Danh mục | Thuốc chống rối loạn tâm thần |
Công ty sản xuất | Roche S.p.A |
Công ty đăng ký | F.Hoffmann-La Roche |
Số đăng ký | VN-16259-13 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 lọ 30 viên |
Hạn sử dụng | 48 tháng kể từ ngày sản xuất |
Thuốc Madopar 250mg giá bao nhiêu? Có tác dụng gì? Là thuốc gì?
Levodopa là hoạt chất được sử dụng để điều trị các triệu chứng do bệnh Parkinson gây ra như run rẩy, co giật, cứng cơ, mất kiểm soát cơ bắp. Thuốc Madopar 250 chứa hoạt chất chính Levodopa phối hợp với Benserazide là thuốc thường được bác sĩ chỉ định cho người bệnh Parkinson. Vậy Madopar là thuốc gì? Giá bao nhiêu? Tác dụng, cách dùng thế nào? Hãy cùng Nhà thuốc Việt Pháp 1 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thuốc Madopar là thuốc gì?
Madopar [1] là thuốc bán theo đơn được chỉ định để điều trị bệnh Parkinson vô căn.
- Công ty sản xuất: Roche S.p.A. Địa chỉ: Via Morelli 2 – 20090, Segrate, Milan Ý.
- Công ty đăng ký: F.Hoffmann-La Roche Ltd. Địa chỉ: 124 Grenzacherstrasse , CH-4070 Basel Thụy Điển.
- Số đăng ký: VN-16259-13
- Dạng bào chế: Viên nén
- Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 30 viên
- Hạn sử dụng: 48 tháng kể từ ngày sản xuất in trên bao bì sản phẩm.
Thuốc Madopar 250mg giá bao nhiêu?
Thuốc Madopar 250mg giá bán tại các nhà thuốc, quầy thuốc hiện nay là 210.000 VND/ Hộp 1 lọ 30 viên.
Thuốc Madopar mua ở đâu chính hãng?
Thuốc Madopar 250 chính hãng hiện đang được bán tại Nhà thuốc Việt Pháp 1 – Cơ sở cung cấp thuốc, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, vật tư y tế chất lượng đến với khách hàng.
Để mua thuốc, quý khách có thể mang theo đơn thuốc đến trực tiếp địa chỉ: Quầy 102- tầng 1 số 168 Ngọc Khánh, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội (Xem bản đồ).
Nếu còn câu hỏi thắc mắc về sản phẩm, hãy nhắn tin vào website chính thức của nhà thuốc hoặc liên hệ qua số điện thoại hotline 0962.260.002 để được giải đáp.
Thành phần
Mỗi viên nén Madopar 250 là dạng phối hợp của 2 hoạt chất chính với hàm lượng:
Levodopa | 200mg |
Benserazide | 50mg |
Tá dược vừa đủ 1 viên nén |
Thuốc Madopar 250 có tác dụng gì?
Thuốc Madopar 250 [2] bao gồm 2 hoạt chất phối hợp Levodopa và Benserazide.
Levodopa là một tiền chất của Dopamine, được như sử dụng như một liệu pháp thay thế Dopamine ở hạch đáy thần kinh, giúp gia tăng nồng độ Dopamine ở những bệnh nhân mắc bệnh Parkinson. Levodopa bị khử nhóm Carboxyl thành Dopamine nhờ enzyme L-amino decarboxylase acid thơm ở cả não và ngoại vi. Tuy nhiên hơn 90% Levodopa sau khi bị khử lại ở ngoại vi (do đó gây ra nhiều tác dụng phụ), chỉ có 5-10% Levodopa là chui qua được hàng rào máu não. Đây là nguyên nhân sử dụng Levodopa kết hợp với Benserazide để giúp tối ưu lượng Levodopa qua được hàng rào máu não. Theo các thử nghiệm lâm sàng, sự kết hợp 2 hoạt chất này theo tỷ lệ 4:1 cho kết quả điều trị hiệu quả hơn so với việc sử dụng Levodopa đơn độc.
Chỉ định điều trị
Thuốc Madopar 250 được bác sĩ chỉ định điều trị các dạng Parkinson.
Chống chỉ định
Thuốc Madopar 200/50 chống chỉ định cho bệnh nhân gặp các trường hợp sau đây:
- Bệnh nhân mẫn cảm với hoạt chất Levodopa , Benserazide hoặc bất kì thành phần tá dược nào có trong thuốc.
- Người dưới 25 tuổi không được dùng vì lúc này hệ xương chưa được phát triển toàn diện.
- Bệnh nhân bị rối loạn chức năng bù trừ nội tiết, rối loạn tim mạch, bệnh nhân tâm thần, có biểu hiện tâm thần, suy gan, suy thận, glocom góc đóng.
- Phụ nữ có thai hoặc có khả năng mang thai mà không có biện pháp phòng tránh thích hợp, đầy đủ.
- Bệnh nhân có nguy cơ hay có tiền sử u sắc tố ác tính vì hoạt chất Levodopa có thể gây kích hoạt u sắc tố ác tính.
Liều dùng và cách dùng của thuốc Madopar 200/50
Cách dùng
- Uống viên nén Madopar 250 với nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ.
- Bạn có thể bẻ viên nén Madopar cho dễ nuốt.
Liều dùng
Liều lượng sử dụng thuốc Madopar 250 sẽ được kê phù hợp tùy tình trạng mỗi bệnh nhân và nên được kê tăng dần từ từ, điều chỉnh sau mỗi lần đánh giá xác định tình trạng bệnh.
Liều điều trị khởi đầu:
Với phác đồ điều trị khởi đầu, bệnh nhân Parkinson uống 62,5mg/lần và uống 3-4 lần/ngày. Sau đó tùy vào mức độ dung nạp và tiến triển của bệnh mà liều được tăng lên từ từ, tác dụng tối ưu của Madopar đạt được ở liều 375-1000mg, chia làm 3 lần hoặc hơn trong ngày.
Liều dùng Madopar được khuyến cáo nên tăng theo từng tháng và cần từ 4-6 tuần để đạt hiệu quả tối ưu.
Liều điều trị duy trì:
Liều duy trì trung bình bệnh nhân nên uống ½ viên/lần x 3-6 lần/ngày (Không được uống ít hơn 3 lần). Liều lượng và số lần dùng trong ngày phải được bác sĩ điều chỉnh để đạt hiệu quả nhất.
Tác dụng phụ của thuốc Madopar 250
Trong quá trình sử dụng Madopar 250, bệnh nhân gặp phải một số tác dụng không mong muốn như sau:
- Rối loạn huyết học: Thiếu máu tán huyết, giảm tiểu cầu hay bạch cầu thoáng qua.
- Rối loạn thần kinh: Kích động, mất ngủ, ngủ gà, ngủ bất chợt, trầm cảm, lo lắng, ảo giác, ảo tưởng, mất phương hướng về thời gian, rối loạn vận động ở giai đoạn sau của điều trị.
- Rối loạn dạ dày – ruột: Xảy ra chủ yếu ở giai đoạn điều trị với biểu hiện xuất huyết tiêu hóa, mất hay thay đổi vị giác.
- Rối loạn tiêu hóa: Nôn, buồn nôn, biếng ăn, tiêu chảy. Có thể kiểm soát tình trạng này bằng cách tăng chậm liều Madopar hay uống với thức ăn hoặc chất lỏng.
- Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng gây biểu hiện chán ăn ở bệnh nhân.
- Rối loạn tim mạch: Thỉnh thoảng có loạn nhịp, nhịp tim nhanh chậm bất thường, hạ huyết áp thế đứng.
- Rối loạn da mô và liên kết: Ngứa, dị ứng, hiếm gặp trường hợp phát ban.
- Xét nghiệm: Tăng Ure Nitrogen huyết, tăng thoáng qua phosphatase và transaminase (Thường nhẹ và không nghiêm trọng ), nước tiểu đổi màu.
Tương tác của Madopar thuốc với thuốc
Cần lưu ý các tương tác thuốc sau đây trong quá trình sử dụng thuốc Madopar 250:
- Tốc độ hấp thu Levodopa bị ảnh hưởng khi sử dụng cùng với các thuốc kháng cholinergic trihexylphenidyl, các thuốc kháng acid và Metoclopramide.
- Thuốc điều trị tăng huyết áp có reserpine, opioid, thuốc an thần có thể gây ức chế tác dụng của Levodopa.
- Thuốc ức chế men MAO không hồi phục và không chọn lọc khi dùng chung với Madopar có thể làm tăng tác dụng không mong muốn như tăng huyết áp. Do đó cần ngưng sử dụng thuốc ức chế men MAO trước khi bắt đầu điều trị bằng Madopar ít nhất 2 tuần.
- Levodopa có thể làm tăng tác dụng của các thuốc giống giao cảm như epinephrin, norepinephrine, amphetamine, isoproterenol.
- Thuốc chống loạn thần có đặc tính ức chế thụ thể Dopamin có tác dụng đối kháng với tác dụng của 2 hoạt chất chính trong Madopar.
- Thuốc Madopar có thể làm thay đổi kết quả của các xét nghiệm như xét nghiệm coombs, catecholamine, glucose, acid uric, creatinin.
- Thức ăn chứa nhiều protein có thể làm thay đổi hấp thu Levodopa.
Thận trọng khi dùng thuốc điều trị parkinson Madopar
Thận trọng khi dùng thuốc điều trị parkinson Madopar 250 mg trong các trường hợp sau:
- Levodopa có thể gây tác dụng tăng nhãn áp nên cần theo dõi và đo nhãn áp thường xuyên với những bệnh nhân bị glôcôm góc mở.
- Theo dõi tim mạch, huyết áp ở giai đoạn bắt đầu điều trị và trong quá trình điều trị với bệnh nhân có tiền sử suy tim, loạn nhịp tim, mắc các bệnh động mạch vành, hạ huyết áp thế đứng.
- Theo dõi công thức máu trong quá trình điều trị vì Madopar có thể làm giảm bạch cầu, tiểu cầu hoặc thiếu máu tan huyết.
- Theo dõi cẩn thận về những thay đổi tâm thần và trầm cảm của bệnh nhân có hay không, đề phòng trường hợp xuất hiện ý nghĩ tự tử.
- Ngưng sử dụng Madopar 12-48 giờ trước khi có can thiệp phẫu thuật đối với trường hợp gây mê toàn thân bằng halothane. Sau đó có thể tiếp tục sử dụng Madopar và tăng liều dần tới liều giống trước khi thực hiện phẫu thuật.
- Tuyệt đối không ngừng sử dụng Madopar đột ngột vì có thể gây các hội chứng an thần, những thay đổi về tâm thần, tăng creatinine huyết, phosphokinase huyết và một số dấu hiệu khác.
- Theo dõi thường xuyên và khám định kỳ bởi bác sĩ chuyên môn để đề phòng trường hợp xuất hiện u sắc tố.
- Theo dõi định kỳ và xem xét lại việc điều trị để phát hiện và ngăn ngừa các triệu chứng rối loạn xung động như tăng ham muốn tình dục, mua sắm, ăn uống không kiểm soát, cờ bạc bệnh lý.
Quên liều, quá liều thuốc Madopar 250 mg và cách xử trí
Quên liều
Khi bạn quên sử dụng thuốc Madopar, hãy uống ngay vào thời điểm nhớ ra. Tuy nhiên nếu thời điểm nhớ ra gần với lần dùng kế tiếp, bạn nên bỏ qua liều đó và chờ lần dùng thuốc tiếp theo, tuyệt đối không tự ý uống gấp đôi lượng thuốc.
Quá liều và cách xử trí
- Khi phát hiện bệnh nhân sử dụng quá liều thuốc cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và xử lý kịp thời.
- Bệnh nhân có thể được áp dụng các biện pháp rửa dạ dày hoặc đảm bảo thông khí, truyền dịch thích hợp. Ngoài ra, theo dõi điện tâm đồ cho bệnh nhân để tìm thêm dấu hiệu loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh chậm bất thường.
Madopar thuốc có dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú không?
Phụ nữ mang thai:
Không được dùng Madopar ( Levodopa + Benserazide ) cho phụ nữ đang mang thai hay có khả năng mang thai nhưng không áp dụng đầy đủ các biện pháp tránh thai.
Phụ nữ đang cho con bú:
Hiện nay, vẫn chưa có báo cáo nào về việc Benserazide có được bài tiết vào sữa mẹ hay không. Do đó không nên dùng Madopar cho phụ nữ thời kỳ cho con bú vì có thể gây biến dạng xương ở con.
Ảnh hưởng của thuốc Madopar 250mg lên người lái xe và vận hành máy móc
Bệnh nhân sử dụng Levodopa có dấu hiệu nôn, buồn nôn, buồn ngủ, ngủ gà, ngủ bất chợt. Vì vậy, cần phải đặc biệt thận trọng cho người lái xe và điều khiển máy móc khi đã sử dụng thuốc Madopar.
Lưu ý khi dùng thuốc
- Madopar là thuốc kê đơn, chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
- Hoạt chất Levodopa cạnh tranh hấp thu với acid amin nên gây ảnh hưởng đến người có chế độ ăn giàu protein.
- Đặt lịch uống thuốc để tránh trường hợp quên liều, gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
- Bảo quản thuốc nơi sạch sẽ, khô thoáng, tránh xa tầm tay trẻ nhỏ.
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về thuốc Madopar 250 mg mà Nhà thuốc Việt Pháp 1 gửi tới bạn. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuốc và biết được những thận trọng, lưu ý cần thiết khi dùng thuốc để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Nguồn tham khảo
↑1 | Thông tin thuốc Madopar tham khảo tại Drugbank: https://drugbank.vn/thuoc/Madopar&VN-16259-13. Ngày truy cập: 12/9/2023 |
---|---|
↑2 | “Madopar 200mg/50mg Hard Capsules”, thông tin tham khảo tại EMC: https://www.medicines.org.uk/emc/product/6926, ngày truy cập: 12/9/2023. |
Chưa có đánh giá nào.