Danh mục | Thuốc |
Công ty sản xuất và đăng ký | Công ty TNHH Dược phẩm Đạt Vi Phú |
Số đăng ký | VD-20360-13 |
Dạng bào chế | Viên nang |
Quy cách đóng gói | Hộp 5 vỉ x 10 viên |
Hạn sử dụng | 36 tháng kể từ ngày sản xuất |
Hiện nay có rất nhiều trường hợp bệnh nhân được ghép thận, gan hay tim nhưng do cơ thể mới không thích ứng nên đã bị đào thải ra khỏi cơ thể gây nên rất nhiều vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe. Và giải pháp được nhiều người sử dụng tin dùng cho những bệnh nhân này chính là thuốc Hikimel 1mg. Việc sử dụng thuốc Hikimel 1mg đã có rất nhiều hiệu quả tích cực trong việc điều trị loại ghép nên được nhiều bác sĩ, dược sĩ tin tưởng chỉ định cho bệnh nhân. Vậy Hikimel 1mg giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có tác dụng gì? Hãy cũng Nhà Thuốc Việt Pháp 1 tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Hikimel 1mg là thuốc gì?
Hikimel 1mg[1] là thuốc kê đơn được các bác sĩ tin dùng chỉ định cho nhiều bệnh nhân. Thuốc Hikimel 1mg có tác dụng điều trị loại ghép ở các bệnh nhân nhận ghép, phòng ngừa loại ghép ở nhiều bệnh nhân nhận ghép gan, thận hay tim.
- Công ty sản xuất và đăng ký: Công ty TNHH Dược phẩm Đạt Vi Phú, địa chỉ: Lô M7A-CN, Đường D17, KCN Mỹ Phước, tỉnh Bình Dương, Việt Nam.
- Xuất xứ: Việt Nam.
- Số đăng ký: VD-20360-13.
- Dạng bào chế: Viên nang.
- Quy cách đóng gói: Hộp 5 vỉ x 10 viên.
- Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất thuốc.
Hikimel 1mg giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Trên thị trường hiện nay, giá thuốc Hikimel 1mg là 1.400.000 VNĐ / 1 hộp 5 vỉ.
Thuốc Hikimel 1mg hiện cũng đang được bán tại Nhà Thuốc Việt Pháp 1, nơi mà sự uy tín cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng được đặt lên hàng đầu. Do vậy mà nhà thuốc luôn là nơi người dùng tin tưởng và gửi gắm đến mỗi khi cần mua sản phẩm.
Quý khách hàng có thể đến trực tiếp nhà thuốc tại địa chỉ: Quầy 102 tầng 1 – 168 Ngọc Khánh, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội (Xem bản đồ).
Bên cạnh đó, nhà thuốc còn có Hotline liên hệ 0962.260.002 – 0974.360.996 và website chính thức để quý khách hàng có thể trao đổi, mua bán và nhận tư vấn với những dược sĩ hàng đầu hoàn toàn miễn phí.
Thành phần
Mỗi viên nang Hikimel 1mg có chứa:
- Tacrolimus monohydrat tương đương tacrolimus…………………1,0mg.
- Các tá dược như: Magnesistearat, HPMC E6, lactose monohydrat, croscartnellose natri………… vừa đủ 1 viên.
Tác dụng của thuốc Hikimel 1mg
Thành phần hoạt chất của thuốc Hikimel 1mg – Tacrolimus[2] khi phân bố sẽ gắn với cytosolic protein (FKBP12), protein chịu trách nhiệm cho sự tích lũy hợp chất nội bào tạo phức hợp FKBP12-tacrolimus gắn kết đặc hiệu, cạnh tranh và có thể ức chế calcineurin, theo đó dẫn đến ức chế sự truyền tín hiệu tế bào T sẽ phụ thuộc vào calci, do đó ngăn chặn được sự phiên mã của của các gen đã mã hóa lymphokin.
Tacrolimus còn ức chế sự hình thành lymphocyt gây độc tế bào, chất chịu trách nhiệm chính trong việc thải ghép, từ đó có thể tránh được việc đào thải ra khỏi cơ thể.
Thuốc Hikimel 1mg được các bác sĩ sử dụng để điều trị tránh loại ghép ở bệnh nhân nhận ghép bộ phận, đề kháng với những thuốc ức chế miễn dịch khác. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng rất tốt trong việc đề phòng cơ thể loại ghép ở bệnh nhân nhận ghép bộ phận quan trọng như gan, thận hoặc tim. Hikimel 1mg được coi như là thuốc đầu tay trong việc điều trị hay đề phòng các vấn đề đào thải hay loại ghép bởi sự an toàn cũng như hiệu quả đáng kinh ngạc.
Chỉ định
Thuốc Hikimel 1mg thường được chỉ định trong các trường hợp:
- Người nhận ghép các tạng phủ quan trọng: tim, gan hoặc thận.
- Những bệnh nhân cần điều trị để tránh loại ghép sau khi được ghép các bộ phận khác vào cơ thể đề kháng với các thuốc ức chế miễn dịch khác.
Cách dùng – Liều dùng Hikimel 1mg
Cách dùng
Thuốc được dùng theo đường uống với một lượng nước vừa đủ, nên uống thuốc lúc bụng còn đói hoặc từ 1-3 giờ sau ăn để thuốc được cơ thể hấp thu một cách tối đa.
Tránh bẻ gãy, dập nát hay hòa tan viên uống gây mất dược chất dẫn đến việc ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị cho người dùng.
Liều dùng
Đối với người lớn:
- Bệnh nhân nhận ghép gan: liều khởi đầu uống từ 100 – 200 mcg/kg mỗi ngày, chia làm 2 lần/ngày.
- Bệnh nhân nhận ghép tim: liều khởi đầu uống 75 mcg/kg mỗi ngày, chia làm 2 lần/ngày.
- Bệnh nhân nhận ghép thận: liều khởi đầu uống từ 150-300 mcg/ kg mỗi ngày, chia làm 2 lần/ngày.
Đối với trẻ em:
- Với bệnh nhi nhận ghép thận và ghép gan: liều khởi đầu uống 300 mcg/kg mỗi ngày, chia làm 2 lần/ngày. Sử dụng thuốc trong khoảng 6 giờ ngay sau khi hoàn tất ghép gan, tim và trong vòng 24 giờ ngay sau khi hoàn tất ghép thận.
- Liều duy trì nên được điều chỉnh dựa vào nồng độ đáy của tacrolimus trong máu toàn phần hoặc huyết tương đối với mỗi bệnh nhân. Đa số các bệnh nhân đều đáp ứng tốt khi duy trì nồng độ tacrolimus trong máu toàn phần dựới 20 ng/ ml. Với trẻ em thường cần liều lớn hơn từ 1,5-2 lần so với liều người lớn để có thể đạt được cùng một nồng độ thuốc trong máu.
Trên đây là liều lượng có thể tham khảo. Liều dùng cụ thể với mỗi người dùng sẽ tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh, từ đó bác sĩ có thể kể liều phù hợp cho từng bệnh nhân.
Tác dụng phụ của Hikimel 1mg
Trong quá trình sử dụng Hikimel 1mg thì người dùng có thể sẽ gặp một hoặc một số phản ứng phụ[3] không mong muốn như sau:
- Tacrolimus có thể gây độc với thần kinh và độc với thận. Tác dụng không mong muốn thường hay gặp nhất là nhức đầu, run, dị cảm; buồn nôn hoặc tiêu chảy; tăng bạch cầu, tăng huyết áp, suy thận, thiếu máu, giảm bạch cầu và tiểu cầu. Ngoài ra còn hay gặp phải chứng rối loạn điện giải, tăng kali máu.
- Các tác dụng phụ ít gặp như: rối loạn giấc ngủ, biến đổi tâm trạng, lẫn lộn, chóng mặt, rối loạn thị giác, ù tai, co giật; rối loạn chuyển hóa carbohydrat, tiểu đường; tim đập nhanh và thay đổi ECG, phì đại cơ tim (đặc biệt là ở trẻ em); táo bón, khó tiêu, xuất huyết tiêu hóa; hen suyễn, khó thở, tràn dịch màng phổi; rụng tóc, rậm lông, nổi ban hoặc ngứa; đau khớp hoặc đau các cơ, chuột rút; phù ngoại vi, rối loạn chức của năng gan, rối loạn chức năng đông máu.
Chống chỉ định
Để tránh gặp phải các phản ứng gây ảnh hưởng sức thì thuốc Hikimel 1mg chống chỉ định với những trường hợp sau:
- Người bị quá mẫn với tacrolimus hoặc các macrolid khác.
- Người bị quá mẫn với một hoặc nhiều thành phần có trong viên thuốc.
Tương tác thuốc
Để tránh không gặp phải các tương tác thuốc, gây ảnh hưởng đến thuốc thì người dùng cần tránh kết hợp thuốc với các trường hợp sau:
- Khuyến cáo không nên phối hợp tacrolimus với các thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali.
- Không nên kết hợp Hikimel 1mg với những thuốc cảm ứng hệ thống cytochrom P450 isoenzym CYP3A4 như phenobarbital, carbamazepin, nevirapin, rifampicin và phenytoin, chúng có thê làm giảm nồng độ tacrolimus trong máu gây giảm hiệu quả của thuốc.
- Tránh dùng các vắc xin sống trong suốt quá trình trị liệu ức chế miễn dịch vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Độc tính thận sẽ bị tăng lên khi dùng tacrolimus chung với các thuốc có khả năng gây độc thận, vậy nên tránh phối hợp với những thuốc này.
- Vì tacrolimus được chuyển hóa qua cytochrom P450 isoenzym CYP3A4 nên những thuốc ức chế enzym này như các thuốc kháng nấm azol, thuốc chẹn kênh calci, cimetidin, một số thuốc nhóm corticoid, ciclosporin, danazol, thuốc ức chế HlV-protease, delavirdin, kháng sinh macrolid và metoclopramid có thể gây tăng nồng độ tacrolimus trong máu quá mức, từ đó có thể gây độc cho cơ thể. Nước ép bưởi cũng ức chế sự chuyển hóa của tacrolimus vì thế nên tránh sử dụng.
Xử trí khi quên liều, quá liều Hikimel 1mg
- Khi người dùng sử dụng thuốc bị quá liều, có thể xuất hiện các triệu chứng bao gồm run, nhức đầu, nôn mửa và buồn nôn, nhiễm trùng, nồi mày đay, có thể ngủ lịm, tăng urê máu, tăng nồng độ creatinin huyết thanh hoặc tăng nồng độ alanin aminotransferase.
- Hiện nay chưa tìm được ra thuốc giải độc đặc hiệu cho tacrolimus. Nếu xảy ra quá liều, nên thông báo sớm nhất đến bác sĩ, dược sĩ gần đó để được điều trị và hỗ trợ tận tình.
- Vì thuốc có khối lượng phân tử lớn, lại tan ít trong nước và gắn kết khá rộng với hồng cầu và protein huyết tương nên có thể dự đoán được tacrolimus không bị thẩm tách. Ở những bệnh nhân có nồng độ huyết tương rất cao, lọc máu hoặc lọc thẩm tách máu có hiệu quả rất rõ trong việc giảm nồng độ độc chất. Trong trường hợp người dùng bị ngộ độc đường uống, có thể làm giảm nồng độ thuốc bằng cách súc ruột hoặc dùng chất hấp phụ như than hoạt tính nếu vừa mới uống thuốc.
- Khi người dùng quên một lần không dùng thuốc, nên uống liều tiếp theo và tiếp tục dùng thuốc theo lộ trình đã được khuyến cáo. Không được gấp đôi liều để bù vào liều đã quên bởi sẽ làm nồng độ thuốc trong máu tăng cao gây độc cho cơ thể.
Thuốc Hikimel 1mg có dùng cho phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú được không?
- Đối với phụ nữ có thai: thuốc Hikimel 1mg có thể đi qua nhau thai, tuy vậy chưa có nghiên cứu đầy đủ và chính xác về tác dụng của nó trên thai nhi. Đã có ghi nhận ở người mẹ dùng tacrolimus đã xảy ra tăng kali máu và gây tổn thương thận ở trẻ sơ sinh. Vì vậy cần hết sức thận trọng một cách nghiêm túc khi dùng tacrolimus cho phụ nữ có thai, chỉ sử dụng khi thật cần thiết.
- Đối với phụ nữ đang cho con bú: thuốc Hikimel 1mg có thể phân bố vào sữa mẹ. Vì vậy người mẹ nên ngừng nuôi con bằng sữa khi mẹ khi dùng tacrolimus.
Các lưu ý và bảo quản khi sử dụng Hikimel 1mg
Lưu ý
- Cần tham vấn ý kiến bác sỹ kê đơn khi: có bất kỳ phản ứng xấu không mong muốn nào xảy ra, trẻ em dùng thì nên thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sỹ.
- Hikimel 1mg có thể làm ảnh hưởng chức năng thần kinh và thị giác, đặc biệt khi dùng kèm với rượu bia hoặc các chất kích thích. Người dùng Hikimel 1mg nên tránh lái xe hoặc vận hành các máy móc nguy hiểm để tránh ảnh hưởng xấu đến người dùng.
Bảo quản
Người dùng nên bảo quản thuốc Hikimel 1mg ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời chiếu vào, nhiệt độ bảo quản từ dưới 30 độ C và nên để xa tầm tay của trẻ em.
Để đảm bảo hiệu quả điều trị được cao và tránh đa phần các tác dụng phụ xuất hiện khi sử dụng thuốc Hikimel 1mg, người bệnh cần dùng thuốc kê theo đơn hoặc cần tới sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn trước khi sử dụng thuốc.
Nguồn tham khảo
↑1 | Tham khảo thêm thông tin về thuốc Hikimel 1mg tại Drugbank – Ngân hàng dữ liệu ngành Dược. Link tham khảo: https://drugbank.vn/thuoc/Hikimel&VD-20360-13. Ngày truy cập: 18/02/2023 |
---|---|
↑2 | Theo Pubmed, “Tacrolimus intrapatient variability in solid organ transplantation: A multiorgan perspective”. Link tham khảo: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33131078/. Ngày truy cập: 18/02/2023 |
↑3 | Theo Dailymed, xem thêm về tác dụng phụ của Tacrolimus tại: https://dailymed.nlm.nih.gov/dailymed/drugInfo.cfm?setid=bd447ffa-9196-4c3c-accf-5adf29b84665. Ngày truy cập: 18/02/2023 |
Chưa có đánh giá nào.