Danh mục | Thuốc kháng viêm |
Công ty sản xuất | Brawn Laboratories Ltd |
Số đăng ký | VN – 16595 – 13. |
Dạng bào chế | Viên nén không bao. |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên. |
Hiện tượng viêm bản chất là phản ứng có lợi của cơ thể chống lại các nguyên nhân khởi phát tổn thương, các tác nhân có hại. Đặc trưng của viêm là triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau. Nếu các triệu chứng trong giới hạn chịu đựng được, có thể không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, trong trường hợp các triệu chứng viêm trở nên nặng hơn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, cần phải sử dụng thuốc chống viêm, một trong số đó là thuốc Metasone. Vậy Metasone là thuốc gì, có công dụng gì, giá bao nhiêu? Hãy cùng Nhà thuốc Việt Pháp 1 tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Metasone là thuốc gì?
Metasone là thuốc kê đơn có xuất xứ từ Ấn Độ, thuộc nhóm thuốc chống viêm Glucocorticoid. Thuốc có tác dụng chống viêm, chống thấp khớp, chống dị ứng và liều cao có tác dụng ức chế miễn dịch. Do đó, thuốc Metasone được sử dụng trong các trường hợp viêm, viêm mạn tính, bệnh lý miễn dịch…
Một số thông tin chung về sản phẩm [1]:
- Công ty sản xuất: BRAWN LABORATORIES LTD. Địa chỉ: 12, New Industrial Township, Faridabad 121001, Haryana, India (Ấn Độ).
- Doanh nghiệp nhập khẩu: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – THIẾT BỊ Y TẾ ĐÀ NẴNG. Địa chỉ: 02 Phan Đình Phùng, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.
- Số đăng ký: VN – 16595 – 13.
- Dạng bào chế: Viên nén không bao.
- Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên.
- Hạn sử dụng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất. Ngày sản xuất và hạn sử dụng được in trên mỗi vỉ thuốc và trên vỏ hộp. Không được sử dụng thuốc khi đã hết hạn ghi trên bao bì.
Metasone có phải kháng sinh không?
Metasone thuộc nhóm thuốc chống viêm, không phải là thuốc kháng sinh. Bạn nên tìm hiểu và phân biệt được hai nhóm thuốc này, tránh gây ra sự nhầm lẫn về tác dụng và chỉ định trong quá trình sử dụng.
Thuốc Metasone giá bao nhiêu?
Hiện nay, thuốc Metasone 0.5mg có giá khoảng 150.000 VNĐ cho 1 hộp 20 viên. Giá bán này có thể dao động tùy thuộc vào thời gian hay địa điểm bạn mua thuốc.
Mua Thuốc Metasone ở đâu?
Thuốc Metasone được bán tại các nhà thuốc hoặc các cơ sở kinh doanh dược trên toàn quốc, trong đó có Nhà thuốc Việt Pháp 1.
Bạn có thể đến trực tiếp quầy thuốc để tìm mua và nghe tư vấn từ các dược sĩ có chuyên môn. Địa chỉ của Nhà thuốc Việt Pháp 1: Quầy 102 – Tầng 1, số 168 Ngọc Khánh, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội. (Xem bản đồ)
Bạn cũng có thể liên hệ với đội ngũ chăm sóc khách hàng tại nhà thuốc theo số hotline: 0962.260.002 hoặc 0974.360.996 để được giải đáp các thắc mắc cũng như được tư vấn cụ thể hơn.
Nhà thuốc Việt Pháp 1 luôn hân hạnh được phục vụ bạn.
Thành phần
Mỗi viên nén không bao có chứa:
- Hoạt chất chính: Betamethasone hàm lượng 0.5mg.
- Tá dược: Colloidal Anhydrous Silica, Purified water, Lactose, Magnesium Stearate, Povidone, Starch, Starch for paste, Purified Talc vừa đủ 1 viên.
Thuốc Metasone có tác dụng gì?
Hoạt chất chính của thuốc là Betamethasone, thuộc nhóm chống viêm glucocorticoid. Betamethasone [2] là một corticosteroid tổng hợp, có tác dụng glucocorticoid rất mạnh, kèm theo tác dụng chuyển hóa muối nước không đáng kể.
Cơ chế hoạt động chính của các corticosteroid là ức chế các tế bào của hệ miễn dịch – nguyên nhân sản sinh các chất trung gian hóa học gây viêm. Bên cạnh đó, corticosteroid làm thay đổi quá trình sao chép mã hóa di truyền ở nhân, từ đó giảm tổng hợp những protein gây viêm, tăng tổng hợp những protein chống viêm.
Betamethasone là một dẫn xuất của prednisolon. Betamethason có nhóm 16β – metyl giúp tăng cường hoạt động chống viêm của phân tử và làm giảm đặc tính giữ nước, natri của nguyên tử flo liên kết ở cacbon số 9 [3]. Do ít có tác dụng trên chuyển hóa muối nước, nên betamethasone rất phù hợp trong những trường hợp bệnh lý mà giữ nước là bất lợi. Ở liều cao, betamethasone có tác dụng ức chế miễn dịch.
Chỉ định
Thuốc Metasone 0.5mg [4] được chỉ định trong các trường hợp dưới đây:
- Các bệnh thấp khớp: Viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch cấp và bán cấp, viêm mỏm lồi cầu, viêm bao gân cấp không đặc hiệu, viêm cơ, viêm mô xơ, viêm gân, viêm khớp vảy nến.
- Các bệnh collagen: Lupus ban đỏ toàn thân, bệnh xơ cứng bì, viêm da cơ.
- Các trạng thái dị ứng: Cơn hen, hen phế quản mạn, viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm, viêm phế quản dị ứng nặng, viêm da dị ứng, phản ứng quá mẫn với thuốc và vết côn trùng đốt (cắn).
- Các bệnh da: Thương tổn thâm nhiễm khu trú, phì đại của liken (lichen) phẳng, ban vảy nến, sẹo lồi, lupus ban dạng đĩa, ban đỏ đa dạng (hội chứng Stevens – Johnson), viêm da tróc vảy, viêm da tiếp xúc.
- Các bệnh nội tiết: Suy vỏ thượng thận tiên phát hoặc thứ phát (dùng phối hợp với mineralocorticoid), tăng sản thượng thận bẩm sinh, viêm tuyến giáp không mưng mủ và tăng calci huyết do ung thư.
- Các bệnh mắt: Các quá trình viêm và dị ứng ở mắt và phần phụ, ví dụ viêm kết mạc dị ứng, viêm giác mạc, viêm màng mạch nho sau và màng mạc mạch lan tỏa, viêm dây thần kinh thị giác.
- Các bệnh hô hấp: Bệnh sarcoid triệu chứng, tràn khí màng phổi, xơ hóa phổi.
- Các bệnh ung thư: Điều trị tạm thời bệnh bạch cầu và u lympho ở người lớn và bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em.
- Hội chứng thận hư: Để giảm protein niệu và phù trong hội chứng thận hư không tăng urê máu tiên phát hoặc do lupus ban đỏ.
Chống chỉ định
Giống như các corticosteroid khác, betamethasone chống chỉ định với người bị bệnh đái tháo đường, tâm thần, loét dạ dày và hành tá tràng, trong nhiễm khuẩn và nhiễm virus, trong nhiễm nấm toàn thân và ở người bệnh quá mẫn với betamethason hoặc với các corticosteroid khác hoặc với bất kỳ thành phần nào trong chế phẩm.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng
- Thuốc được sử dụng theo đường uống, uống viên thuốc với một cốc nước.
- Với liều một lần trong ngày, uống thuốc vào thời điểm sáng sớm, tốt nhất từ 6 – 8 giờ sáng.
Liều dùng
Liều dùng của thuốc Metasone thay đổi tùy thuộc từng loại bệnh, mức độ nặng nhẹ của bệnh và đáp ứng của bệnh nhân.
Liều khởi đầu của Betamethasone thay đổi tùy theo từng chứng bệnh, có thể từ 0.25 đến 8 mg/ngày. Đối với trẻ em, liều khởi đầu cần phải được giám sát chặt chẽ, tính dựa vào cân nặng hoặc tuổi và thường thay đổi từ 17.5 đến 200 mcg/kg cân nặng/ngày hoặc 0.5 đến 7.5 mg/m2 cơ thể/ngày.
Liều khởi đầu nên được duy trì hoặc điều chỉnh cho đến khi đạt được hiệu quả mong muốn.
Liều khuyến cáo đối với một số bệnh cụ thể:
Viêm thấp khớp và các thương tổn khớp khác
- Liều khởi đầu từ 1 đến 2.5 mg/ 1 lần/ngày, đến khi nhận được đáp ứng tốt. Nếu sau 7 ngày mà không có đáp ứng, nên chẩn đoán lại.
- Khi đã có sự đáp ứng thỏa đáng, nên giảm liều 0.25 mg đến 0.5 mg/ngày đến khi đạt liều duy trì thích hợp, thường từ 0.5 đến 1.5 mg/ngày.
Thấp khớp cấp tính
- Liều khởi đầu từ 6 đến 8 mg/ngày, chia 2 lần.
- Khi đã kiểm soát được đầy đủ chứng bệnh, giảm liều 0.25 đến 0.5 mg/ngày đến khi đạt liều duy trì, thường từ 0.5 đến 1.5 mg/ngày và tiếp tục với liều này trong 4 đến 8 tuần lễ hoặc lâu hơn.
Viêm màng hoạt dịch
- Liều khởi đầu từ 1 đến 2.5 mg/1 lần/ngày.
- Khi nhận được đáp ứng lâm sàng, giảm liều 0.25 đến 0.5 mg/ngày trong vài ngày tiếp theo và sau đó ngừng thuốc.
Tình trạng hen suyễn
- Liều khởi đầu từ 3.5 đến 4.5 mg/ngày, chia 2 lần, trong 1 hoặc 2 ngày để giảm cơn, sau đó giảm liều 0.25 đến 0.5 mg/cách ngày đến khi đạt liều duy trì.
Hen suyễn mãn tính
- Liều khởi đầu 3.5 mg(hoặc hơn)/ngày, chia 2 lần, đến khi có đáp ứng hoặc dùng suốt trong 7 ngày, sau đó giảm liều 0.25 đến 0.5 mg/ngày đến khi đạt được liều duy trì.
Khí phế thũng hoặc xơ hóa phổi
- Thường bắt đầu từ 2 đến 3.5 mg/1 lần/ngày, trong vài ngày cho đến khi có đáp ứng, sau đó giảm liều 0.5 mg trong mỗi 2 hoặc 3 ngày đến khi đạt liều duy trì.
Bệnh dị ứng bụi hay phấn hoa
- Ngày thứ nhất: Dùng liều 1.5 đến 2.5 mg/1 lần/ngày. Sau đó giảm liều 0.25 đến 0.5 mg/ngày đến khi triệu chứng phát lại.
- Liều được điều chỉnh và sau đó duy trì ở liều này trong suốt đợt bệnh (thường không quá 10 đến 14 ngày) và sau đó ngưng thuốc.
- Chỉ dùng betamethason để hỗ trợ các trị liệu kháng dị ứng thích hợp khác khi có yêu cầu.
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống
- Liều khởi đầu thích hợp từ 2.5 đến 4.5 mg/ngày, chia ra 1 – 2 lần, trong vài ngày.
- Sau đó giảm liều 0.5 mg mỗi ngày đến liều duy trì vừa đủ.
Bệnh da liễu
- Liều khởi đầu từ 2.5 đến 4 mg/ngày, chia ra 1 – 2 lần, đến khi đạt hiệu quả mong muốn.
- Sau đó giảm liều 0.25 đến 0.5 mg mỗi 2 hoặc 3 ngày cho đến khi đạt đến liều duy trì.
Viêm mắt (hậu phòng)
- Liều khởi đầu từ 2.5 đến 4.5 mg/ngày, chia ra 1 – 2 lần, đến khi đạt sự kiểm soát mong muốn, hoặc điều trị trong vòng 7 ngày.
- Sau đó giảm liều 0.5 mg mỗi ngày đến liều duy trì để điều trị các rối loạn mãn tính.
Hướng dẫn cách giảm liều
- Với các trường hợp đang dùng liều cao, kéo dài: Sau khi đã đạt được hiệu quả mong muốn, cần phải giảm liều 0.25 đến 0.5 mg mỗi 1 đến 3 ngày cho đến khi đạt liều duy trì.
- Ngừng thuốc: Tất cả các trường hợp cần giảm liều từ từ 0.25 đến 0.5 mg mỗi 1 đến 2 ngày hoặc giảm liều 0.25 đến 0.5 mg/cách ngày cho đến khi ngừng hẳn thuốc.
Tác dụng phụ của thuốc Metasone 0.5mg
Tương tự với các corticosteroid khác, các tác dụng không mong muốn của Betamethasone thường liên quan đến liều và thời gian điều trị.
Trong quá trình sử dụng Metasone 0.5 mg, người dùng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như sau:
Thường gặp
- Nội tiết: Rối loạn kinh nguyệt, hội chứng Cushing, ức chế sự phát triển thai nhi và trẻ nhỏ, giảm dung nạp glucose…
- Chuyển hóa: Giữ Natri, giữ nước, mất Kali.
- Cơ xương: Loãng xương, yếu cơ, teo da…
Ít gặp
- Tâm thần: Mất ngủ, thay đổi tâm trạng, trầm cảm nặng.
- Mắt: Glaucoma, đục thủy tinh thể.
- Tiêu hóa: Loét dạ dày, chướng bụng, viêm tụy, viêm loét thực quản.
Hiếm gặp
- Da: Viêm da dị ứng, mày đay, phù mạch.
- Thần kinh: Tăng áp lực nội sọ lành tính.
- Khác: Phản vệ, quá mẫn, giảm huyết áp tương tự sốc.
Tương tác thuốc
Thuốc Metasone có thể xảy ra tương tác với các thuốc sau đây:
Paracetamol
- Corticosteroid cảm ứng enzym gan, làm tăng chuyển hóa paracetamol thành chất gây độc cho gan.
- Dùng corticosteroid cùng với paracetamol liều cao hoặc kéo dài có thể làm tăng nguy cơ nhiễm độc gan.
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng
- Những thuốc này có thể làm tăng các rối loạn tâm thần mà corticosteroid gây ra. Vì vậy, không dùng những thuốc này để điều trị tác dụng phụ trên tâm thần.
Thuốc chống đái tháo đường đường uống hoặc insulin
- Các glucocorticoid có thể làm tăng nồng độ glucose máu.
- Khi sử dụng đồng thời Metasone với các thuốc này, có thể phải giảm liều một trong hai thuốc. Có thể phải điều chỉnh lại liều của thuốc hạ đường huyết sau khi ngừng liệu pháp corticosteroid.
Các glycosid tim
- Dùng đồng thời betamethasone cùng với các glycosid tim có thể làm tăng khả năng loạn nhịp tim hoặc tăng độc tính của các thuốc đó, kèm với hạ kali máu.
Các thuốc chống đông loại coumarin
- Corticosteroid có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng chống đông của các thuốc này, cần phải hiệu chỉnh liều nếu cần thiết.
Phenobarbital, Phenytoin, Rifampicin hoặc Ephedrin
- Những thuốc này có khả năng làm tăng chuyển hóa corticosteroid, từ đó làm giảm tác dụng điều trị.
Estrogen
- Estrogen có thể làm thay đổi chuyển hóa và sự liên kết với protein huyết tương của glucocorticoid. Điều này dẫn đến thay đổi các thông số dược động học, làm tăng tác dụng và độc tính của glucocorticoid.
NSAIDs và rượu
- Phối hợp glucocorticoid với thuốc chống viêm không steroid và rượu có thể làm tăng khả năng gặp phải hoặc làm nặng thêm tình trạng loét đường tiêu hóa.
Ảnh hưởng của thuốc đến các đối tượng đặc biệt
Phụ nữ có thai
- Cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi sử dụng corticosteroid ở người đang mang thai hoặc có khả năng mang thai.
- Ở người mẹ sử dụng corticosteroid dài hạn, đã có ghi nhận về sự giảm cân ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh mà mẹ đã dùng những liều corticosteroid đáng kể trong thời kỳ mang thai phải được theo dõi cẩn thận về các dấu hiệu giảm năng tuyến thượng thận.
Phụ nữ cho con bú
- Thuốc được bài xuất vào sữa mẹ và có thể gây ảnh hưởng trên trẻ nhỏ bú sữa mẹ. Thuốc có thể gây ức chế sự phát triển của trẻ nhỏ và gây các tác dụng không mong muốn như giảm chức năng tuyến thượng thận.
- Cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi sử dụng.
Người lái xe và vận hành máy móc
- Metasone 0.5mg không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Lưu ý, thận trọng khi sử dụng
- Cần phải sử dụng corticosteroid ở liều thấp nhất có hiệu quả khi điều trị. Phải giảm dần từng bước trong trường hợp cần giảm liều.
- Trẻ em và người cao tuổi có nguy cơ tăng khả năng gặp phải tác dụng không mong muốn. Ngoài ra, corticosteroid có thể gây chậm lớn. Cần theo dõi, giám sát chặt chẽ khi sử dụng thuốc cho nhóm đối tượng này.
- Cần rất thận trọng khi sử dụng corticosteroid đường toàn thân trong các trường hợp: Suy tim sung huyết, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, động kinh, glaucoma, đái tháo đường, thiểu năng tuyến giáp, loãng xương, loét dạ dày, loạn tâm thần, suy gan, suy thận.
- Do có tác dụng ức chế miễn dịch, người bệnh đang dùng liệu pháp corticosteroid cũng dễ mắc nhiễm khuẩn hơn. Thường chống chỉ định corticosteroid trong trường hợp nhiễm khuẩn cấp không được kiểm soát bằng hóa trị liệu kháng khuẩn thích hợp.
Hi vọng những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây về thuốc Metasone hữu ích với bạn đọc. Tuy nhiên, các thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn cần tuân theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc.
Nguồn tham khảo
↑1 | Thông tin thuốc Metasone tham khảo tại Drugbank – Ngân hàng dữ liệu ngành Dược – Bộ Y Tế. Link tham khảo: https://drugbank.vn/thuoc/Metasone&VN-16595-13, ngày truy cập: 04/08/2022. |
---|---|
↑2 | Thông tin tham khảo tại Dược thư quốc gia, chuyên luận Betamethasone. Link tải Dược thư quốc gia: https://nhathuocvietphap.net/wp-content/uploads/2022/06/duoc_thu_quoc_gia_viet_nam_2018.pdf |
↑3 | Thông tin tham khảo hoạt chất Betamethasone trên tờ thông tin sản phẩm BETA 1 KIT trên trang DailyMed. Link truy cập: https://dailymed.nlm.nih.gov/dailymed/drugInfo.cfm?setid=7e63c73d-30b2-4f47-a817-0313a08281c1, ngày truy cập: 04/08/2022. |
↑4 | Thông tin tham khảo trên tờ Hướng dẫn sử dụng thuốc. |
Chưa có đánh giá nào.