-Taf được bán với giá 850.000 VNĐ. Giá bán của thuốc này tại các cửa hàng khác nhau có thể dao động nhẹ.
Mua thuốc Hepa-Taf chính hãng ở đâu tại Hà Nội, TPHCM?
Thuốc Hepa-Taf hiện nay được bán rộng rãi tại nhiều nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội, trong đó Nhà Thuốc Việt Pháp 1 sẽ là một nơi uy tín để quy khách mua thuốc. Nhà thuốc Việt Pháp 1 chúng tôi cam kết luôn cung cấp thuốc chất lượng, đầy đủ giấy tờ và giá bán tốt nhất cho khách hàng.
Quý khách đến mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc tại địa chỉ: Quầy 102 tầng 1 – 168 Ngọc Khánh, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội (Xem bản đồ).
Hãy liên hệ đến hotline của Nhà thuốc: 0962.260.002 để nhận tư vấn từ nhà thuốc khi khách hàng có thắc mắc về cách sử dụng thuốc hoặc muốn đặt hàng online.
Thành phần của Hepa-Taf
Mỗi viên nén bao phim Hepa-Taf có chứa những thành phần với hàm lượng như sau:
- Dược chất Tenofovir alafenamide với hàm lượng 25mg.
- Tá dược vừa đủ 1 viên nén bao phim.
Cơ chế tác dụng của thuốc Hepa-Taf
Hoạt chất chính có trong thuốc Hepa-Taf là Tenofovir alafenamide[1]. Đây là tiền chất của tenofovir phosphonamide, sau đó chuyển thành tenofovir dưới sự xúc tác của enzym carboxylase 1 có trong tế bào gan nguyên phát. Chất có hoạt tính là tenofovir diphosphate được hình thành sau quá trình phosphoryl hóa tenofovir.
Tenofovir diphosphate ức chế quá trình nhân lên của virus HBV nhờ cơ chế kết hợp với AND virus, từ đó làm kết thúc chuỗi DNA.
Chỉ định
Hepa-Taf được chỉ định trong điều trị bệnh viêm gan B ở những bệnh nhân xơ gan giai đoạn còn bù và phối hợp với các thuốc ARV khác để điều trị bệnh HIV[2].
Chống chỉ định
Chống chỉ định sử dụng Hepa-Taf với những bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần dược chất hay tá dược nào có trong thuốc và bệnh nhân bị suy thận có độ thanh thải creatinin dưới 15ml/phút.
Liều dùng – Cách dùng
Cách dùng
- Hepa-Taf được bào chế dạng viên nén bao phim nên người dùng sử dụng thuốc theo đường uống.
- Sử dụng thuốc trong bữa ăn vì thức ăn chứa nhiều chất béo sẽ làm tăng sinh khả dụng của hoạt chất.
Liều dùng
- Với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi có cân nặng trên 35kg: Liều dùng thông thường là 1 viên/ngày.
- Không nên sử dụng thuốc đói với trẻ em dưới 12 tuổi.
- Không cần hiệu chỉnh liều với những bệnh nhân lớn tuổi, suy gan hoặc suy thận.
Hiệu quả lâm sàng của hoạt chất Tenofovir alafenamide
Viêm gan B thời gian đầu được điều trị bằng hoạt chất tenofovir disoproxil fumarate (TDF). Tuy nhiên hoạt chất này lại gây ra những tác hại cho xương và thận của bệnh nhân. Để chứng minh hiệu quả của hoạt chất Tenofovir alafenamide (TAF) tương tự với TDF, sử dụng với hàm lượng thấp hơn và không để lại nhiều tác dụng phụ như TDF, hai thử nghiệm giai đoạn III ngẫu nhiên, mù đôi được thực hiện[3].
Phương pháp: Trong hai thử nghiệm này, bệnh nhân nhiễm HBV mạn tính được chọn ngẫu nhiên theo tỷ lệ 2:1 để được điều trị bằng 25 mg TAF hoặc 300 mg TDF theo kiểu mù đôi.
Kết quả: Ở tuần 96, không có sự khác biệt về tỷ lệ ức chế virus ở những bệnh nhân có HBeAg dương tính dùng TAF và TDF (73% so với 75%, tương ứng, hiệu chỉnh -2,2% (KTC 95% -8,3 đến 3,9%; p = 0,47) và ở những bệnh nhân HBeAg âm tính dùng TAF và TDF (tương ứng là 90% so với 91%, chênh lệch hiệu chỉnh -0,6% (KTC 95% -7,0 đến 5,8%; p = 0,84).
Trong cả hai nghiên cứu, mật độ khoáng của xương ở những bệnh nhân được điều trị bằng TDF so với những bệnh nhân được điều trị bằng TAF ở hông đã được ghi nhận (% thay đổi trung bình -0,33% so với -2,51%; p <0.001) và cột sống thắt lưng (% thay đổi trung bình -0,75% so với -2,57%; p <0,001).
Kết luận: Ở những bệnh nhân nhiễm HBV, điều trị bằng TAF có hiệu quả tương tự TDF, tuy nhiên TAF an toàn với xương và thận hơn so với TDF.
Tác dụng phụ của thuốc Hepa-Taf
Trong quá trình sử dụng, Hepa-Taf thường gây ra một số tác dụng không mong muốn như sau[4]:
- Các tác dụng không mong muốn thường gặp bao gồm đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy, đau bụng, chướng bụng, buồn nôn, nôn, phát ban, ngứa, mệt mỏi.
- Ngoài ra đôi khi bệnh nhân có thể bị phù mạch, mề đay khi sử dụng thuốc.
Tương tác
Tương tác thuốc có thể xảy ra khi sử dụng đồng thời Hepa-Taf với các loại thuốc khác. Dưới đây là các tương tác có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Hepa-taf.
- Không nên sử dụng Hepa-Taf với các thuốc khác có chứa các hoạt chất tenofovir disoproxil, tenofovir alafenamide hoặc adefovir dipivoxil vì có thể dẫn đến tình trạng quá liều.
- Các thuốc gây cảm ứng P-gp như rifampicin, carbamazepine, rifabutin, phenobarbital hoặc St. John’s wort làm giảm nồng độ tenofovir alafenamide trong huyết tương, do đó không nên dùng đồng thời các thuốc này.
- Dùng đồng thời Hepa-Taf với các thuốc ức chế P-gp và BCRP có thể làm tăng nồng độ tenofovir alafenamide trong huyết tương. Vì vậy, không khuyến cáo sử dụng đồng thời các thuốc ức chế mạnh P-gp với tenofovir alafenamide.
- Không cần hiệu chỉnh liều Hepa-Taf khi dùng cùng với thuốc tránh thai.
Quá liều và cách xử trí
Triệu chứng
Khi sử dụng quá liều Hepa-Taf, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng tương tự như tác dụng không mong muốn nhưng mức độ nặng hơn.
Cách xử trí
Khi bị quá liều tenofovir alafenamide, bênh nhân nên được theo dõi tình hình sức khỏe.
Tenofovir được loại bỏ hiệu quả bằng thẩm tách máu. Vẫn chưa chắc chắn được rằng tenofovir có thể được loại bỏ bằng thẩm phân phúc mạc hay không.
Phụ nữ có thai và đang cho con bú có dùng Hepa-Taf được không?
Phụ nữ có thai
Việc sử dụng tenofovir alafenamide nên được xem xét trong thời kỳ mang thai vì đã ghi nhận độc tính khi sử dụng thuốc trên động vật.
Phụ nữ cho con bú
Các nghiên cứu chưa thể khẳng định liệu tenofovir alafenamide có được tiết vào sữa mẹ hay không. Tuy nhiên, người ta đã chứng minh rằng tenofovir được tiết vào sữa trong các nghiên cứu trên động vật. Vì vậy không nên dùng thuốc này cho phụ nữ trong giai đoạn đang cho con bú.
Ảnh hưởng của thuốc Hepa-Taf đến người lái xe hoặc vận hành máy móc
Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi. Các triệu chứng này ảnh hưởng đến an toàn của người lái xe, vận hành máy móc và những người xung quanh. Vì vậy không dùng thuốc Hepa-Taf cho những đối tượng này.
Lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Hepa-Taf
Trong quá trình sử dụng thuốc Hepa-Taf, bệnh nhân cần lưu ý những điểm sau:
- Các biện pháp phòng ngừa phải sử dụng khi quan hệ vợ chồng vì thuốc không ngăn ngừa nguy cơ lây truyền HBV sang người khác thông qua quan hệ tình dục hoặc nhiễm máu.
- Bệnh nhân nên được đánh giá chức năng thận trước hoặc khi bắt đầu điều trị bằng Hepa-Taf.
- Bệnh nhân nên được xét nghiệm kháng thể HIV trước khi bắt đầu điều trị bằng Hepa-Taf.
- Thuốc Hepa-Taf chứa đường monohydrat. Bệnh nhân có vấn đề di truyền về không dung nạp galactose, thiếu hụt lactase toàn phần hoặc kém hấp thu glucose-galactose không nên dùng thuốc này.
- Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát trong nhiệt độ dưới 30oC, tránh ẩm ướt và ánh sáng chiếu trực tiếp vào.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Hepa-Taf mà chúng tôi muốn cung cấp cho bạn đọc. Hi vọng rằng bài viết trên đem lại nhiều thông tin bổ ích cho bạn đọc.
Nguồn tham khảo
↑1 | Tham khảo thông tin hoạt chất Tenofovir alafenamide tại Wikipedia. Link tham khảo: https://en.wikipedia.org/wiki/Tenofovir_alafenamide. Ngày truy cập: 15/1/2023 |
---|---|
↑2 | Tham khảo thông tin tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Hepa-Taf. Ngày truy cập: 15/1/2023 |
↑3 | Theo Pubmed, “96 weeks treatment of tenofovir alafenamide vs. tenofovir disoproxil fumarate for hepatitis B virus infection”. Link tham khảo: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29756595/. Ngày truy cập: 15/1/2023 |
↑4 | Tham khảo tác dụng phụ của hoạt chất Tenofovir alafenamide tại EMC. Link tham khảo: https://www.medicines.org.uk/emc/product/2314/smpc#UNDESIRABLE_EFFECTS. Ngày truy cập: 15/1/2023 |
Chưa có đánh giá nào.