Danh mục | Thuốc điều trị huyết áp |
Quy cách sản phẩm | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Đối tượng | Người trưởng thành |
Công ty đăng ký và sản xuất | DaVi Pharma |
Số đăng ký | VD-28458-17 |
Hoạt chất | Furosemid, Spironolacton |
Xuất xứ | Việt Nam |
Hạn dùng | 3 năm |
Huyết áp cao là bệnh lý phổ biến hiện nay, đặc biệt ở người già. Cao huyết áp khiến người bệnh đau đầu, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, thậm chí là trở thành người thực vật hay tử vong. Hiện nay, thuốc Franilax 50mg/20mg là một trong những thuốc điều trị cao huyết áp được các bác sĩ chỉ định. Vậy Franilax là thuốc gì? Có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Hãy cùng Nhà thuốc Việt Pháp 1 trả lời những câu hỏi trên qua bài viết sau.
Franilax là thuốc gì?
Franilax [1]là thuốc lợi tiểu bán theo đơn, có tác dụng tăng thải Na+ và nước trong cơ thể giúp giảm phù, điều trị tăng huyết áp và suy tim.
- Số đăng ký thuốc Franilax: VD-28458-17.
- Sản xuất và đăng ký bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú có địa chỉ tại Lô M7A, Đường D17, KCN Mỹ Phước 1, Thới Hòa, Bến Cát, Bình Dương.
- Dạng bào chế: Viên nén bao phim dài màu nâu đỏ.
- Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
- Hạn dùng: 3 năm kể từ ngày sản xuất.
Thuốc Franilax 50/20mg giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện tại thuốc Franilax giá bán là 75.000 VNĐ/ 1 Hộp/ 3 Vỉ tại các nhà thuốc và cơ sở kinh doanh dược phẩm khác.
Nhà thuốc Việt Pháp 1 là cơ sở kinh doanh uy tín có bán Franilax chính hãng, giá tốt. Bạn có thể đến trực tiếp địa chỉ Quầy 102 – Tầng 1 số 168 Ngọc Khánh, phường Giảng Võ, Ba đình, Hà Nội (Xem chỉ đường) để nghe tư vấn từ những dược sĩ có chuyên môn cũng như mua thuốc Franilax.
Trong quá trình sử dụng, nếu có bất kỳ thắc mắc nào về Franilax 50/20mg, bạn có thể gọi đến số điện thoại 0962.260.002 hoặc 0974.360.996 để nhận được giải đáp từ dược sĩ giàu kinh nghiệm.
Nhà thuốc Việt Pháp 1 – sản phẩm chất lượng, vạn sự an tâm!
Thành phần thuốc Franilax 50mg+20mg
Mỗi viên nén bao phim Franilax 50mg có chứa:
Spironolacton | 50mg |
Furosemid | 20mg |
Tá dược vừa đủ 1 viên bao gồm: Màu oxyd sắt vàng, màu oxyd sắt đỏ, dầu thầu dầu, PEG 4000, Talc, Titan Dioxyd, HPMC E6, Silicon dioxide, Polysorbate 80, Natri lauryl sulfat, natri cacbonat khan, Magnesi stearat, Crospovidon, Calci carbonat, Starch 1500, Lactose monohydrat. |
Thuốc Franilax có tác dụng gì?
Franilax 50mg+20mg có chứa 1 hoạt chất lợi tiểu tác dụng ngắn và 1 thuốc kháng aldosteron tác dụng kéo dài là Spironolactone và Furosemid.
Spironolactone [2]- một corticoid có cấu trúc giống với aldosteron, ức chế cạnh tranh hormon này và các mineralocorticoid. Từ đó, làm tăng bài tiết Natri và nước ở ống lượn xa, giảm bài tiết Kali, NH4+ và hydrogen. Spironolactone bắt đầu tác dụng tương đối chậm và liều dùng được điều chỉnh theo đáp ứng điều trị và tác dụng lợi tiểu tăng khi phối hợp với các thuốc lợi tiểu thông thường.
Furosemid [3] là hoạt chất lợi tiểu nhóm Sulfonamid tác dụng nhanh, mạnh và phụ thuộc vào liều dùng. Tác dụng lên quai Henle, ức chế hệ thống đồng vận chuyển Natri – Kali – 2Cl làm tăng thải trừ những chất điện giải này kèm theo bài tiết nước tiểu. Ngoài ra Furosemid cũng làm giảm tái hấp thu Natri, Cl và tăng thải trừ Kali ở ống lượn xa. Thuốc cũng làm giảm thể tích huyết tương nên có thể giúp hạ huyết áp nhưng chỉ giảm nhẹ.
Vì vậy tác dụng của thuốc Franilax là lợi tiểu, làm giảm huyết áp cả tâm thu và tâm trương.
Chỉ định
Thuốc Franilax được chỉ định cho những trường hợp sau:
- Cường Aldosteron thứ phát gây phù.
- Suy tim, suy tim xung huyết mạn tính, xơ gan có phù.
- Tăng huyết áp cơ bản (hạn chế ở những bệnh nhân cường aldosteron).
Cách dùng – Liều dùng Franilax 50/20mg
Cách dùng
- Thuốc dùng đường uống, nuốt nguyên viên với khoảng 250ml nước tinh khiết.
- Thời điểm phù hợp uống thuốc là vào bữa sáng và bữa trưa, không nên dùng thuốc vào buổi tối vì có thể làm tăng số lần tiểu đêm gây mất ngủ.
Liều dùng
Tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định liều Franilax phù hợp, sau đây là liều thông thường.
- Trẻ em: Chế phẩm Franilax không phù hợp để sử dụng cho trẻ em.
- Người lớn: 1 – 4 viên/ngày tùy vào đơn kê của bác sĩ.
- Người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên): Cần phải hiệu chỉnh liều ở đối tượng này do Furosemid và Spironolactone thải trừ chậm hơn ở người cao tuổi.
Franilax uống trong bao lâu?
Là thuốc kê đơn nên thời gian sử dụng Franilax tùy vào từng trường hợp bệnh nhân và theo chỉ định của bác sĩ.
Vì vậy, bạn cần theo dõi sức khỏe định kỳ trong quá trình sử dụng thuốc để xem mình có dung nạp thuốc hay không, hiệu quả điều trị như thế nào.
Chống chỉ định
Franilax 20mg không dùng cho những đối tượng sau:
- Người quá mẫn cảm với Spironolacton, furosemid, các sulfonamid hoặc các dẫn chất sulfonamid và bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Bệnh nhân mất nước hoặc giảm thể tích tuần hoàn có thể kèm hoặc không kèm hạ huyết áp.
- Người suy thận, độ thanh thải creatinin dưới 30ml/phút.
- Vô niệu, suy thận bị vô niệu không đáp ứng được furosemid.
- Suy thận do ngộ độc các tác nhân gây độc tính trên gan, thận, có kèm hôn mê gan, tăng Kali huyết hoặc hạ Kali, Natri huyết nặng.
- Bệnh Addison và phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Franilax 50mg/20mg
Trong quá trình sử dụng thuốc Franilax cần chú ý thận trọng đối với các đối tượng sau đây:
- Spironolactone có thể gây thay đổi giọng nói nên cần thận trọng khi điều trị cho bệnh nhân giọng nói quan trọng với công việc của họ như ca sĩ, Mc hay diễn viên.
- Bệnh nhân tắc nghẽn 1 phần đường niệu như phì đại tuyến tiền liệt, giảm niệu, tăng nguy cơ ứ dịch cấp tính cần chú ý theo dõi.
- Bệnh nhân hạ huyết áp, có nguy cơ cao giảm huyết áp.
- Người bị đái tháo đường tiềm ẩn, Gout, xơ gan cùng suy giảm chức năng thận.
- Bệnh nhân bị giảm protein huyết, hạ huyết áp triệu chứng dẫn đến chóng mặt, ngất xỉu hay mất ý thức có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc.
- Người bị thiếu hụt chất điện giải khi sử dụng cần được theo dõi định kỳ mức Kali, Natri, Creatinin, Glucose máu.
- Cần kiểm tra định kỳ mức Kali huyết ở bệnh nhân suy thận và độ thanh thải dưới 60ml/phút.
- Người có nguy cơ cao bị bệnh thận do thuốc cản quang, có nguy cơ xảy ra đợt cấp hoặc khởi phát lupus ban đỏ hệ thống.
- Franilax có chứa Cellactose nên thận trọng với bệnh nhân rối loạn di truyền hiếm gặp glucose, thiếu hụt Lapp lactase.
- Trong tá dược có Polysorbate 80 có thể gây dị ứng, dầu thầu dầu gây đau bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
Quên liều – quá liều và cách xử lý
Quên liều
Khi quên 1 liều thuốc Franilax, hãy uống vào thời điểm nhớ ra. Nếu quá gần với lần dùng thuốc tiếp theo thì bỏ qua, chờ lần dùng tiếp với liều dùng theo chỉ định, không tự gấp đôi liều dùng để bù vào liều đã quên.
Quá liều
Triệu chứng lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng của việc sử dụng quá liều Franilax cấp hay mạn tính phụ thuộc vào mức độ mất nước và điện giải. Dùng quá liều Franilax có thể gây giảm thể tích máu, cô đặc máu, mất nước, loạn nhịp tim. Thể hiện quan triệu chứng của hạ huyết áp nặng có thể tiến triển đến sốc, huyết khối, suy thận cấp, mê sảng, liệt mềm hay thờ ơ, lú lẫn.
Xử trí
Lập tức đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cán bộ y tế xử trí kịp thời. Thông thường sẽ tiến hành điều trị để thay thế dịch cũng như điều chỉnh cân bằng nước và điện giải kết hợp dự phòng và điều trị biến chứng.
Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho quá liều Franilax, có thể tiến hành hạn chế hấp thu thuốc như rửa dạ dày uống than hoạt nếu mới uống thuốc.
Tương tác thuốc
Trong quá trình sử dụng, Franilax có thể gây ra những tương tác thuốc sau.
Ảnh hưởng của các thực phẩm, thuốc khác lên Franilax h/30v
- Hấp thu Spironolacton tăng nếu dùng Franilax cùng với thức ăn.
- Risperidon: tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân là người cao tuổi bị mất trí nhớ khi dùng đồng thời Risperidon và Furosemid có gia tăng. Vì vậy, cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi sử dụng đồng thời hai thuốc này.
- Có thể xảy ra hạ huyết áp tư thế khi dùng đồng thời cùng rượu, barbiturat hay thuốc ngủ.
- Tăng nguy cơ hạ Kali huyết khi dùng chung với thuốc nhuận tràng, amphotericin, reboxetine, thuốc lợi tiểu thiazid.
- ACTH, Corticoid khi phối hợp spironolacton làm tăng nguy cơ mất điện giải và tác dụng lợi tiểu của thuốc cũng bị giảm.
- Heparin tỷ trọng thấp và Heparin khi dùng cùng Franilax có thể gây hạ Kali huyết nặng và tăng tác dụng lợi tiểu.
- Các NSaids có thể làm giảm tác dụng của thuốc Franilax, có khả năng gây suy thận cấp khi bị giảm thể tích máu hay mất nước từ trước. Độc tính của Salicylic có thể tăng lên khi dùng Franilax.
- Aliskiren làm giảm nồng độ furosemid huyết tương.
- Nên dùng sucralfat và Franilax cách nhau trên 2 giờ vì, sucralfat làm giảm hấp thu Furosemid ở ruột non.
- Carbamazepin có thể làm tăng nguy cơ hạ Natri máu, dùng Franilax chung với phenytoin có thể bị giảm hiệu quả.
- Các estrogen và progesterone làm giảm tác dụng lợi tiểu của Furosemid.
- Thuốc gây mê toàn thân làm giảm tác dụng hạ huyết áp của Franilax.
- Các thuốc phần lớn thải trừ qua ống thận có thể làm giảm tác dụng của Franilax.
Ảnh hưởng của Franilax lên các thuốc khác
- Franilax có thể thay đổi tác dụng của thuốc chống đông.
- Spironolactone làm giảm tác dụng co mạch của Noadrenalin.
- Franilax làm tăng tác dụng của thuốc hạ huyết áp vì vậy cần hiệu chỉnh liều của các thuốc glycosid tim, lợi tiểu khi dùng cùng.
- Dùng cùng Lithi, Franilax có thể làm nồng độ Lithi huyết thanh tăng lên.
- Thuốc có thể làm tăng nồng độ và độc tính của Glycosid tim
Tác dụng phụ
Vì là thuốc điều trị nên Franilax không thể tránh khỏi những tác dụng không mong muốn sau
Thường gặp
- Rối loạn chuyển hóa, dinh dưỡng: mất nước, nhiễm kiềm chuyển hóa, hạ Canxi, Magie huyết.
- Hạ huyết áp nặng có triệu chứng: suy giảm khả năng tập trung, phản xạ, choáng váng, nhức đầu, áp lực trong đầu, buồn ngủ.
- Rối loạn tâm thần: lú lẫn, choáng váng.
- Ban da, mày đay, nám da, ngứa, phát ban, có thể dị ứng.
- Chuột rút ở chân, tay, co thắt cơ
Hiếm gặp
- Rối loạn huyết học: Giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt.
- Phản ứng quá mẫn, dị ứng typ II.
- Thiếu dịch ở mô, tăng tạm thời nồng độ Nito máu và nước tiểu, tăng acid uric máu.
- Tăng Kali huyết gây tê liệt, liệt phần dưới của tay, chân.
Rất hiếm gặp
- Xuất hiện u lành tính, u ác tính như ung thư vú.
- Viêm thành mạch, viêm dạ dày, loét tiêu hóa, xuất huyết ruột, viêm gan.
- Bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ hệ thống, nhuyễn xương.
- Rụng tóc, hồng ban ly tâm, rậm lông, suy thận cấp.
Chưa rõ tần suất
- Rối loạn nội tiết: tăng tác dụng của androgenic nhẹ.
- Chóng mặt, sa sẩm mặt mày, mất điều hòa cơ thể, hạ huyết áp nhẹ.
- Hội chứng Stevens – Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, phát ban kèm tăng bạch cầu ái toan hay các phản ứng dị ứng toàn thân khác.
Franilax thuốc có dùng cho phụ nữ có thai hay cho con bú không?
Phụ nữ có thai
Furosemid, Spironolacton và chất chuyển hóa của 2 hoạt chất trên có thể qua được hàng rào nhau thai. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy độc tính và tác dụng nữ hóa cơ quan sinh dục trên thai nhi là con đực. Vì vậy cần đặc biệt cẩn trọng khi sử dụng thuốc Franilax cho đối tượng này, nếu thật sự cần sử dụng cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
Phụ nữ đang cho con bú
Furosemid và chất chuyển hóa của Spironolacton có thể được bài tiết qua sữa mẹ và có thể ức chế tiết sữa. Vì vậy không sử dụng, Franilax cho đối tượng này.
Ảnh hưởng của thuốc lợi tiểu Franilax đến người lái xe và vận hành máy móc
Franilax có thể gây lú lẫn, giảm sự tỉnh táo nên cần cẩn trọng với người vận hành máy móc, lái tàu xe, làm việc trên cao. Đặc biệt thận trọng ở giai đoạn đầu điều trị với thuốc để tránh những sự cố bất lợi xảy ra.
Lưu ý khi sử dụng thuốc Franilax
Trong quá trình sử dụng Franilax cần lưu ý những điểm sau:
- Franilax là thuốc kê đơn nên cần dùng đúng và đủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
- Bảo quản thuốc Franilax ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, xa tầm với của trẻ em.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Franilax mà Nhà thuốc Việt Pháp 1 muốn cung cấp đến bạn. Hy vọng qua bài viết bạn đã có thêm thông tin về thuốc và biết cách sử dụng thuốc đúng cách, mang lại hiệu quả điều trị cao.
Nguồn tham khảo
↑1 | Thông tin thuốc Franilax tra tại DrugBank – Ngân hàng dữ liệu ngành Dược – Bộ Y tế: https://drugbank.vn/thuoc/Franilax&VD-28458-17. Ngày truy cập: 04/01/2023. |
---|---|
↑2 | Thông tin tham khảo về hoạt chất Spironolacton tại EMC: https://www.medicines.org.uk/emc/product/5122/smpc. Ngày truy cập: 04/01/2023. |
↑3 | Thông tin tham khảo về tác dụng dược lý của hoạt chất Furosemid tại EMC: https://www.medicines.org.uk/emc/product/6012/smpc. Ngày truy cập: 04/01/2023. |
Chưa có đánh giá nào.