Danh mục | Thuốc chống nhiễm khuẩn |
Số đăng ký | VN-22472-19 |
Dạng bào chế | Bột pha hỗn dịch uống |
Xuất xứ | Ấn Độ |
Công ty sản xuất | Maxim Pharmaceuticals Pvt; Ltd. |
Công ty đăng ký | SRS Pharmaceuticals Pvt; Ltd. |
Quy cách đóng gói | Hộp 30ml |
Hạn sử dụng | 24 tháng |
Ngày nay, việc sử dụng kháng sinh để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn là cần thiết. Đối với những trường hợp nhiễm trùng vừa và nhẹ, thuốc Sanidir với thành phần là Cefdinir được bác sĩ chỉ định điều trị có tác dụng điều trị nhiễm trùng hiệu quả và ít tác dụng không mong muốn. Bài viết dưới đây Nhà thuốc Việt Pháp 1 đem tới cho người đọc những thông tin cần biết về thuốc.
Sanidir là thuốc gì?
Sanidir là thuốc kháng sinh dùng để điều trị nhiễm trùng vừa và nhẹ cho trẻ em từ 6 tháng tuổi.
Thông tin chi tiết về thuốc Sanidir [1]
- Số đăng ký: VN-22472-19
- Dạng bào chế: Bột pha hỗn dịch uống
- Xuất xứ: Ấn Độ
- Công ty sản xuất: Maxim Pharmaceuticals Pvt; Ltd. (Địa chỉ: Plot No; 11 & 12; gat No; 1251-1261; Alandi-Markal Road; Markal Khed; Pune 412 105; Maharashtra state India)
- Công ty đăng ký: SRS Pharmaceuticals Pvt; Ltd. (Địa chỉ: 601-605; 6th Floor; Marathon Max Bldg No.2; Mulund Goregaon Link Road; L.B.S Marg; Mulund (W); Mumbai – 4000 080 India)
- Quy cách đóng gói: 1 hộp 30ml.
- Thời hạn sử dụng: trước 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Sanidir giá bao nhiêu?
Trên thị trường hiện nay, giá thuốc Sanidir là 112.000 VNĐ/ Hộp 1 lọ 30ml.
Giá cả có sự chênh lệch tùy thuốc vào từng cơ sở, nhà thuốc. Người dùng nên đến những nơi uy tín để mua thuốc nhằm đảm bảo hàng chính hãng, an toàn.
Thuốc Sanidir mua ở đâu?
Hiện nay có thể mua Sanidir tại Nhà thuốc Việt Pháp 1, địa chỉ nhà thuốc tại: Số 168 Ngọc Khánh, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. Nhà thuốc Việt Pháp 1 cam kết đem lại những dược phẩm chính hãng, đảm bảo uy tín.
Nếu bạn cần tư vấn đến trực tiếp nhà thuốc hoặc liên lạc với đội ngũ dược sĩ của chúng tôi qua hotline: 0962.260.002 để giải đáp thắc mắc.
Thành phần của Sanidir
Thành phần chính có trong mỗi 5ml hỗn dịch của Sanidir: Cefnidir 125mg. Ngoài ra còn có tá dược như: aspatam, natri benzoat, gôm xanthan, hương xoài, hương cam, hương bạc hà, …
Cơ chế tác dụng của Sanidir
Hoạt chất Cefnidir thuộc nhóm kháng sinh cephalosporin thế hệ 3. Cefnidir có khả năng ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Hơn nữa, Cefnidir không bị ảnh hưởng bởi một số enzyme như 𝜷-lactamase. Chính vì thế, nhiều vi khuẩn kháng penicillin và một số cephalosporin vẫn nhạy cảm với Cefnidir.
Ngoài ra, có nghiên cứu so sánh hiệu quả khi sử dụng Cefdinir so với Amoxicillin hay Clavulanate trên bệnh nhi [2] cho thấy sử dụng Cefdinir có hiệu quả tương đương tuy nhiên ít biểu hiện tác dụng phụ hơn khi dùng Amoxicillin/Clavulanate.
Chỉ định thuốc Sanidir
Thuốc Sanidir được chỉ định điều trị đối với các trường hợp nhiễm trùng ở mức độ từ nhẹ đến trung bình gây ra do nhiễm các chủng vi sinh vật nhạy cảm cho trẻ em từ 6 tháng tuổi.
- Người lớn và thanh thiếu niên: Mắc các bệnh như viêm phổi cộng đồng, viêm xoang hàm trên, viêm họng, viêm amidan, bệnh trong đợt cấp của viêm phổi mạn tính.
- Bệnh nhân nhi, trẻ em trên 6 tháng tuổi: Mắc các bệnh như viêm tai giữa cấp tính do vi khuẩn (Haemofilus influenzae, Streptococcus pneunomiae, Moraxella catarrharis), viêm họng, viêm amidan do Streptococcus pyogenes.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng
Cách pha thuốc dạng bột pha hỗn dịch:
- Bước 1: Lắc kỹ để làm tơi bột
- Bước 2: Thêm nước lọc đến vạch có sẵn để pha được 30ml hỗn dịch
- Bước 3: Lắc kỹ hỗn hợp trên trong vòng 2 phút để tạo dung dịch đồng nhất
- Bước 4: Sử dụng thuốc theo liều lượng đã được chỉ định
Liều dùng
Liều dùng cho người lớn và thanh thiếu niên:
- Tổng liều cho một ngày: 600mg/ngày
- Liều dùng: Có thể dùng 1 lần/ngày và dùng trong 10 ngày hoặc chia liều làm 2 lần/ngày
- Khuyến cáo cho người bị nhiễm trùng da: Chia liều làm 2 lần/ngày
Liều dùng cho trẻ em từ 6 tháng tuổi:
- Tổng liều cho 1 ngày: 14mg/kg/ngày.
- Nếu trẻ mắc viêm tai giữa cấp tính: Chia 1 hoặc 2 lần uống một ngày, dùng thuốc trong 5 đến 10 ngày.
- Nếu trẻ mắc viêm xoang hàm trên cấp tính, viêm họng, viêm amidan: Chia 1 hoặc 2 lần uống một ngày, dùng thuốc trong 10 ngày
- Nếu gặp tình trạng nhiễm trùng da và cấu trúc dưới da không biến chứng: Chia 2 lần uống một ngày, dùng thuốc trong vòng 10 ngày.
Đối với bệnh nhân suy thận: Nếu độ thanh thải Creatinin<30ml/phút, liều tối đa được dùng là 300mg/lần/ngày
Tác dụng phụ
Trong các thử nghiệm lâm sàng trên các bệnh nhi thì hầu hết tác dụng không mong muốn đều chỉ ở mức độ nhẹ và có thể tự hồi phục. Ngoài ra qua các thử nghiệm lâm sàng sử dụng Cefdinir, các tác dụng phụ dưới đây được cho là có thể hoặc chắc chắn liên quan đến Cefdinir:
Tần suất gặp phải trên 1% | Nôn, tiêu chảy, phát ban |
Tần suất gặp phải dưới 1% và trên 0,1% | Buồn nôn, phát ban sát dần, tăng chỉ số AST, tăng huyết áp.
Khó tiêu, phân bất thường, viêm hay nấm âm đạo (bé gái), giảm bạch cầu, đau bụng, nấm da |
Trong bất kỳ trường hợp nào bệnh nhân gặp phải tác dụng không mong muốn của thuốc, cần xin ý kiến tư vấn, đến ngay các trung tâm y tế gần nhất để được điều trị. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều, bỏ thuốc.
Chống chỉ định
Chống chỉ định thuốc Sanidir cho các trường hợp sau:
- Bệnh nhân có tiền sử, bị dị ứng, mẫn cảm với các kháng sinh nhóm celphalosporin hoặc bất kì thành phần tá dược nào của thuốc
- Thận trọng khi kê đơn, chỉ định cho bệnh nhân viêm đại tràng, bệnh thận và bệnh tiểu đường
- Người cao tuổi: Cần điều chỉnh liều nếu bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận.
- Trẻ em dưới 6 tháng tuổi
- Tránh vận hành máy và lái xe nếu gặp triệu chứng hoa mắt do tác dụng phụ của thuốc
Sanidir có dùng được cho bà bầu và phụ nữ cho con bú hay không?
- Đối với phụ nữ có thai: Chưa có thử nghiệm, nghiên cứu độ an toàn của Cefdinir đối với thai nhi. Chỉ sử dụng Sanidir khi thực sự cần thiết
- Đối với phụ nữ đang cho con bú: Sau khi dùng liều duy nhất 600mg, Cefdinir không được phát hiện trong sữa mẹ.
Tương tác thuốc Sanidir với thuốc khác
- Thuốc kháng acid: Dùng thuốc trước hoặc sau 2 giờ rồi dùng Sanidir, do thuốc thuộc nhóm này làm giảm hấp thu Cefdinir.
- Probenecid: Thuốc thuộc nhóm này làm giảm thải trử Cefdinir tại thận, làm tăng thời gian bán thải.
- Các sản phẩm bổ sung sắt: các sản phẩm này làm giảm hấp thu Cefdinir, nên sử dụng cách nhau 2 giờ. Đối với sữa bột có công thức bổ sung sắt ở trẻ em không ảnh hưởng đáng kể để hấp thu Cefdinir, do đó có thể sử dụng cùng với Sanidir.
- Ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm khi sử dụng Sanidir: Gây dương tính giả cho xét nghiệm ketone trong nước tiểu sử dụng nitroprusside, xét nghiệm glucose dựa trên phản ứng glucose oxyase enzyme.
Xử trí khi quên liều, quá liều
Hộp thuốc Sanidir
Quên liều
Nếu bệnh nhân quên liều khoảng vài giờ, khi nhớ ra bổ sung liều và căn thời gian cách 12 tiếng để dùng liều tiếp theo. Trong trường hợp bệnh nhân sử dụng 1 liều/ngày, uống thuốc ngay khi nhớ ra.
Quá liều
Các triệu chứng có thể gặp khi sử dụng thuốc kháng sinh thuộc nhóm 𝜷-lactam là buồn nôn, nôn, đau thượng vị, tiêu chảy, co giật. Đối với trường hợp này có thể điều trị bằng các biện pháp điều trị triệu chứng hoặc thẩm tách máu.
Trong trường hợp quá liều, cần phải đến ngay các trung tâm y tế để được điều trị đề phòng trường hợp xấu xảy ra.
Lưu ý khi sử dụng
- Sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc.
- Không sử dụng thuốc nếu phát hiện kết cấu thay đổi lạ của hỗn dịch.
- Bảo quản thuốc khỏi ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ quá cao trên 30 độ C.
Bài viết trên về thuốc Sanidir được tìm hiểu và tổng hợp thông tin một cách chính xác nhất, nhằm mang đến cho người đọc những kiến thức đáng tin cậy. Nếu cần tư vấn hoặc giải đáp thắc mắc hay đến trực tiếp Nhà thuốc Việt Pháp 1, liên hệ qua hotline hoặc để lại bình luận dưới bài đăng, đội ngũ Dược sĩ của chúng tôi sẵn lòng giải đáp.
Nguồn tham khảo
↑1 | Thông tin thuốc Sanidir, theo Drugbank Việt Nam: https://drugbank.vn/thuoc/Sanidir&VN-22472-19. Ngày tham khảo: 31/08/2022 |
---|---|
↑2 | Theo Pubmed, “Comparative safety and efficacy of cefdinir vs amoxicillin/clavulanate for treatment of suppurative acute otitis media in children”: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11144398/. Ngày tham khảo: 31/08/2022 |
Chưa có đánh giá nào.