Cefpivoxil 400mg được biết đến là một kháng sinh với tác dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn: viêm họng, viêm amidan, nhiễm khuẩn da, viêm phổi. Tuy nhiên, nếu không được dùng đúng cách, thuốc sẽ không những không phát huy đúng tác dụng mà còn gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Hãy cùng Nhà thuốc Việt Pháp 1 theo dõi bài viết dưới đây để nắm được tác dụng, cách dùng cũng như giá Cefpivoxil là bao nhiêu?
Cefpivoxil 400mg là thuốc gì?
Cefpivoxil 400mg là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ 3, có thành phần chính là Cefditoren giúp ngăn cản sự phân chia và phát triển của vi khuẩn, từ đó có tác dụng diệt khuẩn.
Một số thông tin khác về thuốc Cefpivoxil 400mg[1]:
- Sản xuất tại công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây có địa chỉ: Tổ dân phố số 4, phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam.
- Công ty đăng ký: Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây có địa chỉ: 10A – phường Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam.
- Số đăng ký: VN-26816-17.
- Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
- Quy cách đóng gói: Dạng hộp, mỗi hộp 3 vỉ x 10 viên.
- Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Cefpivoxil 400mg giá bao nhiêu?
Cefpivoxil hiện được bán tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc với mức giá khoảng 1.650.000 đồng/hộp.
Mua thuốc Cefpivoxil ở đâu chính hãng?
Khi mua thuốc nên chọn những nhà thuốc, hiệu thuốc có uy tín để đảm bảo an toàn về chất lượng cũng như giá thành hợp lý.
Bạn có thể đến mua trực tiếp tại Nhà thuốc Việt Pháp 1 có địa chỉ: Quầy 102 tầng 1 – 168 Ngọc Khánh, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội. Với sự tận tình và tâm huyết của các dược sĩ nhà thuốc, khi mua thuốc ở đây bạn sẽ được tư vấn cụ thể về cách dùng – liều dùng. Ngoài ra, nếu có vấn đề gì thắc mắc bạn hãy gọi đến số hotline của nhà thuốc: 0962.260.002 – 0974.360.996 để được tư vấn miễn phí.
Thành phần của Cefpivoxil 400mg
Mỗi viên nén Cefpivoxil gồm:
- Cefditoren (dạng muối cefditoren pivoxil) hàm lượng 400mg.
- Tá dược vừa đủ: Magnesi stearat, mannitol, opadry màu vàng, natri croscarmellose, hydroxypropyl cellulose, carboxymethyl cellulose, microcrystalline cellulose, pregelatinized starch.
Tác dụng
Cefpivoxil với hoạt chất là Cefditoren dạng muối Cefditoren Pivoxil, là một kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3, bền vững với nhiều loại enzym gây bất hoạt kháng sinh do vi khuẩn sinh ra như beta-lactamase, bao gồm cả penicilinase và một số cephalosporinase.
Cefditoren Pivoxil là một tiền thuốc không có hoạt tính, sau khi vào cơ thể sẽ bị các enzym esterase thủy phân thành Cefditoren có tính kháng khuẩn và Pivalate vào máu. Cefditoren sẽ gắn kết với các protein gắn penicilin, làm ức chế vận chuyển acid amin giữa các chuỗi peptid của tổng hợp peptidoglycan ở thành tế bào vi khuẩn, từ đó thành tế bào vi khuẩn không được hình thành, vi khuẩn bị ly giải.
Cefditoren có phổ tác dụng trên vi khuẩn Gram (-) rộng hơn các cephalosporin thế hệ 1 và 2, tác dụng trên Gram (+) tốt hơn so với các cephalosporin thế hệ 3 khác.
Chỉ định của Cefpivoxil 400mg
Thuốc Cefpivoxil được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn nhẹ đến trung bình gây ra do các chủng vi khuẩn nhạy cảm ở những người trên 12 tuổi như:
- Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng.
- Đợt cấp của viêm phế quản mạn.
- Viêm họng, viêm amidan, nhiễm khuẩn ngoài da và cấu trúc không có biến chứng.
Chống chỉ định
- Thuốc Cefpivoxil được chống chỉ định cho bệnh nhân có tiền sử nhạy cảm với kháng sinh nhóm Cephalosporin hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Không dùng cho bệnh nhân thiếu hụt Carnitine hoặc rối loạn chuyển hóa bẩm sinh dẫn tới thiếu hụt Carnitine.
Cách dùng, liều dùng của thuốc Cefpivoxil
Cách dùng
Thuốc Cefpivoxil có thể uống cùng hoặc sau bữa ăn, uống nguyên viên.
Liều dùng
Liều lượng khác nhau đối với từng đối tượng, cụ thể:
- Điều trị viêm phổi mắc phải tại cộng đồng: Ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên trong 14 ngày.
- Điều trị đợt cấp của viêm phế quản mạn: Ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên trong 10 ngày.
- Điều trị viêm họng, viêm amidan, nhiễm khuẩn ngoài da và cấu trúc không có biến chứng: Ngày 2 lần, mỗi lần ½ viên trong 10 ngày.
- Bệnh nhân suy gan: Đối với bệnh nhân suy gan nhẹ đến trung bình thì không cần điều chỉnh liều. Bệnh nhân suy gan nặng hiện chưa có liều lượng cụ thể.
- Bệnh nhân suy thận nhẹ: Không cần điều chỉnh liều.
- Bệnh nhân suy thận trung bình: Ngày 2 lần, mỗi lần ½ viên.
- Bệnh nhân suy thận nặng: Ngày 1 lần với ½ viên.
- Người cao tuổi: Người cao tuổi có chức năng thận bình thường thì không cần điều chỉnh liều.
Xử trí khi quá liều
Nếu dùng quá liều Cefpivoxil 400mg, các phản ứng có thể xuất hiện như: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, co giật, đau vùng thượng vị,…[2] Khi thấy xuất hiện các triệu chứng trên hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ điều trị để có hướng xử lý kịp thời. Trong trường hợp nặng, có thể dùng thẩm tách máu để loại Cefditoren ra khỏi cơ thể.
Tác dụng không mong muốn
Cũng giống như nhiều thuốc khác, Cefpivoxil có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trên một số cơ quan trên cơ thể:
- Hệ tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng, chán ăn.
- Hệ thần kinh trung ương: Đau đầu.
- Máu: Giảm hematocrit.
- Thận: Đái ra máu, bạch cầu niệu.
- Nội tiết: Tăng glucose máu.
- Hệ sinh dục: Viêm âm đạo.
- Các tác dụng phụ hiếm gặp nhưng đe dọa đến tính mạng: Suy thận cấp, dị ứng, hen phế quản, giảm calci, tăng thời gian đông máu, nhiễm nấm, viêm phổi, giảm bạch cầu, tăng kali máu, giảm natri máu, xuất huyết giảm tiểu cầu, hoại tử da.
- Ngoài ra có thể gặp các tác dụng phụ do kháng sinh nhóm cephalosporin gây ra: Dị ứng, sốc phản vệ, hoại tử nhiễm độc, viêm đại tràng, rối loạn chức năng gan thận, thiếu máu bất sản, thiếu máu tan máu, viêm đại tràng, hội chứng Steven – Johnson.
Tương tác thuốc
Sự tương tác thuốc có thể làm giảm tác dụng của Cefpivoxil, vì vậy cần thông báo với bác sĩ nếu bạn đang sử dụng một số thuốc sau:
- Thuốc kháng dịch vị: Nếu dùng đồng thời Cefpivoxil với thuốc kháng dịch vị chứa nhôm, magnesi hydroxid sẽ làm giảm hấp thu của thuốc. Dù ảnh hưởng trên lâm sàng chưa cụ thể nhưng không khuyến cáo dùng đồng thời hai loại thuốc này.
- Probenecid: Khi dùng cùng Cefpivoxil 400mg sẽ làm tăng nồng độ của Cefditoren trong huyết tương, từ đó tác dụng của thuốc tăng nhưng độc tính cũng tăng theo.
- Thuốc kháng H2: Làm giảm hấp thu của thuốc Cefpivoxil.
- Tương tác với thức ăn: Thức ăn làm tăng hấp thu của Cefpivoxil, đặc biệt là thức ăn nhiều dầu mỡ. Vì vậy thuốc được khuyến cáo dùng trong hoặc sau bữa ăn.
- Về xét nghiệm: Có thể gây ra phản ứng coombs’ trực tiếp dương tính, test ferricyanide giả, test glucose niệu dương tính giả khi dùng clinitest.
Thuốc Cefpivoxil có dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú không?
Ảnh hưởng của thuốc đối với phụ nữ có thai hiện chưa có nghiên cứu rõ ràng, tuy nhiên những đối tượng này chỉ nên dùng Cefpivoxil nếu thực sự cần thiết và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Thuốc có thể được bài tiết vào sữa mẹ nên cần cẩn trọng khi dùng Cefpivoxil cho phụ nữ đang cho con bú.
Ảnh hưởng của thuốc Cefpivoxil lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Một số tác dụng phụ của thuốc như đau đầu, chóng mặt, ngủ gà có thể ảnh hưởng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc, vì vậy cần đặc biệt chú ý.
Thận trọng khi sử dụng
- Cần cẩn trọng với những bệnh nhân dị ứng với Cephalosporin hoặc Penicillin, theo dõi chặt chẽ những bệnh nhân dị ứng với penicillin để tránh dị ứng chéo.
- Kháng sinh có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
- Khi dùng thuốc Cefpivoxil cho bệnh nhân bị tiêu chảy do kháng sinh, cần phải chẩn đoán lại vì có thể gây viêm ruột kết màng giả.
- Khi dùng kháng sinh dài ngày có thể gây ra hiện tượng kháng thuốc, vì vậy cần hỏi ý kiến của bác sĩ nếu cần điều trị trong thời gian dài.
- Cefpivoxil không khuyến cáo dùng trong phác đồ cần điều trị kháng sinh dài ngày.
Bài viết trên là những thông tin mà chúng tôi đưa ra về thuốc Cefpivoxil 400mg, hy vọng bài viết sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc và hiểu rõ hơn về thuốc này.
Nguồn tham khảo
↑1 | Theo Bộ Y Tế và Cục quản lý dược Drugbank.vn. “Thông tin thuốc Cefpivoxil 400mg”, tra cứu tại: https://drugbank.vn/thuoc/Cefpivoxil-400&VD-26816-17, Truy cập ngày 25/03/2022 |
---|---|
↑2 | Theo Daily Med, “CEFDITOREN PIVOXIL tablet, film coated”, tra cứu tại: https://dailymed.nlm.nih.gov/dailymed/drugInfo.cfm?setid=d5050d0e-81d1-4707-a38a-e80de2aebf09, Truy cập ngày: 25/03/2022 |
Chưa có đánh giá nào.