Danh mục | Thuốc giảm đau và chăm sóc giảm nhẹ |
Thương hiệu | Boehringer Ingelheim Ellas A.E. |
Các bệnh lý về xương khớp như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp,… đã gây ra những cơn đau, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để hỗ trợ điều trị tình trạng này, bệnh nhân được chỉ định sử dụng Mobic 7,5mg. Vậy Mobic 7,5mg là thuốc gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Tác dụng phụ khi sử dụng? Nhà Thuốc Việt Pháp 1 sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây.
Mobic 7,5mg là thuốc gì?
Mobic 7,5mg thuộc nhóm thuốc kháng viêm không Steroid (NSAIDs) họ Oxicam. Mobic 7,5mg được chỉ định để hỗ trợ điều trị giảm đau, kháng viêm dài hạn trong các bệnh lý xương khớp cấp và mạn tính như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp,…
Một số thông tin về thuốc Mobic 7,5mg [1]:
- Công ty Sản xuất: Boehringer Ingelheim Ellas A.E. Địa chỉ tại: 5th km Paiania-Markopoulo 194 00 Koropi Hy Lạp.
- Công ty Đăng ký: Boehringer Ingelheim International GmbH, có địa chỉ: Binger Strasse 173, 55216 Ingelheim am Rhein Đức.
- Số đăng ký: VN-16141-13.
- Dạng bào chế: Dạng viên nén.
- Quy cách đóng gói: Dạng hộp 2 vỉ x 10 viên.
- Hạn sử dụng: 3 năm kể từ ngày sản xuất.
Thuốc Mobic 7,5mg giá bao nhiêu?
Hiện nay, thuốc Mobic 7,5mg được bán tại các bệnh viện, cửa hàng thuốc trên toàn quốc với giá khoảng 190.000 VNĐ/Hộp 20 viên.
Thuốc giảm đau Mobic 7,5mg mua ở đâu?
Thuốc giảm đau Mobic 7,5mg đã được phân phối chính hãng tại Nhà Thuốc Việt Pháp 1. Khách hàng có thể đến trực tiếp quầy thuốc của Nhà Thuốc Việt Pháp 1 tại địa chỉ số 168 Ngọc Khánh, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội (Xem bản đồ).
Bạn có thể nhắn tin vào website chính thức của nhà thuốc hoặc liên hệ tới hotline 0962.260.002 và 0974.360.996. Các dược sĩ chuyên môn của nhà thuốc luôn sẵn sàng tư vấn và giúp quý khách hàng giải đáp thắc mắc về thông tin thuốc.
Thành phần
Mỗi viên nén Mobic 7,5mg chứa các thành phần hoạt chất và tá dược:
Hoạt chất | |
Meloxicam | 7,5mg |
Tá dược | Vừa đủ 1 viên nén |
Sodium Citrate | |
Lactose Monohydrate | |
Microcrystalline Cellulose | |
Povidone K25 | |
Colloidal Anhydrous Silica | |
Crospolyvidone | |
Magnesium Stearate |
Thuốc Mobic 7,5mg có tác dụng gì?
Meloxicam ức chế Enzym Prostaglandin Synthetase (Cyclooxygenase 1 và 2) dẫn đến giảm tổng hợp Prostaglandin, thường là chất trung gian cho các triệu chứng viêm đau. Vì các Prostaglandin nhạy cảm với các thụ thể đau thần kinh, ức chế tổng hợp của chúng dẫn đến các tác dụng giảm đau và viêm. Meloxicam ưu tiên ức chế COX-2, một số hoạt động chống lại COX-1 gây kích ứng đường tiêu hóa [2].
Nồng độ Meloxicam ở hoạt dịch khoảng 40 – 50% so với trong máu. Thuốc ở dạng tự do trong hoạt dịch cao gấp 2,5 lần trong máu, do đó nồng độ gắn kết Albumin trong hoạt dịch cao hơn. Tuy cơ chế phân phối vào hoạt dịch chưa rõ nhưng thuốc có hiệu quả cao trong điều trị chứng viêm khớp [3].
Bên cạnh đó, trong các thử nghiệm lâm sàng, Meloxicam làm giảm đáng kể cơn đau sau phẫu thuật và tiêu thụ Opioid so với Bupivacaine Hydrochloride (HCl) và giả dược ở những bệnh nhân trải qua phẫu thuật cắt bao tử cung hoặc toàn bộ khớp gối [4].
Chỉ định
Thuốc Mobic 7,5mg được chỉ định sử dụng để điều trị triệu chứng viêm và đau trong các trường hợp sau:
- Viêm khớp dạng thấp.
- Viêm cột sống dính khớp.
- Viêm xương khớp như thoái hóa khớp, hư khớp,…
Chống chỉ định
Chống chỉ định sử dụng thuốc Mobic 7,5mg [5] cho các đối tượng sau:
- Người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kì thành phần hoạt chất và tá dược của thuốc Mobic 7,5mg hoặc các chất có tác dụng tương tự như Aspirin, NSAID.
- Không nên dùng Meloxicam cho bệnh nhân đã phát triển các dấu hiệu của bệnh hen suyễn, phù thần kinh, nổi mề đay, polyp mũi sau khi sử dụng Aspirin hoặc các thuốc NSAID khác.
- Phụ nữ đang mang thai (đặc biệt là 3 tháng cuối của thai kỳ) và đang cho con bú.
- Trẻ em dưới 12 tuổi.
- Bệnh nhân tiền sử xuất huyết hoặc thủng đường tiêu hóa có liên quan đến điều trị NSAID trước đó.
- Người đang mắc hoặc có tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng.
- Bệnh viêm đường ruột hoạt động như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn.
- Bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan nghiêm trọng.
- Người bệnh bị suy thận nặng không lọc máu.
- Người bệnh suy tim nặng không kiểm soát.
- Người bệnh bị chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu mạch máu não và các rối loạn chảy máu khác.
- Chống chỉ định trong điều trị đau trước và sau phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (CABG).
- Người không dung nạp với Galactose, thiếu men Lapp-lactase, hấp thu kém Glucose-Galactose do yếu tố di truyền.
Cách dùng và liều dùng
Cách dùng
- Thuốc Mobic 7,5mg được sử dụng bằng đường uống.
- Không bẻ, không nghiền nát thuốc, uống nguyên viên cùng với một cốc nước sôi để nguội.
- Tổng liều dùng mỗi ngày của thuốc Mobic 7,5mg nên được sử dụng dưới dạng đơn liều (dùng một lần) trong cùng bữa ăn.
Liều dùng
Liều dùng tham khảo [6] đối với từng trường hợp cụ thể như sau:
- Đối với bệnh viêm khớp dạng thấp: Mỗi ngày uống 15mg (Có thể giảm liều xuống còn 7,5mg mỗi ngày).
- Đối với bệnh viêm cột sống dính khớp: Mỗi ngày uống 15mg (Có thể giảm liều xuống còn 7,5mg mỗi ngày).
- Đối với viêm xương khớp: Mỗi ngày uống 7,5mg (Có thể tăng liều lên 15mg mỗi ngày).
- Đối với các bệnh nhân suy thận nặng giai đoạn cuối đang lọc máu: Liều tối đa là 7,5mg/ngày.
- Đối với bệnh nhân có nguy cơ cao bị những phản ứng bất lợi: Liều khởi đầu là 7,5mg/ngày.
- Đối với thanh thiếu niên: Liều tối đa khuyến cáo là 0,25mg/kg.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Mobic 7,5mg
Một số trường hợp cần hết sức thận trọng trước khi sử dụng thuốc Mobic 7,5mg [7], cụ thể như:
- Thuốc có nguy cơ làm tăng các biến cố huyết khối tim mạch (CV) nghiêm trọng như đột quỵ và nhồi máu cơ tim, nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
- Trước khi bắt đầu điều trị với thuốc Mobic 7,5mg, cần kiểm tra chặt chẽ thể tích nước tiểu và chức năng thận đối với người cao tuổi, bệnh nhân bị mất nước, hội chứng thận hư, suy tim sung huyết, xơ gan, suy thận, bệnh nhân đang điều trị đồng thời với thuốc ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu, bệnh nhân đang trải qua những cuộc phẫu thuật lớn có thể bị giảm thể tích máu,…
- Thận trọng khi sử dụng thuốc Mobic 7,5mg trong tình trạng sau phẫu thuật ghép nối động mạch vành (CABG).
- Trong tuần đầu điều trị bằng NSAID giai đoạn sau nhồi máu cơ tim có nguy cơ tái phát và dẫn đến tử vong.
- Bệnh nhân có tiền sử bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hoặc tiêu chảy sử dụng thuốc Mobic 7,5mg có nguy cơ xuất huyết tiêu hóa tăng gấp 10 lần so với bệnh nhân không có các yếu tố nguy cơ này.
- Thận trọng đối với bệnh nhân có tiền sử bệnh đường tiêu hóa và đang điều trị với thuốc chống đông máu.
- Sử dụng thuốc chống viêm không steroid Mobic 7,5mg có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng ở da như hội chứng Stevens-Johnson, bong tróc da,…
- Thuốc Mobic 7,5mg có thể gây ra một số trường hợp hiếm gặp như viêm cầu thận, viêm thận kẽ, hội chứng thận hư, hoại tử nhu mô thận,…
- Nếu Transaminase huyết thanh hoặc các thông số chức năng gan khác tăng đáng kể trong thời gian dài thì ngừng sử dụng thuốc Mobic 7,5mg để tiến hành kiểm tra theo dõi.
- Các thuốc NSAIDs có thể gây giữ muối Natri, Kali và nước, ngăn cản kích thích bài tiết Natri trong nước tiểu.
- Cần theo dõi chặt chẽ những đối tượng suy tim, phù nề, tăng huyết áp vì chúng có thể xuất hiện và nặng thêm.
- Các triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn chính có thể bị Meloxicam che phủ.
Tác dụng phụ
Trong quá trình sử dụng thuốc Mobic 7,5mg có thể xảy ra một số tác dụng không mong muốn [8] cụ thể như:
Các tác dụng phụ thường gặp (ADR > 1/100):
- Khó chịu ở dạ dày.
- Buồn nôn, nôn.
- Ợ chua.
- Đầy hơi.
- Tiêu chảy.
- Táo bón.
- Chóng mặt.
- Các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh.
Các tác dụng phụ ít gặp (1/1000 < ADR < 1/100):
- Phát ban da.
- Khó thở khi gắng sức nhẹ.
- Sưng tấy, phù, tăng cân nhanh chóng.
- Dấu hiệu xuất huyết dạ dày: Phân có máu, ho ra máu, chất nôn như bã cà phê,…
- Dấu hiệu gặp các vấn đề về gan: Buồn nôn, đau bụng trên, cảm giác mệt mỏi, chán ăn, nước tiểu sẫm màu, vàng da,…
- Dấu hiệu gặp các vấn đề về thận: Đi tiểu ít, không đi tiểu, tiểu đau hoặc khó khăn, sưng bàn chân hoặc mắt cá chân,…
- Thiếu máu: Da nhợt nhạt, cảm thấy choáng váng, khó thở, nhịp tim nhanh, khó tập trung,…
- Phản ứng da nghiêm trọng: Sốt, đau họng, sưng tấy mặt, môi, lưỡi, phát ban đỏ,…
Ngoài danh sách tác dụng phụ kể trên, người bệnh có thể gặp thêm các phản ứng bất lợi khác. Khi gặp bất kỳ các triệu chứng, biểu hiện bất thường nào, cần ngưng sử dụng thuốc Mobic 7,5mg và thông báo cho bác sĩ điều trị để được tư vấn hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử trí.
Tương tác thuốc
Hãy thông báo với bác sĩ, dược sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm chức năng, thực đơn ăn uống hàng ngày để được cân nhắc về các tương tác thuốc có thể xảy ra trước khi sử dụng Mobic 7,5mg.
Một số tương tác của thuốc Mobic 7,5mg với các thuốc, thực phẩm khác [9] làm thay đổi hoạt tính của thuốc, tăng hoặc giảm hiệu quả tác dụng:
- Sử dụng đồng thời thuốc Mobic 7,5mg và thuốc chống đông máu như Heparin, thuốc chống kết tập tiểu cầu và ức chế thu hồi Serotonin có chọn lọc làm tăng nguy cơ chảy máu nghiêm trọng.
- Việc sử dụng đồng thời Aspirin và hoạt chất Meloxicam làm tăng nguy cơ mắc các biến cố nghiêm trọng về đường tiêu hóa.
- Bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn Beta, thuốc giãn mạch, thuốc lợi tiểu có thể bị suy giảm đáp ứng với các liệu pháp hạ huyết áp khi dùng thuốc Mobic 7,5mg.
- Thuốc Mobic 7,5mg làm giảm tác dụng lợi tiểu Natri của thuốc lợi tiểu quai như Furosemide và thuốc lợi tiểu Thiazid, dẫn đến suy thận cấp ở những bệnh nhân bị mất nước.
- Thuốc Mobic 7,5mg làm tăng nồng độ Lithi ở huyết tương và giảm độ thanh thải Lithi ở thận.
- Sử dụng đồng thời thuốc Mobic 7,5mg và Methotrexate có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc Methotrexate.
- Độc tính trên thận của Cyclosporin có thể tăng khi sử dụng đồng thời với thuốc Mobic 7,5mg.
- Kết hợp thuốc Mobic 7,5mg với Pemetrexed có thể làm tăng nguy cơ suy tủy do Pemetrexed gây ra.
- Các thuốc NSAIDs có thể làm giảm hiệu lực của các dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
Quên liều
- Hãy uống bù liều quên ngay khi nhớ ra, càng sớm càng tốt (tốt nhất là 2 tiếng sau đó).
- Nếu gần đến thời gian uống liều kế tiếp thì bỏ qua liều quên và sử dụng liều như bình thường theo đúng chỉ định của bác sĩ, không bù gấp đôi liều.
Quá liều
- Chưa có báo cáo về những biểu hiện của quá liều Mobic 7,5mg.
- Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì hãy thông báo với bác sĩ để được theo dõi và hiệu chỉnh liều phù hợp.
- Ngoài ra, hãy đưa bệnh nhân đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để tiến hành các biện pháp làm sạch dạ dày và hỗ trợ toàn thân.
- Trong một thử nghiệm lâm sàng cho thấy Cholestyramine giúp làm tăng tốc độ đào thải Meloxicam.
Ảnh hưởng của thuốc Mobic 7,5mg lên người thường xuyên lái xe và vận hành máy móc?
Hiện nay chưa có báo cáo về những ảnh hưởng của thuốc Mobic 7,5mg lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, buồn ngủ, thiếu tập trung, thiếu tỉnh táo,… Vì vậy cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc Mobic 7,5mg cho người thường xuyên lái xe và vận hành máy móc.
Trước khi sử dụng thuốc, phải luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ để không xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
Lưu ý khi sử dụng
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc Mobic 7,5mg.
- Tổng liều dùng của Meloxicam được cung cấp dưới dạng viên nén và dung dịch tiêm không được vượt quá 15 mg/ngày.
- Mobic 7,5mg nên được sử dụng trong thời gian ngắn nhất và liều thấp nhất đem lại hiệu quả vì có khả năng các phản ứng bất lợi tăng theo liều và thời gian sử dụng thuốc.
- Nên ngừng sử dụng thuốc Mobic 7,5mg khi xuất hiện các phản ứng mẫn cảm ở da như phát ban, tổn thương ở niêm mạc,…
- Không cần giảm liều đối với bệnh nhân suy thận nhẹ hoặc trung bình (Độ thanh thải Creatinin > 25ml/phút), bệnh nhân xơ gan ổn định.
- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ phòng khoảng dưới 30 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Để xa tầm tay trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 12 tuổi.
Bài viết về thuốc Mobic 7,5mg của Nhà Thuốc Việt Pháp 1 đã phần nào cung cấp đầy đủ thông tin cho các bạn. Khách hàng hãy liên hệ với nhà thuốc của chúng tôi nếu còn bất kỳ thắc mắc về thông tin hoặc giá bán của thuốc.
Nguồn tham khảo
↑1 | Thông tin tra cứu tại Drugbank – Ngân hàng dữ liệu ngành Dược của Bộ Y tế: https://drugbank.vn/thuoc/Mobic&VN-16141-13. Ngày truy cập: 24/05/2022 |
---|---|
↑2 | Theo Go.Drugbank, “Cơ chế hoạt động của Meloxicam” tra cứu tại: https://go.drugbank.com/drugs/DB00814, ngày truy cập 24/05/2022 |
↑3 | Theo Wikipedia, “Cơ chế tác dụng của Meloxicam” tra cứu tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/Meloxicam, ngày truy cập 24/05/2022 |
↑4 | Theo PubMed, “Meloxicam giải phóng kéo dài: Đánh giá về đau sau phẫu thuật” tra cứu tại: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34228280/, ngày truy cập 24/05/2022 |
↑5 | Theo EMC, “Chống chỉ định của thuốc Mobic 7,5mg” tra cứu tại: https://www.medicines.org.uk/emc/product/8575/smpc#gref, ngày truy cập 24/05/2022 |
↑6 | Tham khảo tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Mobic 7,5mg |
↑7 | Theo DailyMed, “Cảnh báo và thận trọng khi sử dụng thuốc Mobic 7,5mg” tra cứu tại: https://dailymed.nlm.nih.gov/dailymed/drugInfo.cfm?setid=43e2b0f3-cf34-4f51-aa93-39ed98cab449, ngày truy cập 24/05/2022 |
↑8 | Theo Drugs.com, “Tác dụng phụ của thuốc Mobic 7,5mg” tra cứu tại: https://www.drugs.com/mobic.html, ngày truy cập 24/05/2022 |
↑9 | Theo RxList, “Các tương tác của thuốc Mobic 7,5mg” tra cứu tại: https://www.rxlist.com/mobic-drug.htm, ngày truy cập 24/05/2022 |
Chưa có đánh giá nào.