Danh mục | Thuốc điều trị huyết áp |
Nhà sản xuất | Công ty TNHH Dược phẩm Đạt Vi Phú (Davipharm) |
Công ty đăng ký | Công ty TNHH Dược phẩm Đạt Vi Phú (Davipharm) |
Số đăng ký | VD-27440-17 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách | Hộp 10 vỉ nhôm x 10 viên nén |
Tăng huyết áp là một bệnh lý mạn tính và cần kiểm soát huyết áp ổn định ở những bệnh nhân này để tránh biến chứng nguy hiểm. Thuốc Hatlop 150 có tác dụng hạ huyết áp và được chỉ định trong điều trị tăng huyết áp. Vậy thuốc Hatlop 150 là thuốc gì? Giá bao nhiêu? Tác dụng, cách dùng thế nào? Quý khách hãy theo dõi bào viết dưới đây của nhà thuốc Việt Pháp 1 để biết thêm thông tin chi tiết.
Thuốc Hatlop 150 là thuốc gì?
Thuốc Hatlop 150 [1] là thuốc kê đơn với hoạt chất chính là Irbesartan, chất đối kháng thụ thể angiotensin II, có tác dụng giãn mạch và được chỉ định trong điều trị tăng huyết áp.
- Nhà sản xuất: Công ty TNHH Dược phẩm Đạt Vi Phú (Davipharm Co., LTD). Địa chỉ: Lô M7A, đường D17, khu công nghiệp Mỹ Phước 1, phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, Việt Nam.
- Công ty đăng ký: Công ty CP Dược phẩm Đạt Vi Phú (Davipharm).
- Số đăng ký: VD-27440-17.
- Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
- Quy cách: Hộp 10 vỉ nhôm x 10 viên nén.
Thuốc Hatlop 150mg giá bao nhiêu? Mua ở đâu uy tín?
Giá thuốc Hatlop 150mg có thể khác nhau giữa những địa điểm, quý hãy hãy liên hệ đến Nhà thuốc Việt Pháp 1 để biết chính xác giá thuốc.
Quý khách có thể mua thuốc Hatlop 150 tại Nhà thuốc Việt Pháp 1 có địa chỉ: Quầy 102 tầng 1, số 168 Ngọc Khánh, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội (Xem chỉ đường).
Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với nhà thuốc qua website, hoặc gọi đến số điện thoại 0962.260.002 để được tư vấn nhanh nhất.
Thành phần
Mỗi viên nén Hatlop 150 mg chứa các thành phần:
- Irbesartan: 150mg
- Tá dược vừa đủ: Natri starch glycolat, cellulose vi tinh thể, natri croscarmellose, PEG 4000, HPMC E6, magie stearat, titan dioxyd, talc, polysorbat 80, dầu thầu dầu.
Tác dụng của thuốc Hatlop 150 mg
Thuốc Hatlop chứa hoạt chất chính là Irbesartan [2] – chất đối kháng thụ thể angiotensin II. Angiotensin II là chất được sản xuất trong cơ thể, liên kết với thụ thể ở mạch máu và gây co mạch, làm tăng huyết áp. Irbesartan có tác dụng ngăn chặn angiotensin liên kết với các thụ thể này, do đó làm giãn mạch máu và làm hạ huyết áp. Irbesartan cũng làm chậm quá trình suy giảm chức năng thận ở những bệnh nhân bị tăng huyết áp và đái tháo đường typ II.
Chỉ định của thuốc huyết áp Hatlop 150
Thuốc Hatlop 150mg chỉ định cho người lớn trong:
- Điều trị bệnh tăng huyết áp nguyên phát (vô căn).
- Bảo vệ thận ở những bệnh nhân bị tăng huyết áp, đái tháo đường typ II có suy giảm chức năng thận.
Cách dùng – Liều dùng thuốc Hatlop 150
Cách dùng
- Thuốc huyết áp Hatlop 150mg được dùng đường uống, nuốt nguyên viên với lượng nước vừa đủ.
- Có thể dùng thuốc cùng hoặc cách xa bữa ăn nhưng nên uống vào cùng một thời điểm trong ngày.
Liều dùng
Liều dùng thuốc cần được kê chính xác bởi bác sĩ điều trị. Dưới đây là liều dùng khuyến cáo quý khách có thể tham khảo:
Điều trị tăng huyết áp |
|
Bệnh thận đái tháo đường typ II kèm tăng huyết áp |
|
Chống chỉ định
Chống chỉ định dùng thuốc huyết áp Hatlop trên các đối tượng sau:
- Mãn cảm với Irbesartan hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Phụ nữ mang thai trên 3 tháng, tốt nhất không nên dùng thuốc trong cả giai đoạn đầu thai kỳ.
- Người mắc bệnh đái tháo đường hoặc chức năng thận suy giảm và đang điều trị bằng thuốc hạ huyết áp chứa aliskiren.
Tác dụng phụ của thuốc Hatlop 150 mg
Hãy ngưng dùng thuốc và thông báo với bác sĩ nếu bạn gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào sau đây:
- Cần chú ý đến phản ứng quá mẫn với các biểu hiện: phù mạch, ban da, nổi mày đay, phù mí mắt, môi, miệng; khó thở.
- Rất thường gặp: Tăng kali máu ở bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo đường typ II.
- Thường gặp: Hoa mắt, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn và nôn, tăng creatine kinase máu. Bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo đường typ II có thể bị chóng mặt, tụt huyết áp, đau cơ khớp, protein trong hồng cầu giảm.
- Ít gặp: Nhịp tim nhanh, vàng da, vàng mắt, mặt đỏ, tiêu chảy, tức ngực, khó tiêu, ho, ợ nóng.
- Chưa rõ tần suất: Đau đầu, chóng mặt, ù tai, đau cơ khớp, rối loạn vị giác, giảm tiểu cầu, suy giảm chức năng gan thận, kali máu tăng, viêm các mạch máu nhỏ.
Tương tác thuốc
Irbesartan có thể gây ra tương tác với một số thuốc khác, nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc hay sản phẩm chăm sóc sức khỏe nào khác, hãy thông báo với bác sĩ hoặc dược sĩ:
- Thuốc chống tăng huyết áp và thuốc lợi tiểu có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp của Irbesartan.
- Sử dụng đồng thời Irbesartan với thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) và aliskiren có thể làm tăng tác dụng không mong muốn.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) sử dụng cùng Irbesartan sẽ làm giảm tác dụng hạ huyết áp của Irbesartan, đồng thời làm tăng nguy cơ tổn thương thận.
- Cần kiểm tra máu khi đang sử dụng một trong các thuốc sau: Thuốc giữ kali, thuốc chứa lithi, chế phẩm bổ sung kali, chế phẩm thay thế muối chứa kali.
Thuốc huyết áp Hatlop 150 có dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú không?
Phụ nữ mang thai:
- Không nên dùng thuốc Hatlop trong 3 tháng đầu của thai kỳ, chống chỉ định với 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ vì thuốc có thể qua hàng rào nhau thai và gây tác hại với thai nhi.
- Nếu bạn đang mang thai hoặc có dự định mang thai, hãy ngừng uống thuốc Hatlop và tham khảo ý kiến của bác sĩ để chuyển sang thuốc khác an toàn hơn.
Phụ nữ cho con bú:
Không nên dùng thuốc Hatlop cho phụ nữ cho con bú, vì chưa rõ Irbesartan có truyền qua sữa mẹ hay không. Nếu bạn đang cho con bú, hãy thông báo với bác sĩ để chuyển sang thuốc khác an toàn hơn với trẻ nhỏ.
Ảnh hưởng của thuốc Hatlop đối với người lái xe và điều khiển máy móc
Một số tác dụng phụ của thuốc như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu có thể xảy ra. Do đáp ứng của mỗi cá nhân khác nhau, khuyến cáo người bệnh không nên thực hiện các công việc cần tập trung cao độ như lái xe, cho đến khi xác định chắc chắn mình có bị ảnh hưởng hay không.
Quá liều thuốc Hatlop 150 và cách xử trí
Biểu hiện quá liều: Khi sử dụng quá liều Irbesartan có thể dẫn đến hạ huyết áp và nhịp tim nhanh, đôi khi có nhịp tim chậm.
Xử trí: Hiện chưa có biện pháp điều trị quá liều Irbesartan. Cần theo dõi chặt chẽ người bệnh, chủ yếu điều trị triệu chứng và biện pháp hỗ trợ. Có thể gây nôn bệnh nhân, hoặc rửa dạ dày, hoặc dùng than hoạt tính. Thẩm tách máu không có tác dụng loại bỏ Irbesartan.
Những trường hợp cần thận trọng khi dùng thuốc Hatlop 150mg
- Bệnh nhân giảm thể tích máu như mất muối nước do dùng thuốc lợi tiểu mạnh, tiêu chảy, chế độ ăn ít muối có thể bị hạ huyết áp triệu chứng. Cần điều chỉnh tình trạng này trước khi điều trị bằng Irbesartan.
- Người bệnh tăng huyết áp hẹp động mạch thận khi sử dụng Irbesartan có thể tăng nguy cơ hạ huyết áp nặng và suy giảm chức năng thận.
- Bệnh nhân suy thận, ghép thận khi sử dụng Irbesartan cần theo dõi nồng độ kali và creatinin máu.
- Không nên phối hợp thuốc ức chế ACE, thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II (Irbesartan) và aliskiren vì làm nguy cơ hạ huyết áp, tăng kali máu và gây suy giản chức năng thận.
- Tăng kali máu có thể xảy ra, đặc biệt là bệnh nhân suy thận, suy tim, cần theo dõi nồng độ kali máu ở những bệnh nhân này.
- Thận trọng khi dùng Irbesartan với bệnh nhân hẹp van động mạch chủ, van 2 lá, phì đại tắc nghẽn cơ tim.
- Không sử dụng Irbesartan trên bệnh nhân cường aldosteron nguyên phát.
- Hạ huyết áp quá mức ở bệnh nhân thiếu máu cục bộ cơ tim, bệnh tim mạch có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Lưu ý khi sử dụng
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tuân thủ về liều lượng cũng như các khuyến cáo của thuốc.
- Bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng, dưới 30⁰C, tránh nắng trực tiếp, tránh ẩm ướt và tránh xa khu vực vui chơi của trẻ.
Trên đây là những thông tin về thuốc Hatlop 150 mg. Nếu có điều gì chưa rõ hãy liên hệ với nhà thuốc để được giải đáp.
Nguồn tham khảo
↑1 | Tham khảo thông tin thuốc Hatlop 150mg tại Drugbank – ngân hàng dữ liệu ngành dược: https://cdn.drugbank.vn/26072019_26Jul__0118.pdf. Ngày truy cập: 24/09/2023 |
---|---|
↑2 | Tham khảo thông tin hoạt chất Irbesartan tại Dailymed: https://dailymed.nlm.nih.gov/dailymed/drugInfo.cfm?setid=83f5d5c8-27c0-4208-a291-0c4aa55a1ff5. Ngày truy cập: 24/09/2023 |
Chưa có đánh giá nào.