Danh mục | Nhóm thuốc an thần, định chí, dưỡng tâm |
Thương hiệu | Dược phẩm trung ương VIDIPHA |
Sản xuất | Chi nhánh công ty cổ phần dược phẩm trung ương VIDIPHA tại Bình Dương |
Số đăng ký | VD-24309-16 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên |
Cinnarizin 25mg là thuốc gì? Trị bệnh gì? Giá bao nhiêu? Nơi bán?
Rối loạn tiền đình là tình trạng quá trình dẫn truyền và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị tắc nghẽn hoặc rối loạn. Tổn thương dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não hoặc các khu vực tai trong và não khiến cho tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, cơ thể loạng choạng, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, quay cuồng, buồn nôn… Những triệu chứng này thường lặp lại nhiều lần và xuất hiện đột ngột khiến người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống cũng như khả năng lao động của người bệnh. Cinnarizin 25mg là thuốc thường được các bác sĩ kê trong điều trị bệnh lý này. Vậy Cinnarizin 25mg giá bao nhiêu? Mua ở đâu chính hãng? Có tác dụng gì? Hãy cùng Nhà Thuốc Việt Pháp 1 tìm hiểu thông tin về thuốc trong bài viết dưới đây.
Cinnarizin là thuốc gì?
Cinnarizin 25mg là thuốc thuộc nhóm thuốc hướng thần, được chỉ định điều trị các trường hợp điều trị rối loạn tiền đình, rối loạn tuần hoàn ngoại vi, các triệu chứng đau nửa đầu. Đồng thời thuốc còn được sử dụng phòng ngừa say sóng, say tàu xe
Một số thông tin về thuốc Cinnarizin [1]:
- Công ty sản xuất: Chi nhánh công ty cổ phần dược phẩm trung ương VIDIPHA tại Bình Dương. Địa chỉ: Ấp Tân Bình, xã Tân Hiệp, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, Việt Nam.
- Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược phẩm trung ương VIDIPHA. Địa chỉ: 184/2 Lê Văn Sỹ, Phường 10, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- Số đăng ký: VD-24309-16.
- Dạng bào chế: Viên nén.
- Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ và 10 viên/vỉ.
- Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất in trên bao bì của thuốc Cinnarizine 25mg.
Một hộp thuốc Cinnarizin 25mg giá bao nhiêu?
Hiện nay trên thị trường, Cinnarizin giá là 15.000 đồng/ Hộp 10 vỉ x 10 viên. Cinnarizin 25mg được bán chính hãng tại Nhà thuốc Việt Pháp 1, vì thế bạn có thể tìm mua một cách dễ dàng.
Mua Cinnarizin 25mg ở đâu chính hãng?
Để đảm bảo mua thuốc chính hãng và được cung cấp thông tin chính xác,mục tiêu của người tiêu dùng luôn là tìm kiếm và lựa chọn mua hàng tại những địa chỉ nhà thuốc uy tín. Nhà Thuốc Việt Pháp 1 là một trong những nhà thuốc uy tín hàng đầu và nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng đồng thời cũng là nơi phân phối thuốc Cinnarizin 25mg chính hãng với mức giá ưu đãi.
Địa chỉ: Quầy 102 tầng 1 – 168 Ngọc Khánh, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội (Xem bản đồ).
Nhà thuốc cam kết các sản phẩm mang đến cho quý khách hàng đều là các sản phẩm chính hãng 100%, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đồng thời nhà thuốc cũng áp dụng các chính sách đổi trả hàng, hỗ trợ phí vận chuyển, giao hàng tận nơi trên toàn quốc,…
Nhân viên nhà thuốc luôn sẵn sàng hướng dẫn cách mua hàng online, hình thức đặt hàng, cũng như thanh toán trực tuyến, đồng thời giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng tại hotline: 09.6226.0002.
Thành phần
Mỗi viên nén thuốc Cinnarizin 25mg chứa:
- Hoạt chất: Cinnarizine 25mg.
- Tá dược: Tinh bột ngô, Lactose, Sodium starch glycolate, Starch 1500, Avicel, PVP, K30, Magnesium stearat.
Cơ chế tác dụng của Cinnarizin 25mg
Hoạt chất chính có trong thuốc Cinnarizin là Cinnarizine 25mg.
Cinnarizine [2] là một dẫn chất của piperazin, có tác dụng kháng histamin H1. Đa số những thuốc kháng histamin H1 cũng có tác dụng an thần và chống tiết acetylcholin. Thuốc kháng histamin có khả năng chặn các thụ thể ở cơ quan tận cùng của tiền đình cũng như ức chế sự hoạt hóa của quá trình tiết histamin và acetylcholin.
Trong trường hợp phòng say tàu xe, thuốc kháng histamin có hiệu quả hơi kém hơn so với scopolamine (hyoscin). Tuy nhiên thuốc kháng histamin thường được dung nạp tốt hơn vì vậy loại thuốc kháng histamin ít gây buồn ngủ hơn như Cyclizin hoặc Cinnarizin thường được ưa dùng hơn.
Ngoài ra, Cinarizine còn là một chất đối kháng calci. Thuốc chẹn các kênh calci để ức chế sự co tế bào cơ trơn mạch máu. Ở một số nước, Cinnarizine được kê đơn rộng rãi với chỉ định chính là xơ cứng động mạch não, làm thuốc giãn mạch não để điều trị bệnh mạch não mạn tính. Tuy nhiên những thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên về Cinarizine đều không đi đến kết luận rõ ràng.
Cinarizine cũng đã được dùng trong điều trị hội chứng Raynaud, nhưng hiện nay vẫn không xác định được là có hiệu lực. Đồng thời Cinarizine cũng được dùng trong các rối loạn tiền đình.
Thuốc Cinnarizin 25mg trị bệnh gì?
Thuốc điều trị rối loạn tiền đình Cinnarizin được chỉ định sử dụng trong những trường hợp sau:
- Dùng để phòng cho người bị say tàu xe.
- Rối loạn tiền đình như ù tai, chóng mặt, buồn nôn, nôn trong bệnh Ménière.
Chống chỉ định
Thuốc Cinnarizin chống chỉ định với người mẫn cảm với Cinarizine hoặc bất cứ một thành phần nào của thuốc; người rối loạn chuyển hóa porphyrin.
Cách dùng và liều dùng
Cách dùng
Thuốc Cinnarizin 25mg được sử dụng bằng đường uống cho cả người lớn và trẻ em. Cinnarizin có thể gây đau tại vùng thượng vị, do đó thuốc tốt nhất nên được uống sau các bữa ăn để giảm kích ứng dạ dày.
Cinnarizin liều dùng
Phòng say tàu xe:
- Người lớn: Mỗi lần 1 viên 30 phút trước khi khởi hành, lặp lại mỗi 6 giờ.
- Trẻ em 5 – 12 tuổi: 1/2 liều của người lớn.
Rối loạn tiền đình:
- Người lớn: 1 viên mỗi lần, ngày uống 3 lần.
- Trẻ em 5 – 12 tuổi: 1/2 liều của người lớn.
Quá liều và cách xử trí
Triệu chứng
Đã có báo cáo về quá liều Cinnarizine cấp tính với các liều khác nhau, từ 90 đến 2250mg. Kết quả cho thấy các biểu hiện quá liều như bồn chồn, nôn, choáng, co giật ở cả hai tay, mê man, co giật toàn thân ngắn [3].
Các dấu hiệu cũng như triệu chứng quá liều được báo cáo phổ biến nhất: thay đổi về ý thức từ lơ mơ đến sững sờ, hôn mê, nôn mửa, hạ huyết áp và các triệu chứng ngoại tháp.
Ở một số trẻ em thuốc có thể gây động kinh tiến triển. Đa số trong các trường hợp hậu quả lâm sàng không nghiêm trọng, tuy nhiên đã có báo cáo về trường hợp tử vong sau khi dùng quá liều Cinnarizine và các thuốc có chứa Cinnarizine.
Cách xử trí
Cinnarizin 25mg hiện nay không có thuốc giải độc đặc hiệu. Trong trường hợp quá liều, Bác sĩ sẽ điều trị triệu chứng và chăm sóc hỗ trợ.
Trong trường hợp cần thiết có thể dùng than hoạt tính, gây nôn hoặc rửa dạ dày.
Tương tác thuốc của Cinnarizin 25mg
Tương tác với các thuốc khác
Thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc ức chế thần kinh trung ương: Sử dụng đồng thời với Cinnarizin có thể làm tăng tác dụng an thần của 2 thuốc kể trên hoặc của Cinnarizin.
Tương tác khi sử dụng với các thực phẩm khác
Rượu (chất ức chế hệ thần kinh trung ương): Sử dụng đồng thời cùng với Cinnarizin có thể làm tăng tác dụng an thần của rượu hoặc của Cinnarizin.
Tác dụng không mong muốn của Cinnarizin 25mg (ADR) và cách xử trí
Tác dụng không mong muốn
Thường gặp, ADR > 1/100:
-
Thần kinh trung ương: ngủ gà ở bệnh nhân.
-
Tiêu hóa: Gây rối loạn tiêu hóa ở bệnh nhân
Ít gặp, 1/1000 < ADR< 1/100:
-
Thần kinh trung ương: Gây ra triệu chứng nhức đầu.
-
Tiêu hóa: Khô miệng, tăng cân.
-
Khác: Bệnh nhân ra mồ hôi, có phản ứng dị ứng.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000:
- Thần kinh trung ương: Xuất hiện triệu chứng ngoại tháp ở người cao tuổi hoặc khi điều trị dài ngày.
- Tim mạch: Gây giảm huyết áp (ở liều cao).
Cách xử trí
Có thể phòng ngừa rối loạn tiêu hóa và trạng thái ngủ gà, thường có tính chất tạm thời, bằng cách tăng dần liều đến mức tối ưu. Phải ngừng thuốc ngay lập tức khi bệnh nặng hơn hoặc thấy xuất hiện những triệu chứng ngoại tháp trong quá trình điều trị cho người cao tuổi.
Có nên sử dụng Cinnarizin 25mg cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú không?
Phụ nữ đang mang thai
Nhà sản xuất khuyến cáo, tránh sử dụng thuốc kháng histamin trong thai kỳ, chỉ sử dụng thuốc Cinnarizin khi thật sự cần thiết. Mặc dù hiện nay không có bằng chứng về gây quái thai trên thực tế nghiên cứu nhưng sử dụng các thuốc kháng histamin có thể gây ra nhiều ADR trên trẻ sơ sinh.
Phụ nữ cho con bú
Đa số các thuốc kháng histamin xuất hiện trong sữa với lượng khác nhau, nên chỉ dùng thuốc Cinarizin trong thời kỳ cho con bú nếu lợi ích điều trị cho mẹ trội hơn so với nguy cơ có thể xảy ra đối với trẻ.
Ảnh hưởng của Cinnarizin 25mg đối với khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc có thể gây buồn ngủ nên tránh dùng cho người lái xe và vận hành máy móc.
Thận trọng
Trong quá trình sử dụng Cinnarizin 25mg, cần thận trọng với những trường hợp sau:
- Có khả năng gây ngủ gà, đặc biệt là lúc khởi đầu điều trị. Phải tránh những công việc yêu cầu phải tỉnh táo như lái xe,…
- Phải tránh dùng Cinnarizine dài ngày ở người cao tuổi, vì nó có thể gây tăng hoặc xuất hiện những triệu chứng ngoại tháp, có trường hợp kết hợp với cảm giác trầm cảm trong điều trị kéo dài.
- Chỉ dùng cho bệnh nhân Parkinson nếu như lợi ích vượt trội hơn nguy cơ có thể làm nặng thêm đối với bệnh này.
- Thận trọng khi dùng liều cao cho người mắc bệnh hạ huyết áp vì có thể gây ra giảm áp lực máu.
- Bởi hiện nay chưa có nghiên cứu về Cinnarizin trên bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan, thận nên cần thận trọng trong quá trình sử dụng đối với các bệnh nhân này.
Lưu ý
Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Cinnarizin 25mg:
- Bảo quản viên nén ở nhiệt độ phòng (15 – 30 oC). Để thuốc Cinnarizin tránh xa khỏi tầm tay của trẻ nhỏ.
- Không sử dụng thuốc nếu phát hiện: viên thuốc bị biến màu, móp méo, nứt vỡ; vỉ thuốc bị rách.
- Ngưng dùng thuốc ngay lập tức và thông báo ngay cho bác sĩ nếu trong quá trình sử dụng thuốc có triệu chứng dị ứng.
- Trước khi dùng, vui lòng đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Nếu cần tư vấn thêm bất kỳ thông tin nào xin vui lòng liên hệ bác sĩ.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc điều trị rối loạn tiền đình Cinnarizin 25mg. Hy vọng qua bài viết này, Nhà thuốc Việt Pháp 1 đã phần nào giải đáp được các thắc mắc cũng như gửi tới bạn cách sử dụng thuốc sao cho an toàn và hiệu quả nhất.
Nguồn tham khảo
↑1 | Thông tin của thuốc Cinnarizine 25mg được tra cứu tại Drugbank – Ngân hàng dữ liệu ngành Dược của Bộ Y tế: https://drugbank.vn/thuoc/Cinnarizine-25mg&VD-24309-16, ngày truy cập: 26/03/2023 |
---|---|
↑2 | Theo Dược Thư Quốc gia 2018, chuyên luận Cinarizin – trang 392, ngày truy cập 26/03/2023 |
↑3 | Theo PubMed, “Quá liều Cinnarizine” được tra cứu tại: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16636115/ ,ngày truy cập 26/03/2023 |
Chưa có đánh giá nào.