Danh mục | Thuốc tác dụng trên đường hô hấp |
Công ty sản xuất và đăng ký | Công ty cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội |
Số đăng ký | VD – 27835 – 17 |
Dạng bào chế | Hỗn dịch khí dung |
Quy cách đóng gói | 1 Hộp 2 vỉ x 5 lọ nhựa/ vỉ nhôm x 2ml/lọ |
Hạn sử dụng | 24 tháng kể từ ngày sản xuất, 3 tháng sau khi mở túi nhôm |
Hiện nay, khí dung là một phương pháp phổ biến trong điều trị các bệnh tai – mũi- họng, hen phế quản, viêm thanh quản,… Phương pháp này giúp đưa thuốc tác động trực tiếp đến niêm mạc đường hô hấp và hạn chế xảy ra các tác dụng phụ hay gặp khi sử dụng đường uống. Thuốc Zensonid 0.5mg/2ml là một thuốc được dùng dưới dạng khí dung. Để biết Thuốc Zensonid là thuốc gì? Giá bao nhiêu? Cách dùng – Liều dùng thế nào? Hãy cùng Nhà thuốc Việt Pháp 1 tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.
Zensonid là thuốc gì?
Zensonid 0,5mg/2ml là thuốc chống viêm thuộc nhóm Glucocorticoid hít. Thuốc được các bác sĩ chỉ định dùng để dự phòng và điều trị bệnh hen phế quản, viêm thanh khí phế quản cấp, viêm mũi dị ứng.
- Công ty sản xuất và đăng ký: Công ty cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội tại địa chỉ khu công nghiệp Hà Bình Phương, Thường Tín, Hà Nội.
- Số đăng ký: VD – 27835 – 17.
- Dạng bào chế: Hỗn dịch khí dung.
- Quy cách đóng gói: 1 Hộp 2 vỉ x 5 lọ nhựa/ vỉ nhôm x 2ml/lọ.
- Hạn sử dụng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất, 3 tháng sau khi mở túi nhôm.
Zensonid giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Giá thuốc Zensonid được bán trên thị trường hiện nay là 160.000VNĐ/ 1 hộp 10 lọ nhựa 2ml. Giá bán cụ thể tại mỗi cơ sở kinh doanh thuốc có khác nhau nhưng sự chênh lệch không đáng kể.
Để mua được thuốc Zensonid chính hãng, bạn có thể đến Nhà thuốc Việt Pháp 1 để trực tiếp mua thuốc. Địa chỉ tại số 168 Ngọc Khánh, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội (Xem bản đồ).
Nếu bạn muốn được tư vấn và giải đáp các thắc mắc về thuốc miễn phí, bạn hãy liên lạc qua website chính thức của nhà thuốc hoặc gọi đến số điện thoại 0962.260.002 – 0974.360.996.
Thành phần Zensonid 0,5mg/2ml
Thành phần có trong thuốc Zensonid 2ml gồm có:
Budesonid | 0,5mg |
Tá dược: Natri edetat, polysorbate 80, natri clorid, acid citric monohydrate, natri citrat dihydrat, nước cất pha tiêm. |
Thuốc Zensonid 2ml có tác dụng gì?
Thuốc Zensonid được dùng để kiểm soát và ngăn ngừa các triệu chứng thở khò khè, khó thở, tức ngực do bệnh hen suyễn gây ra. Hoạt chất chính là Budesonid có tác dụng chống viêm mạnh, chống dị ứng và ức chế miễn dịch hiệu quả bằng cách giảm kích ứng và sưng tấy đường thở trực tiếp trong phổi[1].
Bên cạnh đó, Budesonid dạng hít đã được báo cáo được sử dụng để thay thế corticosteroid đường uống hiệu quả ở người lớn mắc bệnh hen ở mức độ trung bình đến nặng. Từ đó giảm tổng liều corticosteroid phải dùng từ đó giảm tác dụng phụ gây ra toàn thân[2].
Budesonid có khả năng dự phòng và điều trị chứng loạn sản phế quản phổi hay gặp ở trẻ sinh non. Hoạt chất này ngăn ngừa gặp các biến chứng, chống viêm tại chỗ, cải thiện các chỉ số máu và chức năng phổi[3].
Trong một số nghiên cứu để điều trị các triệu chứng nhẹ ở người mắc bệnh COVID – 19, việc sử dụng Budesonid dạng hít có vai trò quan trọng trong điều trị triệu chứng khó thở. Hỗ trợ ngăn ngừa xảy ra biến chứng bất lợi, rút ngắn thời gian phục hồi, giảm tỷ lệ tử vong [4].
Chỉ định
Thuốc Zensonid 2ml được chỉ định sử dụng để:
- Điều trị triệu chứng tại chỗ: Viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc viêm mũi dị ứng quanh năm.
- Điều trị kiểm soát và phòng ngừa bệnh hen.
Cách dùng – Liều dùng Zensonid
Liều dùng
Hen phế quản:
Liều dùng Zensonid khuyến cáo sử dụng cho người bệnh bị hen phế quản là 2 lần/ ngày.
Liều khởi đầu:
Trẻ em trên 6 tháng tuổi: 0,25 – 1,0ml x 2 lần/ ngày. Cân nhắc liều 2,0ml/ ngày đối với trẻ đang điều trị duy trì bằng steroid.
Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: 0,5 – 2,0ml x 2 lần/ ngày. Cân nhắc tăng liều với những trường hợp nặng.
Liều dùng duy trì và kiểm soát cơn hen:
Tùy thuộc vào triệu chứng của người bệnh mà điều chỉnh liều phù hợp. Nên dùng liều thấp nhất để kiểm soát triệu chứng.
Trẻ em trên 6 tháng tuổi: 0,25 – 1,0ml x 2 lần/ ngày.
Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: 0,5 – 2,0ml x 2 lần/ ngày.
Đối với bệnh nhân mắc hen phế quản ở mức độ nhẹ đến trung bình, có thể cân nhắc liều dùng duy trì 0,25 – 1,0ml x 1 lần/ ngày.
Đối với bệnh nhân đang sử dụng Glucocorticoid đường uống:
Thuốc Zensonid có thể dùng để thay thế hoặc giảm thiểu liều dùng Glucocorticoid đường uống.
Khi chuyển từ Glucocorticoid đường uống sang điều trị bằng khí dung Zensonid. Phối hợp dùng một liều cao Zensonid với liều dùng glucocorticoid đường uống trước đó khoảng 10 ngày, sau đó giảm dần liều dùng glucocorticoid từ từ về mức thấp nhất. Mỗi lần giảm liều không được quá 2,5mg hoặc 25% prednisolon.
Cách dùng
Dùng với máy khí dung để hít qua miệng.
- Bẻ 1 lọ Zensonid ra bằng cách xoay xuống dưới và tách ra khỏi vỉ
- Lắc nhẹ bằng chuyển động tròn lọ thuốc để phân bố đều các thành phần ( Hình 2).
- Giữ chắc lọ thẳng đứng mà không bóp thân lọ, mở ra bằng cách xoay phần đỉnh ( Hình 3).
- Đặt phần mở của ống thuốc vào bình chứa của máy khí dung và bóp từ từ đến khi hết thuốc trong lọ ( Hình 4).
- Chuẩn bị máy khí dung và sử dụng theo chỉ dẫn của máy.
Sau mỗi lần điều trị, vệ sinh buồng khí dung và đầu ngậm trong nước ấm bằng các chất tẩy rửa nhẹ hoặc vệ sinh theo hướng dẫn do nhà sản xuất máy khí dung.
Tác dụng phụ của thuốc Zensonid khí dung
Thuốc Zensonid khí dung dùng qua đường hít được dung nạp tốt, liều thấp nên tác dụng không mong muốn xảy ra nhẹ và tại chỗ. Tác dụng ngoại ý thường gặp là:
- Hệ hô hấp: Ho, đau họng, khô miệng, nấm Candida miệng.
- Hệ thần kinh: Đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ.
- Mắt: Giảm thị lực, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp.
- Rối loạn hệ thống miễn dịch: Một số phản ứng quá mẫn có thể gặp phải như kích ứng da ( nổi mề đay, mẩn đỏ, viêm da), sốc phản vệ, phù mạch, co thắt phế quản và sốc phản vệ. Ngưng sử dụng thuốc Zensonid và báo ngay với bác sĩ khi gặp các triệu chứng này.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Zensonid trong các trường hợp sau:
- Dị ứng với bất kỳ hoạt chất hay tá dược nào có trong thuốc.
- Điều trị ban đầu tình trạng hen suyễn hoặc các đợt cấp tính khác của bệnh hen suyễn cần tích cực can thiệp điều trị.
Tương tác thuốc
Thuốc Zensonid có khả năng tương tác với các thuốc:
- Corticosteroid khác: barbiturate, phenytoin, rifampicin
- Thuốc chống viêm phi steroid do có thể làm tăng nguy cơ gặp phải viêm loét dạ dày ruột.
- Thuốc hạ kali máu
- Thuốc kháng nấm: Ketoconazole, itraconazole, clarithromycin.
- Thuốc ức chế protease HIV: Atazanavir, indinavir, ritornavir.
- Thuốc chống co giật: Nefazodone.
- Thực phẩm ức chế CYP3A4 khác như: Telithromycin.
- Thuốc tránh thai thành phần chứa hoạt chất ethinyl estradiol.
Xử trí khi quên liều, quá liều
Khi quên sử dụng một liều thuốc, bổ sung liều sớm nhất có thể. Bỏ qua liều đã quên nếu thời điểm nhớ ra gần đến thời gian dùng liều tiếp theo. Không tự ý bù liều bằng cách dùng gấp đôi liều thuốc.
Khả năng xảy ra các nguy cơ bất lợi cấp tính khi sử dụng thuốc Zensonid là rất thấp. Nếu sử dụng quá liều Zensonid trong thời gian dài, có thể xảy ra tác dụng phụ toàn thân như cường vỏ não, ức chế tuyến thượng thận. Khi đó, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để giảm liều từ từ.
Zensonid thuốc có dùng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú không?
Đối với phụ nữ mang thai
Khi đánh giá việc sử dụng thuốc Zensonid để kiểm soát cơn hen cho phụ nữ mang thai, tỷ lệ gặp phải các tác dụng ngoại ý xảy ra rất thấp. Chưa có ghi nhận nào về việc sử dụng budesonide dạng hít gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Chính vì vậy, thuốc Zensonid an toàn sử dụng cho phụ nữ đang mang thai.
Đối với phụ nữ đang cho con bú
Thuốc Zensonid có bài tiết qua sữa mẹ với một lượng nhỏ không đáng kể. Tuy nhiên với liều dùng thấp, lượng hoạt chất budesonide có mặt trong sữa mẹ rất nhỏ. Có thể xem xét cho phụ nữ đang cho con bú sử dụng thuốc Zensonid nếu lợi ích đem lại cao hơn nguy cơ.
Thận trọng trước khi dùng thuốc Zensonid 0,5mg/2ml
Co thắt phế quản
Thuốc Zensonid không phải là thuốc giãn phế quản và không được chỉ định để giảm cơ co thắt phế quản cấp tính hoặc các cơn hen suyễn cấp tính khác.
Nếu các đợt hen huyễn không đáp ứng với liều thuốc giãn phế quản thông thường xảy ra khi đang điều trị bằng hỗn dịch khí dung Budesonide thì bệnh nhân cần liên lạc ngay với bác sĩ để đánh giá lại liệu pháp điều trị.
Bệnh nhân chuyển liệu pháp điều trị bằng corticoid dạng uống sang dạng hít
Đối với nhóm đối tượng này cần được chăm sóc và theo dõi đặc biệt vì có thể vẫn còn nguy cơ giảm chức năng tuyến thượng thận trong thời gian đáng kể.
Bệnh nhân đang dùng corticoid đường uống nên được giảm liều từ từ đến mức thấp nhất sau khi chuyển sang hỗn dịch hít budesonid.
Quá trình này có thể gây xuất hiện lại các triệu chứng như viêm mũi, chàm, viêm khớp mà trước đây đã bị ức chế bởi liệu pháp điều trị bằng corticoid đường uống.
Sau khi ngưng sử dụng corticoid đường uống bệnh nhân có thể xuất hiện hội chứng cai corticosteroid toàn thân như mệt mỏi, trầm cảm, đau mỏi cơ – khớp.
Ảnh hưởng đến tăng trưởng
Với đối tượng sử dụng thuốc Zensonid là trẻ em, cần được theo dõi tăng trưởng chiều cao. Nếu tăng trưởng chậm cần đánh giá việc giảm liều dùng ở mức thấp nhất có hiệu quả.
Bệnh nhân nhiễm khuẩn và nhiễm trùng lao
Điều trị bằng thuốc Zensonid ở liều cao có thể che lấp các triệu chứng của nhiễm khuẩn hiện tại và có thể xảy ra nhiễm khuẩn mới trong quá trình điều trị. Vì vậy cần lưu ý và chỉ nên dùng thuốc Zensonid khi đã kiểm sát đầy đủ các triệu chứng ở những bệnh nhân nhiễm khuẩn đường hô hấp do virus, vi khuẩn, bệnh nhân lao phổi.
Ảnh hưởng đến mắt: Bệnh tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể
Bệnh tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể có thể xảy ra khi sử dụng corticosteroid dạng hít trong thời gian dài. Những bệnh nhân có tiền sử tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể hay thị lực bị thay đổi trong quá trình điều trị cần được theo dõi chặt chẽ.
Lưu ý khi sử dụng
- Để đạt hiệu quả tối ưu, nên dùng thuốc duy trì hằng ngày và không tự ý ngưng sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.
- Nếu gặp phải tình trạng nấm Candida tiến triển trên miệng, có thể kết hợp điều trị bằng thuốc kháng nấm và thuốc Zensonid. Súc miệng sau khi hít để loại bỏ các tác nhân gây nhiễm nấm.
- Để ngăn ngừa xảy ra tình trạng kích ứng da mặt, nên rửa mặt sau khi sử dụng thuốc qua máy xông khí dung và mặt nạ.
- Bảo quản thuốc Zensonid trong bao bì kín, tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp, nhiệt độ phòng.
- Luôn giữ lọ thuốc trong túi nhôm
- Để thuốc Zensonid tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ.
- Sử dụng thuốc Zensonid theo đúng liều chỉ định của bác sĩ kê sẽ không gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Trên đây, Nhà thuốc Việt Pháp 1 đã giúp bạn đọc tìm hiểu đầy đủ thông tin về thuốc Zensonid và những lưu ý đặc biệt. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cũng như giải đáp những thắc mắc của bạn đọc.
Nguồn tham khảo
↑1 | Thông tin tham khảo tại Pubmed: “Budesonide inhalation suspension: a review of its use in infants, children and adults with inflammatory respiratory disorders”. Link tham khảo: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11129126/. Ngày truy cập 21/11/2022 |
---|---|
↑2 | Thông tin tham khảo tại Pubmed: “Efficacy of budesonide in moderate to severe asthma”. Link tham khảo: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12117080/. Ngày truy cập 21/11/2022 |
↑3 | Thông tin tham khảo tại Pubmed: “Efficacy odd budesonide in the prevention and treatment of bronchopulmonary dysplasia in premature infants and its effect on pulmonary function”. Link tham khảo: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34150079/. Ngày truy cập 21/11/2022 |
↑4 | Thông tin tham khảo tại NCBI: “Inhaled budesonide for COVID – 19 in people at high risk of complications in the community in the UK”. Link tham khảo: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8354567/. Ngày truy cập 21/11/2022 |
Chưa có đánh giá nào.