Danh mục | Thuốc chống thiếu máu |
Thương hiệu | Công ty cổ phần dược VTYT Hà Nam |
Xuất xứ | Việt Nam |
Số đăng ký | VD-32994-19 |
Dạng bào chế | Dung dịch uống |
Quy cách đóng gói | Hộp 8 vỉ x 5 ống |
Hạn sử dụng | 24 tháng |
Sắt là một thành phần quan trọng trong việc tổng hợp hemoglobin của cơ thể. Do đó khi thiếu sắt, cơ thể sẽ không sản xuất đủ hemoglobin để vận chuyển oxy. Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt là một loại thiếu máu phổ biến. Và thuốc được chỉ định sử dụng để bổ sung và điều trị tình trạng này là Polyhema. Vậy Polyhema là thuốc gì, giá bao nhiêu, mua ở đâu? Hãy cùng Nhà thuốc Việt Pháp 1 tìm hiểu về loại thuốc này thông qua bài viết dưới đây.
Polyhema là thuốc gì?
Polyhema là thuốc có xuất xứ tại Việt Nam giúp bổ sung sắt cho cơ thể được chỉ định bổ sung điều trị cho bệnh nhân thiếu sắt đi kèm thiếu máu hoặc thiếu sắt nhưng chưa có biểu hiện thiếu máu.
Một số thông tin về thuốc Polyhema [1]:
- Công ty sản xuất và đăng ký: Công ty cổ phần dược VTYT Hà Nam có địa chỉ tại Cụm công nghiệp Hoàng Đông, Duy Tiên, Hà Nam, Việt Nam.
- Số đăng ký: VD-32994-19.
- Dạng bào chế: Dung dịch uống (Dung dịch có màu nâu, mùi thơm, vị ngon, không có tiểu phân lạ).
- Quy cách đóng gói: Hộp 8 vỉ x 5 ống, mỗi ống 10ml.
- Hạn sử dụng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất được in trên bao bì của thuốc Polyhema.
Polyhema ống giá bao nhiêu?
Polyhema hiện đang được bán trên thị trường với giá 320.000 VNĐ/Hộp 40 ống. Giá thành của thuốc có thể có sự khác nhau tùy thuộc vào địa điểm bán thuốc.
Mua thuốc Polyhema chính hãng ở đâu?
Thuốc Polyhema có bán tại Nhà thuốc Việt Pháp 1. Nhà thuốc Việt Pháp 1 cam kết mang đến cho khách hàng sản phẩm chính hãng với nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng được kiểm định rõ ràng.
Để có thể mua được thuốc bổ máu Polyhema chính hãng tại nhà thuốc Việt Pháp 1, khách hàng hãy đến địa chỉ nhà thuốc tại Quầy 102 tầng 1 – 168 Ngọc Khánh, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
Ngoài ra, nhà thuốc cũng hỗ trợ mua hàng online thông qua hotline: 0962.260.002–0974.360.996 hoặc website chính thức để nhận được sự tư vấn và nhiều ưu đãi từ nhà thuốc.
Thành phần
Trong mỗi ống Polyhema 10ml có chứa các thành phần sau:
Hoạt chất | Sát (dưới dạng Sắt (III) hydroxyd polymaltose) 50mg |
Tá dược | Đườngsaccharose, citric acid monohydrat, propyl paraben, methyl paraben, propylen glycol, glycerin, hương hoa quả, nước tinh khiết. |
Tác dụng của thuốc Polyhema
Thành phần chính có trong thuốc Polyhema là phức hợp Sắt (III) hydroxyl polymaltose (IPC) [2]. Đây là một hoạt chất được sử dụng để điều trị thiếu sắt / thiếu máu do thiếu sắt và thuộc nhóm các chế phẩm sắt uống.
Sắt (III) hydroxyl polymaltose (IPC) là một phức hợp đại phân tử, bao gồm sắt (III) hydroxit (sắt hóa trị ba, Fe 3+, Fe(OH) 3·H2O) và chất mang polymaltose. Dạng sắt không ion hóa của IPC giúp dạ dày ít bị kích ứng hơn so với các dạng muối sắt thông thường. Nhờ đó, giúp người bệnh dung nạp tốt hơn, đây là một điểm rất quan trọng trong việc điều trị dài hạn các chứng thiếu máu thiếu sắt bằng các chế phẩm chứa sắt.
Khi sử dụng IPC thì trị số hemoglobin tăng nhanh hơn khi dùng các muối sắt thông thường và có sự tăng nhanh hơn hematocrit, MCV, sắt huyết thanh và ferritin.
Hiệu quả đã được chứng minh của IPC trong thuốc Polyhema
Hiệu quả của phức hợp Sắt (III) hydroxyl polymaltose (IPC) trong phòng ngừa và điều trị thiếu máu/ thiếu sắt do thiếu sắt đã được chứng minh trong các thử nghiệm lâm sàng với các nhóm đối tượng khác nhau.
Trẻ em
Trong một nghiên cứu tiền cứu, nhãn mở, kéo dài 4 tháng, 103 trẻ em trên 6 tháng tuổi bị thiếu máu do thiếu sắt đã được ngẫu nhiên dùng IPC [3] một lần mỗi ngày hoặc sắt sulfat hai lần mỗi ngày.
Kết quả sau 4 tháng cho thấy, điểm khả năng chấp nhận trung bình ở tháng thứ 4 cao hơn với IPC so với sulfat sắt. Hiệu quả điều trị tương đương giữa IPC và sulfat sắt trong thời gian bốn tháng ở trẻ em bị thiếu máu do thiếu sắt. Tuy nhiên, IPC có ít tác dụng phụ liên quan trên đường tiêu hóa hơn và khả năng chấp nhận điều trị tốt hơn.
Thanh thiếu niên và người lớn
Một đánh giá đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung phức hợp polymaltose sắt (III) hydroxit [4] qua đường uống đối với tình trạng sắt của thanh thiếu niên có/không bị thiếu sắt và thiếu máu đã được thực hiện.
Thanh thiếu niên có tình trạng sắt khác nhau được phân bố vào bốn nhóm điều trị. Ba trong số bốn nhóm nhận được phức hợp polymaltose sắt (III) hydroxit (IPC, Maltofer) chứa 100 mg sắt 6 ngày một tuần trong 8 tháng. Nhóm thứ tư được cho sử dụng giả dược.
Kết quả thu được cho thấy việc bổ sung IPC dẫn đến sự gia tăng đáng kể các thông số sắt ở cả ba nhóm được bổ sung bao gồm điều chỉnh tình trạng thiếu sắt và thiếu máu cùng với việc cải thiện lượng sắt dự trữ sau 8 tháng.
Phụ nữ đang mang thai
Một nghiên cứu đa trung tâm có đối chứng đã được tiến hành để đánh giá hiệu quả và độ an toàn của phức hợp sắt (III) polymaltose [5]so với sulfat sắt ở phụ nữ có thai thiếu sắt khi sử dụng liều khuyến cáo.
80 phụ nữ mang thai bị thiếu máu do thiếu sắt đã được chọn ngẫu nhiên 1:1 với phức hợp polymaltose sắt (III) uống hoặc sulfat sắt trong 90 ngày. Kết quả thu được cho thấy phức hợp polymaltose sắt (III) uống mang lại hiệu quả tương đương và có tính an toàn cao hơn so với sulfat sắt để điều trị thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ.
Chỉ định Polyhema 10ml
Thuốc Polyhema 10ml được chỉ định sử dụng để bổ sung, điều trị cho những bệnh nhân thiếu sắt đi kèm thiếu máu hoặc thiếu sắt nhưng chưa có những biểu hiện thiếu máu. Đặc biệt như:
- Phụ nữ mang thai.
- Phụ nữ cho con bú.
- Người bị suy dinh dưỡng.
- Bệnh nhân sau phẫu thuật.
- Trẻ em thiếu máu do thiếu sắt, chậm lớn và còi cọc.
Cách dùng và liều dùng
Cách dùng
Thuốc bổ máu Polyhema được bào chế ở dạng dung dịch uống và được sử dụng theo đường uống.
Thuốc nên được uống trong hoặc ngay sau khi ăn theo 2 cách:
- Bẻ ống nhựa và uống trực tiếp dung dịch trong ống Polyhema 10ml.
- Pha loãng thuốc với nước hoặc uống nước sau khi sử dụng.
Liều dùng
Liều dùng và thời gian điều trị sắt Polyhema phụ thuộc vào mức độ thiếu sắt.
Liều dùng hàng ngày có thể được chia thành các liều nhỏ hoặc dùng một lần trong ngày. Hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ cho từng trường hợp cụ thể.
Đối tượng sử dụng | Liều dùng | |
Thiếu sắt đi kèm với thiếu máu | Trẻ sơ sinh đến 1 tuổi | Dùng ½ -1 ống mỗi ngày. |
Trẻ từ 7-12 tuổi | Mỗi ngày dùng 1-2 ống ngày.
Có thể chia liều làm 1-2 lần/ ngày. |
|
Trẻ trên 12 tuổi và người lớn | Mỗi ngày dùng 2-6 ống.
Có thể chia liều làm 1-3 lần/ ngày. |
|
Thiếu sắt nhưng chưa thiếu máu | Trẻ từ 1-12 tuổi | Dùng ½ -1 ống mỗi ngày. |
Trẻ trên 12 tuổi và người lớn | Mỗi ngày dùng 1-2 ống ngày.
Có thể chia liều làm 1-2 lần/ ngày. |
Thời gian điều trị
- Trong trường hợp người bệnh có biểu hiện thiếu sắt rõ rệt, cần điều trị thuốc trong khoảng 3-5 tháng cho đến khi giá trị hemoglobin trở lại bình thường. Sau đó, người bệnh cần tiếp tục điều trị trong khoảng vài tuần với liều chỉ định cho chứng thiếu sắt tiềm ẩn để bổ sung lượng sắt dự trữ.
- Trong trường hợp người bệnh thiếu sắt mà chưa thiếu máu, cần điều trị trong khoảng 1-2 tháng.
Chống chỉ định của thuốc Polyhema
Polyhema dạng ống chống chỉ định sử dụng cho các trường hợp sau đây:
- Những người bị quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc Polyhema.
- Thiếu máu không do thiếu sắt như thiếu máu tan huyết, giảm sản tủy xương, rối loạn tạo hồng cầu.
- Những người bị thừa sắt.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc
Khi sử dụng thuốc Polyhema cần thận trọng một số điều sau đây:
- Ở trẻ dưới 6 tuổi, khi dùng quá liều các thuốc chứa sắt có thể gây ngộ độc dẫn đến tử vong. Thuốc Polyhema cần để ngoài tầm tay của trẻ em và liên hệ với bác sĩ hoặc trung tâm chống độc ngay lập tức nếu lỡ dùng quá liều.
- Các thuốc chứa sắt có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc phản vệ. Khi dùng thuốc nếu có phản ứng dị ứng phải ngừng dùng và áp dụng biện pháp cấp cứu.
- Không nên dùng quá liều Polyhema được chỉ định. Việc điều trị thiếu máu phải tuân theo sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ.
- Trong khi sử dụng có thể thấy khó chịu ở đường tiêu hóa, nên uống thuốc trong bữa ăn. Các thuốc chứa sắt có thể gây táo bón hay tiêu chảy cho người bệnh.
- Thận trọng khi dùng thuốc cho những người có cơ địa dị ứng, suy tim hay suy thận.
- Thận trọng khi dùng Polyhema cho những người nghiện rượu và người bị bệnh đường tiêu hóa.
- Cần thận trọng khi dùng thuốc với bệnh nhân có các di truyền hiếm gặp về không dung nạp fructose, kém hấp thu glucose-galactose.
Sử dụng thuốc Polyhema cho phụ nữ có thai và cho con bú
Thuốc Polyhema sử dụng được cho phụ nữ có thai và cho con bú. Thuốc được chỉ định dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú trong các trường hợp có nguy cơ thiếu sắt.
Ảnh hưởng của thuốc đến khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc không ghi nhận các ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Tương tác, tương kỵ của thuốc Polyhema
Thành phần sắt có trong thuốc Polyhema ở dạng liên kết phức hợp nên ít xảy ra các tương tác giữa ion sắt với các thành phần của thức ăn và các thuốc uống khác.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần lưu ý và tránh sử dụng đồng thời Polyhema cùng các thuốc sau đây:
- Thuốc không được uống trong vòng 2 giờ sau khi sử dụng các thuốc sau đây: Tetracyclin, fluoroquinolon, cloramphenicol, cimetidin, levodopa, levothyroxin, methyldopa hay penicillamin.
- Các thuốc kháng acid có thể làm giảm hấp thu IPC, do đó, không được dùng thuốc kháng acid trong vòng 1 giờ sau khi dùng IFC.
Tác dụng không mong muốn
Thuốc Polyhema được dung nạp tốt nên ít gặp các tác dụng không mong muốn hơn so với các chế phẩm sắt vô cơ.
Các tác dụng không mong muốn thường gặp khi dùng thuốc bao gồm:
- Khó chịu thượng vị, đau thượng vị.
- Vị kim loại.
- Buồn nôn hoặc nôn.
- Táo bón, tiêu chảy, phân đen.
- Thay đổi màu răng.
Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ khi gặp phải các tác dụng không mong muốn của Polyhema 10ml.
Xử trí quên liều và quá liều
Xử trí khi quên liều:
Nếu người bệnh quên liều trong quá trình sử dụng thuốc, cần lưu ý cách xử trí sau đây:
- Nếu thời gian quên liều cách xa liều tiếp theo, người bệnh nên uống liều đã quên ngay khi nhớ ra và uống liều tiếp theo như bình thường.
- Nếu thời gian quên liều gần với liều tiếp theo, người bệnh hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều tiếp theo như bình thường.
Bệnh nhân tuyệt đối không dùng liều gấp đôi Polyhema để bù cho liều đã quên.
Xử trí khi quá liều
Hiện nay, chưa ghi nhận trường hợp nào sử dụng Polyhema quá liều. Thuốc Polyhema mặc dù an toàn hơn các muối sắt (II) vô cơ, nhưng quá liều vẫn có thể xảy ra dù hiếm gặp.
Khi quá liều sắt, các triệu chứng bao gồm:
- Mệt mỏi, buồn nôn, nôn.
- Phân như hắc ín, đau vùng bụng.
- Mạch nhanh và yếu.
- Sốt, co giật, hôn mê và có thể tử vong.
Xử trí: Khi tình trạng này xảy ra, cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc cơ sở y tế để được hỗ trợ điều trị. Người bệnh cần được cấp cứu ngay nếu bị quá liều sắt.
Lưu ý khi sử dụng
- Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc nếu cần.
- Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm, nhiệt độ bảo quản không quá 30°C và tránh ánh sáng trực tiếp mặt trời.
- Kiểm tra hạn sử dụng của thuốc Polyhema trước khi dùng và không dùng thuốc đã quá hạn.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc bổ máu Polyhema.
Bài viết trên đây là những thông tin về thuốc bổ máu Polyhema mà nhà thuốc Việt Pháp muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng bài viết đã giải đáp được những thắc mắc của người đọc.
Nguồn tham khảo
↑1 | Polyhema, nguồn Drugbank: https://drugbank.vn/thuoc/Polyhema&VD-32994-19. Truy cập ngày: 31/08/2022 |
---|---|
↑2 | Iron polymaltose, nguồn Wikipedia: https://en.wikipedia.org/wiki/Iron_polymaltose#cite_note-Yasa2011-6. Truy cập ngày 31/08/2022 |
↑3 | “Efficacy, Tolerability, and Acceptability of Iron Hydroxide Polymaltose Complex versus Ferrous Sulfate: A Randomized Trial in Pediatric Patients with Iron Deficiency Anemia, nguồn NIH: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3206382/. Truy cập ngày: 31/08/2022″ |
↑4 | “Ảnh hưởng của việc bổ sung đường uống với phức hợp polymaltose sắt (III) hydroxide trên hồ sơ huyết học của thanh thiếu niên có tình trạng sắt khác nhau”, nguồn PubMed: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18807579/. Truy cập ngày: 31/08/2022 |
↑5 | “Efficacy and safety of oral iron(III) polymaltose complex versus ferrous sulfate in pregnant women with iron-deficiency anemia: a multicenter, randomized, controlled study”, nguồn PubMed: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21859366/. Truy cập ngày: 31/08/2022 |
Chưa có đánh giá nào.