Danh mục | Thuốc kháng viêm |
Sản xuất | Công ty Cổ phần Dược phẩm Stada Việt Nam |
Dạng bào chế | Viêm ngậm dưới lưỡi |
Số đăng ký | VD-21117-14 |
Quy cách | Hộp 2 vỉ x 10 viên |
Hạn dùng | 18 tháng kể từ ngày đóng gói |
Tình trạng sưng, phù nề, viêm nhiễm, viêm phổi, viêm xoang có thể gặp ở bất kỳ vết thương ở mọi độ tuổi nào. Những triệu chứng điển hình của tình trạng này như ho, sốt cao, nghẹt mũi, nhức đầu, đau răng hàm trên, … Gây bất tiện, ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày và những sinh hoạt của người bệnh. Do vậy để làm giảm tình trạng sưng, phù nề và chống viêm do vi khuẩn gây ra, Statripsine được nghiên cứu và sản xuất. Vậy Statripsine tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Chỉ định trong trường hợp nào? Hãy cùng Nhà thuốc Việt Pháp 1 giải đáp các thắc mắc về thuốc viên uống này qua bài viết dưới đây.
Statripsine là thuốc gì?

Statripsine là thuốc thuộc nhóm thuốc kê đơn, xuất xứ tại Việt Nam. Statripsine được sử dụng với tác dụng ngăn ngừa các tổn thương sưng, viêm, giảm phù nề hiệu quả.
Một số thông tin về thuốc Statripsine:
- Nhà sản xuất và phân phối sản phẩm: Công ty Cổ phần Dược phẩm Stada Việt Nam. Có địa chỉ tại: 40 Đại lộ Tự Do, Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, P. An Phú, Tp. Thuận An, Bình Dương, Việt Nam.
- Dạng bào chế Statripsine: viêm ngậm dưới lưỡi.
- Số đăng ký sản phẩm: VD- 21117- 14.
- Quy cách bao gói: Hộp 2 vỉ, 1 vỉ x 10 viên.
- Hạn dùng: 18 tháng kể từ ngày đóng gói, sản xuất và hạn sử dụng được in trên bao bì của thuốc.
Thuốc Statripsine giá bao nhiêu? Mua ở đâu chính hãng?
Hiện nay, trên thị trường, thuốc Statripsine được bán tại Nhà Thuốc Việt Pháp 1 với giá 62.000 VND/ hộp 2 vỉ.
Để mua Statripsine chính hãng, quý khách có thể cầm đơn đến mua trực tiếp tại Nhà thuốc Việt Pháp 1. Nhà thuốc với địa chỉ tại: Quầy 102 – Tầng 1 số 168 Ngọc Khánh, phường Giảng Võ, Ba đình, Hà Nội (Xem bản đồ).
Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ đến trang website chính thức của nhà thuốc hoặc gọi điện qua số hotline: 0962.260.002. Với đội ngũ dược sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm luôn cố gắng giải đáp thắc mắc cho quý khách một cách nhanh chóng và kịp thời.
Nhà thuốc Việt Pháp 1 cam kết đem đến cho quý khách các sản phẩm về thuốc, thực phẩm chức năng chính hãng 100% với giá cả hợp lý. Nhà thuốc luôn lấy mục tiêu phát triển lâu dài là sự hài lòng của khách hàng.
Thành phần

Thành phần chứa trong một viên nén Statripsine 4,2 mg bao gồm:
- Hoạt chất: Alphachymotrypsin với hàm lượng 4,2 mg.
- Tá dược: Compressible sugar, Bột mùi bạc hà, Aspartame, Magnesi stearat.
Thuốc Statripsine có tác dụng gì?
Thuốc Statripsine chứa dược chất Alpha chymotrypsin. Đây là một enzym thủy phân protein, và được ứng dụng nhiều trong trợ giúp phẫu thuật.Nguồn gốc của enzyme alphachymotrypsin là từ tụy bò, và được điều chế thông qua cơ chế hoạt hóa chymotrypsinogen.Đặc tính dược lý của enzym này là thủy phân protein chọn lọc ở vị trí liền kề các chứa nhân thơm của acid amin trên những liên kết peptide. [1]
Tác dụng của Chymotrypsin là được dùng trong mục đích giảm viêm,giảm sưng, giảm phù nề, phù do nhiều nguyên nhân. Có thể gặp như phù mô mềm do áp xe và loét, do chấn thương, do va chạm. Bên cạnh đó, Chymotrypsin giúp làm lỏng dịch tiết ở đường hô hấp trên. Trong các trường hợp các bệnh phổi và viêm xoang, hen, viêm phế quản. Tuy nhiên đây là tác dụng hiện có ít chứng cứ công nhận. [2]
Thuốc Statripsine trị bệnh gì?

Thuốc Statripsine 4.2mg được chỉ định cho những đối tượng sau:
- Người bị tổn thương có dấu hiệu gặp viêm nhiễm, sưng, phù nề tại vết thương.
- Dùng để giảm sưng, giảm phù, giảm viêm nhiễm.
- Dùng cho các bệnh nhân sau quá trình phẫu thuật giúp vết thương nhanh lành.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng
- Statripsine được bào chế ở dạng viên ngậm dưới lưỡi hoặc viên uống nên không được nhai hay cắn viên thuốc.
- Trong quá trình ngậm thuốc nên uống nhiều nước.
- Để tăng hiệu quả tác dụng của Statripsine, nên sử dụng phối hợp với các loại thuốc men vi sinh khác.
Liều dùng
- Trong trường hợp uống: Uống 2 viên/lần x 3 – 4 lần /ngày.
- Trong trường hợp ngậm dưới lưỡi: Ngậm 4 — 6 viên/ngày chia làm nhiều lần (để viên nén tan dần dưới lưỡi).
Chống chỉ định

Statripsine chống chỉ định trong một số trường hợp:
- Người bị dị ứng với Alphachymotrypsin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc Statripsine.
- Chống chỉ định sử dụng ở bệnh nhân giảm alpha-1 antitrypsin ví dụ như bệnh nhân bị phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), khí phế thủng, hội chứng thận hư
Trường hợp quên liều và quá liều và cách xử trí trong các trường hợp
Đối với trường hợp quên liều nên uống ngay vào thời điểm phát hiện quên liều theo đúng liều lượng đã quy định. Nếu như thời gian nhớ ra liều mà sát với liều kế tiếp thì hãy bỏ qua liều bị quên. Và uống liều tiếp theo vào thời điểm hàng ngày đã duy trì. Tuy nhiên không được uống bù bằng cách nhân đôi liều dùng vì rất dễ xảy ra tình trạng quá liều.
Đối với tình trạng quá liều: mặc dù chưa thấy có báo cáo nghiên cứu các triệu chứng trên người trong trường hợp quá liều. Nhưng nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ, hay người có chuyên môn xử trí phù hợp và kịp thời.
Nên bật ghi chú hay hẹn giờ vào các mốc cố định trong ngày để dùng thuốc tránh trường hợp quên liều.
Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Statripsine

- Một vài trường hợp đặc biệt, bệnh nhân có thể bị rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy, nặng bụng, táo bón hoặc buồn nôn.
- Tác dụng không mong muốn hay thấy nhất khi dùng thuốc là tăng nhãn áp nhất thời.
- Nếu sử dụng thuốc trong nhãn khoa, có thể gây tình trạng phù giác mạc.
- Khi sử dụng Statripsine ở liều cao, phản ứng dị ứng nhẹ như đỏ đa có thể xảy ra.
Tương tác thuốc

Khi sử dụng viên ngậm Statripsine cần lưu ý có sự tương tác với các chất khác có thể làm giảm tác dụng, cụ thể như sau:
- Thuốc Statripsine thường được dùng kết hợp với các thuốc cùng dạng enzym khác để gia tăng hiệu quả điều trị.
- Không nên kết hợp hai thuốc Statripsine với acetylcystein – một thuốc long đờm,. Bởi khi dùng chung 2 loại thuốc này với nhau có nguy cơ phân hủy protein. Thuốc sẽ bị giảm tác dụng hay mất hoạt tính khi dùng phối hợp chung với nhau.
- Không nên sử dụng Statripsine cùng thuốc chống đông khác vì có thể làm tăng hiệu lực của nhóm thuốc này. Tác dụng không mong muốn có thể gây ra như tan máu, chảy máu khó cầm.
- Với những bệnh nhân trong tình trạng bị viêm loét dạ dày cần nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng Statripsine trên những đối tượng này.
- Nên nấu chín thức ăn trước khi dùng, khi sử dụng các loại đậu trong bữa ăn hằng ngày. Do đậu ức chế hoạt tính Alphachymotrypsin có trong Statripsine. Từ đó làm giảm hiệu quả của viên ngậm Statripsine.
Phụ nữ có thai và cho con bú có sử dụng Statripsine 4.2mg được không?
Đối với phụ nữ có thai và cho con bú, hiện tại vẫn chưa ghi nhận thông tin an toàn khi sử dụng thuốc Statripsine. Do vậy hãy hỏi ý kiến của bác sỹ, dược sỹ hay người có chuyên môn trước khi sử dụng thuốc cho các đối tượng này.
Lưu ý khi sử dụng
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng viên ngậm Statripsine.
- Chưa có ghi nhận ảnh hướng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc của Statripsine.
- Để xa thuốc khỏi tầm tay trẻ em, và vật nuôi trong nhà để tránh nuốt phải. Tránh để thuốc tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp, bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ C.
- Stratripsine là thuốc kê đơn, do vậy không tự ý mua thuốc mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Bài viết trên đây là những thông tin về thuốc Statripsine. Mong qua bài viết trên người dùng có những thông tin về thuốc và cách sử dụng thuốc hiệu quả nhất.
Nguồn tham khảo
↑1 | Tác dụng của Alphachymotrpsin được tham khảo tại Wedmd: https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-405/chymotrypsin ngày truy cập 16/ 10/ 2023 |
---|---|
↑2 | Công dụng của Alphachymotripsin được tham khảo tại NIH: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5778189/ ngày trup cập 16/ 10/ 2023 |
Chưa có đánh giá nào.