Download Sách Dược Học Cổ Truyền PDF ở đâu? Nội dung sách là gì?

Sách Dược học cổ truyền

Từ xưa ông cha ta đã biết sử dụng nguồn dược liệu quý giá của đất nước với các phương pháp bào chế thích hợp dùng để phòng và chữa bệnh cho con người. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, đúc kết được các kinh nghiệm từ thực tiễn, ông cha ta đã xây dựng nên những phương pháp phòng và chữa bệnh, từ đó vận dụng vào y học cổ truyền như tạng tượng kinh lạc, thuyết âm dương ngũ hành… tạo ra một hệ thống y lý phong phú, sáng tạo phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh Việt Nam. Sách Dược Học Cổ Truyền là một tài liệu học tập giúp dược sĩ và sinh viên được tiếp cận tốt hơn các kiến thức về các phương pháp chế biến thuốc cổ truyền. Vậy Sách Dược Học Cổ Truyền có những nội dung gì? Download Sách Dược Học Cổ Truyền PDF ở đâu? Nhà thuốc Việt Pháp 1 sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu các thông tin về nội dung của cuốn sách qua bài viết dưới đây.

Sách Dược Học Cổ Truyền là sách gì?

Sách Dược Học Cổ Truyền
Sách Dược Học Cổ Truyền

Sách Dược Học Cổ Truyền được NXB Y Học – Hà Nội in ấn và phát hành. Cuốn sách được biên tập bởi tác giả PGS.TS Phạm Xuân Sinh, là tài liệu giảng dạy tại các trường có khối ngành y dược, giúp trang bị những kiến thức cơ bản về lý luận y học cổ truyền, có thể vận dụng vào việc hướng dẫn sử dụng chế biến thuốc y học cổ truyền.

Sách Dược Học Cổ Truyền giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Giá bán sách Dược Học Cổ Truyền hiện nay được bán với giá 250.000 VNĐ / Quyển. Bạn có thể đặt mua sách online tại thư viện trường Đại học Dược Hà Nội hoặc trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Shopee, Lazada,…

Download Sách Dược Học Cổ Truyền PDF

Ngoài việc mua sách tại các địa chỉ trên bạn đọc có thể tải miễn phí bản Ebook của sách Dược Học Cổ Truyền PDF tại đây: Tai-lieu-duoc-hoc-co-truyen

Thông tin cơ bản

Thông qua sự đóng góp của PGS.TS. Phạm Xuân Sinh và các giảng viên của bộ môn Dược học cổ truyền, sách Dược Học Cổ Truyền đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của dược sĩ và các sinh viên. Cuốn sách này trình bày chi tiết khái niệm của thuốc cổ truyền, nhận biết 15 loại thuốc theo phân loại thuốc cổ truyền, đồng thời thể hiện được rõ mục đích ý nghĩa và các phương pháp chế biến thuốc cổ truyền.

  • Chủ biên: PGS.TS Phạm Xuân Sinh.
  • Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Y học – Hà Nội
  • Chuyên ngành: Dược Học.
  • Số trang: 469 trang.
  • Ngôn ngữ: Tiếng Việt.
  • Năm xuất bản: 2002.

Nội dung chính của sách Dược Học Cổ Truyền

Mục lục sách Dược Học Cổ Truyền
Mục lục sách Dược Học Cổ Truyền

Nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra tác giả Phạm Xuân Sinh đã biên soạn một cách đầy đủ nhất về Dược học cổ truyền, với dung lượng 469 trang, cuốn sách này cung cấp cho bạn đọc 3 nội dung lớn được chia thành 11 chương, cụ thể như sau:

Phần 1: Đại cương Y học cổ truyền

Chương 1: Sơ lược về sự hình thành nền y học cổ truyền Việt Nam

Trong phần này, tác giả giới thiệu những nét khái quát nhất về quá trình ra đời và phát triển của nền y học cổ truyền – nền y học dân gian phong phú. Chương 1 trình bày các kinh nghiệm được đúc kết thành lý luận phong phú thông qua thực tiễn nhiều đời, từ thời Thượng Cổ đến các triều đại triều Lê, triều Nguyễn, thời Pháp thuốc,… đến nay. Bên cạnh đó là các lý luận triết học duy vật cổ đại phương Đông đã được vận dụng vào y học, làm phong phú thêm cho kho tàng lý luận Y học cổ truyền.

Chương 2: Một số học thuyết Y học cổ truyền

Ở nội dung này, tác giả cung cấp thông tin về xuất xứ, nội dung, biểu hiện, vận dụng và nhận xét về các học thuyết: Học thuyết âm dương, học thuyết ngũ hành, học thuyết tạng tượng, học thuyết kinh lạc, học thuyết thủy hỏa.

Chương 3: Nguyên nhân bệnh và phương pháp chẩn đoán theo y học cổ truyền

Trong chương này, tác giả khái quát về 2 nguyên nhân lớn gây bệnh bao gồm: Nội nhân và ngoại nhân và 4 phương pháp chẩn đoán theo y học cổ truyền bao gồm: Vọng chẩn, văn chẩn, vấn chẩn và thiết chẩn.

Chương 4: Bát cương, bát pháp

Tác giả giới thiệu khái niệm, nội dung của bát cương với 8 mục lớn của y học cổ truyền khái quát 8 trạng thái bệnh lý, trên cơ sở đó để phân tích và ứng dụng vào việc sử dụng thuốc Y học cổ truyền mới có hiệu quả. Bên cạnh đó, tác giả cũng giới thiệu bát pháp với 8 phương pháp chính để chữa bệnh theo Y học cổ truyền.

Chương 5: Phép tắc trị bệnh theo Y học cổ truyền

Trong nội dung này, tác giả đưa ra các lý luận trong chẩn đoán bệnh, từ đó giới thiệu các nguyên tắc cơ bản trong điều trị bệnh:

  • Bát pháp.
  • Chính trị – phản trị.
  • Hư thì bổ thực thì tả.
  • Bệnh hoãn thì trị bản, bệnh cấp thì trị tiêu.
  • Bệnh thế đi xuống thì trị bằng thuốc thăng, bệnh thế đi lên thì trị bằng thuốc giảng.

Chương 6: Nội dung phương thuốc Y học cổ truyền

Phương thuốc Y học cổ truyền có thể từ một vị đến nhiều vị. Những phương thuốc lâu đời được ghi trong các sách cổ gọi là cổ phương và những phương thuốc mới gọi là tân phương.

Chương 7: Xã hội hóa Y học cổ truyền

Công tác xã hội hóa Y học cổ truyền rất rộng lớn và phong phú với nhiều lĩnh vực được triển khai. Trong chương này, tác giả giới thiệu tóm tắt một số đặc điểm, ý nghĩa liên quan đến sự phát triển dược học cổ truyền, đặc biệt ở tuyến cộng đồng.

Phần 2: Thuốc cổ truyền

Vị thuốc trong Y học cổ truyền
Vị thuốc trong Y học cổ truyền

Chương 8: Đại cương về thuốc Y học cổ truyền

Ở nội dung này, tác giả đưa ra định nghĩa thuốc Y học cổ truyền, nội dung về tứ khí (hàn, lương, ôn, nhiệt), ngũ vị (chua, cay, đắng, mặn, ngọt), mối quan hệ giữa tính và vị, khuynh hướng thăng giáng phù trầm của vị thuốc, sự quy kinh của các vị thuốc và sự tương tác của các thuốc cổ truyền.

Chương 9: Phân loại thuốc cổ truyền

Có rất nhiều cách phân loại thuốc cổ truyền như dựa theo tính chất, tính vị, tác dụng và từ cách phân loại ta có thể chọn được thuốc cổ truyền phù hợp với bệnh để điều trị hiệu quả.

Phần 3: Chế biến thuốc cổ truyền

Chế biến thuốc cổ truyền
Mục lục sách Dược Học Cổ Truyền

Chương 10: Đại cương chế biến thuốc cổ truyền

Nguyên liệu thuốc có nguồn gốc từ cây cỏ, động vật, khoáng vật,.. cần phải trải qua giai đoạn chế biến theo các phương pháp khác nhau, từ chế biến đơn giản đến chế biến phức tạp. Dựa vào đặc tính của vị thuốc như thể chất, tính vị, quy kinh, tác dụng,… hay vận dụng một số học thuyết như học thuyết ngũ hành, âm dương, kinh lạc,… mà tác giả đưa ra các phương pháp chế biến khác nhau. Nhờ các phương pháp chế biến thuốc cổ truyền giúp tạo ra tác dụng trị bệnh mới, tăng hiệu lực trị bệnh, giảm độc tính của thuốc, giảm tác dụng không mong muốn, thay đổi tính vị, tăng thời gian bảo quản, thay đổi dạng dùng,…

Chương 11: Chế biến một số vị thuốc theo phương pháp cổ truyền

Trong chương này, tác giả cung cấp cách chế biến cổ truyền, một số biến đổi sinh học của một số vị thuốc sau chế biến như phụ tử, mã tiền, bán hạ, hương phụ, hạnh nhân, thần khúc,…

Bài viết trên cung cấp những thông tin cơ bản về tài liệu giảng dạy Dược Học Cổ Truyền mà Nhà thuốc Việt Pháp 1 muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng cuốn sách này sẽ luôn làm tròn nhiệm vụ của nó, hỗ trợ cho sinh viên dược cũng như các dược sĩ trong công cuộc học tập và nghiên cứu về các vị thuốc và các phương pháp chế biến thuốc cổ truyền.

Dược sĩ Phạm Nhung Đã duyệt nội dung
Dược sĩ Phạm Hồng Nhung- Dược sĩ đào tạo hệ đại học chính quy từ Học viện y dược học cổ truyền Việt Nam Quê quán: Thanh Hóa Sđt : 0825590401 Gmail: nhunghong.02052001@gmail.com
Đánh giá bài viết
Bình luận (0 bình luận)

jun88