Thiếu kẽm là tình trạng không hiếm gặp ở người Việt hiện nay do chế độ dinh dưỡng thiếu các thức ăn giàu kẽm, do bệnh lý gây kém hấp thu hay tăng nhu cầu sử dụng kẽm ở phụ nữ có thai và cho con bú. Hiện nay, Tozinax được nhiều bác sĩ kê đơn để bổ sung kẽm cho bệnh nhân thiếu hụt nhằm điều trị, phòng tránh các bệnh lý do thiếu kẽm gây ra. Vậy Tozinax là thuốc gì? Có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Hãy cùng Nhà thuốc Việt Pháp 1 tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Tozinax là thuốc gì?
Tozinax[1] là thuốc bán theo đơn có hoạt chất chính là Kẽm gluconate giúp bổ sung kẽm cho người thiếu kẽm nhẹ và vừa.
Một số thông tin về sản phẩm:
- Công ty sản xuất: Công ty cổ phần Dược – TTBYT Bình Định (Bidiphar) có địa chỉ tại: 498 Nguyễn Thái Học, P. Quang Trung, TP. Quy Nhơn, Bình Định, Việt Nam.
- Tozinax SĐK: VD-26368-17.
- Dạng bào chế: Viên nén.
- Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên.
- Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Ngoài thuốc Tozinax dạng viên có chứa kẽm gluconat, công ty Bidiphar còn sản xuất Tozinax syrup chứa kẽm sulfat monohydrat dưới dạng dung dịch. Tozinax siro có tác dụng tương tự thuốc dạng viên nén. Cả 2 sản phẩm đều có thể dùng cho người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, thuốc chai Tozinax 100ml bào chế ở dạng siro nên sẽ có vị ngọt, những ai không thích uống thuốc viên thì có thể đổi sang dạng siro, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Tozinax giá bao nhiêu?
Thuốc Tozinax 10mg hiện nay đang được bán với giá 60.000VNĐ 1 hộp 10 vỉ trên khắp các cơ sở kinh doanh thuốc trên toàn quốc. Để mua được thuốc chính hãng, chất lượng bạn nên tìm đến cơ sở kinh doanh uy tín.
Mua thuốc Tozinax chính hãng ở đâu?
Nếu bạn đang băn khoăn không biết mua thuốc Tozinax ở đâu, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn nhà thuốc Việt Pháp 1 – cam kết chính hãng 100%, chất lượng, giá tốt kèm nhiều ưu đãi.
Sau đây là một số thông tin về nhà thuốc:
- Địa chỉ: Quầy 102 – Tầng 1 số 168 Ngọc Khánh, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Hà Nội (Xem bản đồ).
- Hotline tư vấn khách hàng: 0962.260.002 – 0974.360.966.
Bạn có thể đến trực tiếp địa chỉ trên để mua Tozinax chính hãng, cũng như gọi đến hotline để nhận được tư vấn miễn phí về thuốc từ dược sĩ có chuyên môn.
Thành phần
Trong mỗi viên nén Tozinax có chứa:
- Kẽm gluconat 70mg tương đương với 10mg Kẽm.
- Tá dược vừa đủ 1 viên nén.
Thuốc Tozinax có tác dụng gì?
Kẽm[2] là khoáng chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể không tự sản xuất được, hiện diện tại tất cả các mô của cơ thể. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung kẽm bằng đường uống sẽ làm tăng nồng độ kẽm trong máu hiệu quả. Từ đó, Tozinax Zinc Gluconate giúp hỗ trợ điều trị những triệu chứng do thiếu kẽm gây ra như:
- Cải thiện chức năng miễn dịch: Kẽm có tác dụng tăng cường miễn dịch, tham gia vào quá trình chống oxy hóa, chống viêm của cơ thể.
- Làm chậm quá trình thoái hoá điểm vàng: Bổ sung kẽm giúp làm chậm tiến triển của bệnh thoái hoá điểm vàng, tăng bảo vệ mắt.
Bổ sung kẽm cho những trường hợp có nhu cầu sử dụng kẽm tăng cao như phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú hay trẻ em thời kỳ phát triển giúp:
- Ngăn ngừa những bệnh lý gây ra do thiếu kẽm như chán ăn, chậm phát triển, suy giảm miễn dịch,…
- Hỗ trợ thai nhi tăng trưởng khỏe mạnh, đảm bảo đủ dưỡng chất.
Thuốc Tozinax trị bệnh gì?
Bổ sung kẽm trong chế độ ăn cho những trường hợp sau:
- Trẻ em còi xương, chậm lớn.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc phụ nữ đang cho con bú có nhu cầu sử dụng nhiều kẽm.
- Người ăn kiêng, chế độ ăn thiếu kẽm.
- Người phải nuôi ăn lâu dài qua đường tĩnh mạch.
- Người bị tiêu chảy cấp và mạn tính.
Điều trị thiếu kẽm các trường hợp sau:
– Trường hợp thiếu kẽm nhẹ và vừa:
- Người suy dinh dưỡng vừa và nhẹ.
- Rối loạn đường tiêu hoá: Biếng ăn, chướng bụng, táo bón nhẹ, buồn nôn và nôn trong thai kỳ.
- Trằn trọc, mất ngủ, suy nhược cơ thể, đau đầu, trẻ hay khóc đêm, khó ngủ.
- Người nhiễm trùng tái nhiễm đường hô hấp, da, tiêu hoá nhiễm trùng tái nhiễm.
- Bệnh nhân có vết thương do bỏng, ổ lở loét do nằm lâu chậm lành.
- Khô da.
- Khô mắt, có hiện tượng quáng gà, viêm, loét giác mạc.
– Trường hợp thiếu kẽm nặng:
- Xuất hiện viêm ruột, viêm da đầu tay, chân, dày sừng, hói, rụng tóc.
- Móng nhăn, chậm mọc, có vệt trắng, xuất hiện biểu hiện loạn dưỡng móng.
- Mắt khô, viêm quanh âm hộ, lỗ hậu môn.
- Rối loạn tiêu hoá: Tiêu chảy.
Tozinax có trị mụn không?
Một số nghiên cứu trước đây[3] đã chỉ ra rằng bổ sung kẽm đường uống có hiệu quả với những người bị mụn trứng cá nhẹ, mụn viêm do vi khuẩn. Kẽm có thể giúp chống lại vi khuẩn, vi rút và có đặc tính chống viêm. Nó có thể làm giảm một số mẩn đỏ và kích ứng liên quan đến mụn trứng cá.
Chỉ định của Tozinax do đặc tính chống viêm chủ yếu trong các tình trạng viêm do thiếu kẽm nặng. Mặt khác sử dụng kẽm thường xuyên gây nên nhiều tác dụng phụ liên quan đến tiêu hóa và gây thiếu đồng. Do vậy bạn cần tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ da liễu nếu như muốn sử dụng Tozinax trị mụn.
Chống chỉ định
- Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Bệnh nhân có tình trạng nôn cấp tính hoặc đăng ở giai đoạn loét dạ dày tá tràng tiến triển.
Cách dùng thuốc Tozinax 10mg
Cách uống Tozinax 10mg:
- Uống trực tiếp viên thuốc với lượng nước tinh khiết vừa đủ.
- Trẻ nhỏ: Nên nghiền nát viên thuốc, hoà với nước ấm, thêm chút đường cho dễ uống rồi để nguội sau đó cho trẻ sử dụng.
Thời điểm tốt nhất để uống thuốc Tozinax là sau bữa ăn chính. Người bị bệnh dạ dày có thể uống viên bổ sung kẽm ngay trong bữa ăn. Uống kẽm khi bụng đói có thể gây rối loạn tiêu hóa.
Liều dùng
- Liều thông thường từ ½ đến 2 viên/ngày. Tùy từng tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ có thể kê liều phù hợp,
- Nên giảm liều khi triệu chứng bệnh có thuyên giảm và cải thiện.
- Tuỳ vào liều thuốc mà dùng từ 1 – 2 lần/ngày.
Tương tác thuốc Tozinax
- Canxi, sắt, đồng hấp thu cạnh tranh tại ruột với kẽm. Vì vậy, khi sử dụng đồng thời 2 loại thuốc này cần uống cách xa nhau ít nhất 2 – 3 giờ để tránh làm giảm sự hấp thu kẽm của cơ thể. Tốt nhất nên uống kẽm và những sản phẩm chứa các loại khoáng chất trên vào 2 buổi khác nhau.
- Kháng sinh Tetracycline, Ciprofloxacin tạo phức chelat với kẽm, vì vậy làm giảm hấp thu kẽm của cơ thể. Vì vậy, không nên sử dụng 2 thuốc cùng nhau.
Để tránh những tương tác thuốc không mong muốn xảy ra, bạn nên thông báo với bác sĩ những thuốc mình đã và đang sử dụng trước khi sử dụng Tozinax.
Tác dụng phụ
Vì là thuốc điều trị nên Tozinax không thể tránh khỏi những tác dụng không mong muốn sau. Khi xuất hiện những biểu hiện bất thường cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
- Buồn nôn, nôn.
- Tiêu chảy.
- Khó chịu ở dạ dày (tình trạng này thường xuất hiện trong những ngày đầu dùng thuốc sau đó giảm dần).
- Sử dụng lâu dài có thể gây thiếu đồng trong cơ thể.
Quên liều, quá liều và cách xử trí
Quên liều:
Khi quên liều bạn cần uống thuốc ngay khi nhớ ra, nếu lần dùng thuốc tiếp theo sắp đến thì bỏ qua liều thuốc đã quên. Vẫn giữ nguyên liều lượng trong lần dùng tiếp theo, không tự gấp đôi lượng thuốc để bù vào liều đã quên.
Quá liều:
Thiếu hụt kẽm có thể gây ra nhiều bệnh lý, nhưng hấp thụ quá nhiều kẽm cũng có thể dẫn đến những triệu chứng cấp và mạn tính sau:
- Buồn nôn, nôn.
- Ăn không ngon miệng.
- Tiêu chảy.
- Nhức đầu.
- Suy giảm miễn dịch.
- Thiếu hụt lượng đồng, sắt trong cơ thể.
Xử trí khi quá liều:
Khi dùng quá liều Tozinax, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời. Thông thường sẽ sử dụng sữa, Natri bicarbonat và than hoạt tính để điều trị.
Lưu ý khi sử dụng Tozinax
- Tozinax là thuốc kê đơn chỉ được sử dụng khi bác sĩ chỉ định và đã có những xét nghiệm cận lâm sàng cũng như khám lâm sàng trên từng bệnh nhân.
- Thuốc sử dụng được cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú và người lái xe, vận hành máy móc.
- Cần bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, tránh nơi ẩm ướt, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, nhiệt độ dưới 30 độ C.
- Không để thuốc trong tầm nhìn và tầm với của trẻ em.
- Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng Tozinax giúp tăng hiệu quả điều trị.
Hy vọng bài viết của chúng tôi về Tozinax giúp bạn có thêm thông tin về thuốc cũng như cách dùng thuốc đúng cách. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết hữu ích sau.
Nguồn tham khảo
↑1 | Theo Drugbank.vn, “Thông tin về thuốc Tozinax”. Link tham khảo: https://drugbank.vn/thuoc/Tozinax&VD-26368-17. Truy cập ngày: 18/03/2022. |
---|---|
↑2 | Theo Healthline, “Zinc Supplements: Benefts, Dosage and Side Effects.” Link tham khảo: https://www.healthline.com/nutrition/zinc-supplements#types. Truy cập ngày: 18/03/2022. |
↑3 | Theo NCBI, “Zinc Therapy in Dermatology: A review.” Link tham khảo: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4120804/. Truy cập ngày: 18/03/2022. |
Chưa có đánh giá nào.