Danh mục | Thuốc chống rối loạn tâm thần |
Công ty sản xuất | Pfizer Manufacturing Deutschland GmbH |
Công ty đăng ký | Chi nhánh công ty TNHH Zuellig Pharma Việt Nam |
Số đăng ký | VN-21438-18 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim. |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ x 10 viên. |
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần gây ảnh hưởng sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Hiện nay tỷ lệ số người mắc bệnh trầm cảm có xu hướng tăng lên và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Thuốc Zoloft 50mg là một trong những sản phẩm dùng để điều trị trầm cảm. Vậy thuốc Zoloft 50mg giá bao nhiêu? Là thuốc gì? Có tác dụng gì? Hãy cùng Nhà thuốc Việt Pháp 1 tìm hiểu về sản phẩm qua bài viết dưới đây nhé.
Zoloft 50mg là thuốc gì?
Thuốc Zoloft 50mg [1] là thuốc bán theo đơn, có nguồn gốc xuất xứ tại Đức. Thuốc dùng để điều trị bệnh trầm cảm kèm theo các triệu chứng lo âu, hoảng sợ.
- Số đăng ký: VN-21438-18
- Sản xuất bởi: Pfizer Manufacturing Deutschland GmbH, Betriebsstatte Freiburg, Mooswaldallee 1, 79090 Freiburg, Đức.
- Đăng ký tại Chi nhánh công ty TNHH Zuellig Pharma Việt Nam, địa chỉ: Lô 5, đường số 2, KCN Tân Tạo, P. Tân Tạo, Q. Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh.
- Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
- Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
- Hạn sử dụng: 36 tháng.
Thuốc Zoloft 50mg giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc chống trầm cảm Zoloft có giá tại nhà thuốc là 555.000 VNĐ/ Hộp 3 vỉ.
Sản phẩm Zoloft chính hãng được bán tại nhà thuốc Việt Pháp 1 có địa chỉ tại Quầy 102 tầng 1 – 168 Ngọc Khánh, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội (Xem bản đồ). Nhà thuốc luôn đặt uy tín và chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Vì vậy khách hàng hoàn toàn tin tưởng và hài lòng khi mua hàng tại đây.
Hãy gọi đến hotline 0962.260.002–0974.360.996 để được nhân viên nhà thuốc tư vấn tận tình nhất.
Thành phần của thuốc chống trầm cảm Zoloft 50mg
Thuốc trị trầm cảm Zoloft gồm các thành phần sau:
Hoạt chất | Sertraline với hàm lượng 50 mg |
Tá dược: Cellulose vi tinh thể, HPC, HPMC, calci hydro phosphat, natri starch glycolat, magnesi stearat, propylen glycol, titan dioxyd, polysorbat. |
Thuốc Zoloft có tác dụng gì?
Sertralin [2] là một dẫn chất của Naphthylamin có cơ chế hoạt động là ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin. Ở các liều lâm sàng sertralin ức chế tái hấp thu serotonin vào tiểu cầu ở người.
Thuốc tác dụng rất yếu đến tái hấp thu norepinephrin hoặc dopamin. Thuốc ít hoặc không có tác dụng kháng cholinergic, kháng histamin hoặc chẹn alpha-1, alpha-2 hoặc beta-adrenergic khi dùng với liều điều trị. Sertralin không ức chế monoamin oxidase.
Chỉ định
Zoloft thuốc biệt dược được chỉ định cho các đối tượng sau:
- Bệnh nhân trầm cảm, kèm theo triệu chứng rối loạn lo âu.
- Người có hoặc không có tiền sử chứng hưng cảm.
- Bệnh nhân có rối loạn xung lực cưỡng bức ám ảnh (OCD), rối loạn cảm xúc.
- Căng thẳng, rối loạn cảm xúc sau chấn thương.
- Chứng sợ đám đông, rối loạn ám ảnh xã hội.
- Rối loạn tiền kinh nguyệt
Cách dùng – Liều dùng Zoloft 50mg
Cách dùng
Thức ăn ảnh hưởng không đáng kể đến sinh khả dụng của thuốc nên uống được trước hoặc sau ăn.
Bệnh nhân có thể dùng thuốc vào buổi sáng hoặc tối. Hãy ghi nhớ thời gian uống thuốc mà bản thân đã cố định để thuốc mang lại hiệu quả tốt nhất.
Liều dùng
Liều dùng khởi đầu của Zoloft từ 25 đến 50mg một lần/ngày tùy thuộc vào mức độ bệnh mắc phải, sau đó liều duy trì có thể tăng lên đến 200mg một lần/ngày.
Trong các trường hợp không đáp ứng với liều điều trị hiện tại, tùy vào mức độ bệnh và độ tuổi có thể tăng thêm 25 đến 50mg mỗi ngày. Tuy nhiên liều tối đa của Sertralin là 200 mg/ngày.
Việc thay đổi liều lượng cần có sự đồng ý của bác sĩ điều trị và khoảng thời gian thay đổi liều được khuyến cáo là một tuần.
Thuốc Zoloft có tác dụng phụ gì?
Thường gặp
- Hệ thần kinh: Đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, buồn ngủ, run, loạn vị giác, rối loạn chú ý, giảm tập trung, giảm tính dục, nghiến răng.
- Tiêu hóa: Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, khô miệng.
- Tim mạch: Đánh trống ngực, nhịp tim không đều.
- Hô hấp: Viêm mũi, viêm họng.
- Tiết niệu sinh dục: Rối loạn cương dương, chậm xuất tinh.
- Toàn thân mệt mỏi, đau cơ, phát ban, ra mồ hôi nhiều.
Ít gặp
- Hệ thần kinh: Ảo giác, co cơ, co giật, tăng động, giảm cảm giác, rối loạn ngôn ngữ, chóng mặt khi đứng, đau nửa đầu.
- Tiêu hóa: Tăng tiết nước bọt, khó nuốt, viêm thực quản, trĩ.
- Trên da: Da khô, mẩn ngứa, phù quanh hốc mắt.
- Hô hấp: Chảy máu cam, co thắt phế quản, khó thở.
- Tim mạch: Nhịp tim nhanh, cao huyết áp, bốc hỏa.
- Tiết niệu sinh dục: Rối loạn tiểu tiện, tiểu đêm, tiểu nhiều lần, bí tiểu, tiểu rắt.
- Toàn thân mệt mỏi, sốt, ớn lạnh, đau lưng thoái hóa khớp.
Hiếm gặp
- Hệ thần kinh: Hôn mê, rối loạn tâm thần, hung hăng gây gổ.
- Tiêu hóa: Viêm loét lưỡi, viêm miệng, chảy máu trực tràng, phân đen, chức năng gan bất thường.
- Hô hấp: Co thắt khí quản, mất tiếng, thở rít.
- Tiết niệu sinh dục: Thiểu niệu, tiểu tiện không tự chủ, rong kinh, viêm teo âm đạo âm hộ.
- Tim mạch: Rối loạn nhịp tim, thiếu máu cục bộ ngoại vi, nhồi máu cơ tim.
- Toàn thân: giảm dung nạp thuốc, đi loạng choạng.
Chống chỉ định
Thuốc chống trầm cảm Zoloft 50mg không được dùng cho trường hợp sau:
- Người có tiền sử quá mẫn với sertralin hay bất kì thành phần khác của thuốc.
- Người đang sử dụng Primozid.
- Không dùng chung Zoloft với bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế monoamine oxidase (IMAO).
- Không sử dụng đồng thời Sertralin dạng cao uống chứa cồn với Disulfiram.
Tương tác thuốc
Các thuốc ức chế enzym monoamin oxidase
Trên lâm sàng đã ghi nhận báo cáo một vài trường hợp có phản ứng nghiêm trọng dẫn tới hôn mê, thậm chí tử vong khi sử dụng đồng thời Sertralin và thuốc ức chế men monoamin oxidase.
Tuy nhiên, có thể dùng thuốc Zoloft sau khi đã ngừng sử dụng thuốc ức chế men monoamin oxidase 14 ngày.
Pimozid
Zoloft dùng chung với Pimozid [3] sẽ làm tăng nồng độ của Pimozid trong máu gây ra biểu hiện choáng váng, chóng mặt, nhịp tim không đều, khó thở, tăng nhịp tim và có khả năng đe dọa tính mạng.
Disulfiram
Sự kết hợp của Disulfiram với cồn có trong cao uống Sertralin gây ra các phản ứng phụ như đỏ bừng mặt, nhức đầu, buồn nôn, nôn, đổ mồ hôi và khát nước. [4]
Một số loại thuốc khác có thể tương tác với Sertralin:
- Các thuốc kéo dài khoảng QT
- Thuốc chống đông máu
- Thuốc gây cảm ứng/ức chế enzym
- Thuốc chống viêm không steroid
- Thuốc giảm đau opioid,…
Xử trí khi quên liều, quá liều thuốc Zoloft 50mg
Quên liều
Bạn nên đặt lịch uống thuốc cố định vào một khung giờ trong ngày. Nếu lỡ quên liều, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu sắp tới giờ uống liều của ngày tiếp theo thì nên bỏ qua, không nên uống 2 liều có khoảng cách quá gần nhau.
Quá liều
Người bệnh tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều dùng. Khi bị quá liều cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn kịp thời.
Lưu ý khi sử dụng
- Chưa có nghiên cứu đầy đủ về thuốc trên đối tượng phụ nữ mang thai. Với sự cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, bác sĩ có thể vẫn kê đơn thuốc này cho phụ nữ mang thai. Trẻ sơ sinh cần được theo dõi trong trường hợp người mẹ sử dụng thuốc ở 3 tháng cuối thai kỳ.
- Thuốc phân bố được vào sữa mẹ nên không khuyến cáo sử dụng Zoloft trong thời gian cho con bú.
- Khi sử dụng thuốc, người bệnh không nên lái xe hoặc vận hành máy móc do tình trạng chóng mặt, buồn ngủ giảm tập trung thường xảy ra.
- Sử dụng thuốc đúng theo đơn của thuốc.
- Bảo quản thuốc ở nơi tránh ánh sáng, tránh xa tầm tay trẻ em.
Thuốc chống trầm cảm Zoloft 50mg là một sản phẩm được khuyến cáo trong điều trị trầm cảm hiện nay. Người bệnh nên được phát hiện bệnh và điều trị càng sớm càng tốt.
Nguồn tham khảo
↑1 | Thông tin thuốc Zoloft tham khảo tại Ngân hàng dữ liệu ngành Dược – Drugbank: https://drugbank.vn/thuoc/Zoloft&VN-21438-18. Ngày truy cập: 15/02/2023 |
---|---|
↑2 | Thông tin hoạt chất Sertralin tra cứu ở Dailymed: https://dailymed.nlm.nih.gov/dailymed/drugInfo.cfm?setid=a8b2ad71-cfdc-4a29-8194-deefea138b16. Ngày truy cập: 15/02/2023 |
↑3 | Thông tin tương tác thuốc giữa Sertralin và Pimozid tra cứu tại Drugs.com: https://www.drugs.com/interactions-check.php?drug_list=1872-0,2057-0. Ngày truy cập: 15/02/2023 |
↑4 | Thông tin tương tác thuốc giữa Sertralin và Disulfiram tra cứu tại Drugs.com: https://www.drugs.com/interactions-check.php?drug_list=917-0,2057-0. Ngày truy cập: 15/02/2023 |
Chưa có đánh giá nào.