Danh mục | Vitamin và các chất vô cơ |
Công ty sản xuất và đăng ký | Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Hà Tây |
Số đăng ký | VD-18955-13 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên |
Hạn sử dụng | Xem trực tiếp trên bao bì thuốc |
Thuốc Setblood là thuốc gì?
Thuốc Setblood là thuốc kê đơn được chỉ định để điều trị các bệnh rối loạn thần kinh do thiếu hụt các vitamin B1, vitamin b6, vitamin b12.
- Công ty sản xuất và đăng ký: Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Hà Tây. Địa chỉ: 10A, Phố Quang Trung, Phường Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội.
- Số đăng ký: VD-18955-13.
- Dạng bào chế: Viên nén.
- Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên.
- Hạn sử dụng: Xem trực tiếp trên bao bì sản xuất.
Thuốc Setblood giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay, giá thuốc Setblood là 105.000 VNĐ/ Hộp 10 vỉ x 10 viên.
Thuốc Setblood hiện nay được bán tại Nhà Thuốc Việt Pháp 1. Quý khách có thể mang theo đơn thuốc đến mua thuốc ở địa chỉ: Quầy 102 tầng 1 – 168 Ngọc Khánh, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội (Xem bản đồ).
Chú ý: Thuốc Setblood là thuốc kê đơn vì vậy khi đến mua thuốc tại các hiệu thuốc, quý khách vui lòng mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
Thành phần
Mỗi viên uống Setblood 115mg 100mg 50mcg có chứa các thành phần:
Vitamin B1 | 115mg |
Vitamin B6 | 100mg |
Vitamin B12 | 50mcg |
Tá dược vừa đủ 1 viên nén. |
Thuốc Setblood có tác dụng gì?
Setblood thuốc uống có chứa ba hoạt chất chính kết hợp với nhau gồm vitamin B1, vitamin B6, vitamin B12.
- Vitamin B1 [1] là một loại coenzyme có vai trò chuyển hóa carbohydrate, khử nhóm carboxyl của alpha cetoacid. Đồng thời, nó cũng có tác dụng chuyển hóa pentose trong chu trình hexose monophosphat. Khi thiếu hụt vitamin B1 sẽ gây ra một số bệnh lý như viêm dây thần kinh ngoại biên, bệnh beri-beri, trầm cảm, trí nhớ kém, mất nhận thức…
- Vitamin B6 [2] khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa tạo thành pyridoxal phosphat, là coenzym đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa protein, lipid và glucid. Ngoài ra thuốc còn tham gia vào quá trình tổng hợp GABA ở hệ thần kinh trung ương, tổng hợp amin sinh học và dẫn truyền thần kinh trong não.
- Vitamin B12 [3] sau khi vào cơ thể sẽ được chuyển thành methylcobalamin, một loại enzyme tham gia nhiều phản ứng khác nhau của cơ thể. Bên cạnh đó, vitamin B12 còn có tác dụng giảm đau ở liều cao, tham gia vào quá trình tạo hồng cầu, giúp duy trì hoạt động bình thường của tế bào biểu mô và hệ thần kinh.
Chính nhờ sự phối hợp giữa 3 vitamin B1, B6 và B12 với nhau đã mang đến tác dụng giảm đau thần kinh, chống thiếu máu tốt hơn so với sử dụng riêng lẻ từng loại vitamin.
Chỉ định của Setblood thuốc biệt dược
Thuốc Setblood được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau đây:
- Viêm đa dây thần kinh, viêm dây thần kinh, bệnh cơ tim do thiếu hụt vitamin B1, vitamin B6 hoặc do thuốc như penicilamin, isoniazid hoặc các thuốc khác.
- Hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau dây thần kinh ngoại biên do nghiện rượu, đau thắt lưng, co giật do thuốc như semicarbazide, thiosemicarbazide hay isoniazid.
- Người nôn, ăn uống chậm hấp thu sau phẫu thuật, bệnh nhiễm xạ do nhiều nguyên nhân đặc biệt do nghiện rượu.
Chống chỉ định
Setblood thuốc biệt dược chống chỉ định sử dụng cho:
- Những người bị mẫn cảm với vitamin B1, B6, B12 hay các thành phần tá dược có trong thuốc.
- Phụ nữ đang ở trong thời kỳ mang thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú.
- Bệnh nhân bị suy gan hoặc suy thận.
Cách dùng, liều dùng thuốc Setblood 115mg 100mg 50mcg
Cách dùng
Thuốc Setblood được bào chế dưới dạng viên nén nên được sử dụng theo đường uống.
Liều dùng thuốc Setblood
Liều dùng vitamin B1,B6,B12 kết hợp phụ thuộc vào mức độ bệnh và khả năng đáp ứng của từng bệnh nhân.
- Người lớn uống từ 1 đến 2 viên mỗi ngày.
- Trẻ em dưới 18 tuổi dùng theo chỉ dẫn riêng của bác sĩ.
Tác dụng không mong muốn
Khi sử dụng thuốc kê đơn Setblood, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn. Do đó, hãy liên hệ với bác sĩ khi gặp các tác dụng không mong muốn sau:
Liên quan đến vitamin B1 | Mồ hôi nhiều, tăng huyết áp, khó thở, nổi mề đay, ban da, dị ứng, sốc |
Liên quan đến vitamin B6 | Buồn ngủ, nhiễm acid, co giật, đau đầu, tăng men gan, viêm dây thần kinh ngoại vi, dị ứng, giảm acid folic, nôn, buồn nôn. |
Liên quan đến vitamin B12 | Sốt, đau đầu, sốc phản vệ, buồn nôn. ngứa, nổi mề đay, mụn trứng cá, co thắt phế quản, ban đỏ. |
Tương tác thuốc
Vitamin B1, vitamin B6, vitamin B12 có thể tương tác với một số thuốc khi sử dụng đồng thời như sau:
Tương tác liên quan đến Vitamin B1
- Thuốc chẹn thần kinh-cơ có thể làm tăng tác dụng của vitamin B1.
- Thosemicartazone và 5-fluorouracil là các chất đối kháng thiamin (vitamin B1) nên làm giảm tác dụng của vitamin B1 khi dùng đồng thời. Do đó, có cần hiệu chỉnh liều vitamin B1 cho người bệnh khi dùng cùng các thuốc này.
- Trong phản ứng Ehrlich, vitamin B1 có thể cho kết quả dương tính giả để xác định urobilinogen.
Tương tác liên quan đến Vitamin B6
- Levodopa có thể bị giảm tác dụng khi dùng đồng thời với vitamin B6 (điều này không xảy ra với hỗn hợp Levodopa-benserazid hoặc Levodopa-Carbidopa).
- Thuốc tránh thai đường uống, Hydralazin, penicilamin và isoniazid có thể làm tăng nhu cầu về vitamin B6 của cơ thể.
- Vitamin B6 có thể làm giảm nhẹ tình trạng trầm cảm ở phụ nữ đang dùng thuốc tránh thai.
Tương tác liên quan đến vitamin B12
- Các thuốc kháng thụ thể histamin H, acid aminosalicylic, neomycin và colchicin làm giảm hấp thu vitamin B12 qua đường tiêu hóa.
- Thuốc tránh thai đường uống có thể làm giảm nồng độ vitamin B12 trong huyết thanh khi dùng đồng thời.
- Omeprazol có thể làm giảm sự hấp thu của vitamin B12 khi dùng đồng thời.
Thận trọng khi dùng thuốc
Thận trọng khi dùng thuốc Setblood trong các trường hợp sau:
- Dùng hỗn hợp vitamin B1, B6, B12 trong thời gian dài có thể gây ra độc thần kinh và gây ra hội chứng phụ thuộc thuốc.
- Cần thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân có rối loạn hấp thu glucose-galactose do trong thuốc có chứa tá dược glucose và lactose.
- Sau thời gian dài sử dụng vitamin B6 với liều 200mg/ngày, có thể xuất hiện các biểu hiện độc tính trên hệ thần kinh như bệnh thần kinh ngoại vi nặng và bệnh thần kinh cảm giác nặng.
- Sử dụng liều dùng 200 mg pyridoxin mỗi ngày và kéo dài trên 30 ngày có thể gây hội chứng phụ thuộc vitamin B6.
Dùng thuốc Setblood cho phụ nữ mang thai và cho con bú được không?
Hiện chưa có nghiên cứu nào về tính an toàn của thuốc Setblood khi sử dụng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. Chính vì vậy, cần tham khảo ý kiến bác sĩ, cân nhắc kỹ giữa lợi ích và tác hại trước khi dùng thuốc cho đối tượng này.
Xử trí khi quên liều và quá liều thuốc Setblood
Quên liều
Nếu bạn phát hiện ra quên 1 liều dùng trong quá trình sử dụng thuốc, hãy uống bổ sung ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian nhớ ra đã gần với liều dùng tiếp theo, người bệnh hãy bỏ qua liều đã quên và uống thuốc theo đúng với lịch trình như bình thường, tuyệt đối không dùng gấp đôi liều.
Quá liều
Các triệu chứng của quá liều có thể gặp gồm nôn, buồn nôn, nhức đầu, dị ứng, nổi mề đay, mất ngủ, tăng enzym gan và giảm nồng độ axit folic. Các tác dụng không mong muốn có thể mất sau khi ngưng điều trị thuốc. Tuy nhiên cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế và gặp bác sĩ để được xử trí hợp lý nhất, đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Lưu ý khi sử dụng
- Chỉ sử dụng thuốc Setblood khi có đơn của bác sĩ điều trị.
- Bảo quản thuốc Setblood ở một khô thoáng, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30॰C và cách xa tầm tay trẻ em.
- Hiện vẫn chưa có thông tin về ảnh hưởng của thuốc Setblood tới khả năng lái xe và vận hành máy móc. Chính vì vậy, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, để đảm bảo an toàn trước khi dùng thuốc Setblood cho đối tượng này.
Bài viết trên là những thông tin chi tiết về thuốc Setblood mà Nhà thuốc Việt Pháp 1 muốn gửi tới bạn đọc. Liên hệ với số hotline của nhà thuốc để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc về thuốc.
Nguồn tham khảo
↑1 | “Vitamin B1”, thông tin tham khảo tại NCBI: https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/Vitamin-B1, ngày truy cập: 07/04/2024. |
---|---|
↑2 | “Pyridoxin”, thông tin tham khảo tại NCBI: https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/pyridoxine, ngày truy cập: 07/04/2024. |
↑3 | “Vitamin B12”, thông tin tham khảo tại NCBI: https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/Vitamin-B12, ngày truy cập: 07/04/2024. |
Chưa có đánh giá nào.