Danh mục | Vitamin và các chất vô cơ |
Công ty sản xuất | T.P Laboratories (1969) Co., Ltd |
Công ty đăng ký | L.B.S Laboratory Ltd. Part |
Số đăng ký | VN-19998-16 |
Dạng bào chế | Dung dịch tiêm |
Quy cách đóng gói | Hộp gồm 10 ống x 3ml |
Hạn sử dụng | 3 năm |
Rối loạn thần kinh ngoại biên là bệnh lý phổ biến và thường diễn biến âm thầm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến việc tổn thương hệ thần kinh. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống sau này. Thuốc Trivit B là thuốc tiêm bổ sung Vitamin nhóm B hướng thần kinh được các các sĩ chỉ định để kiểm soát rối loạn thần kinh. Vậy Trivit B là thuốc gì? Giá bao nhiêu? Có tác dụng gì? mời bạn đọc tìm hiểu thông tin thuốc cùng Nhà thuốc Việt Pháp 1 qua bài viết sau.
Thuốc Trivit B là thuốc gì?

Trivit B là thuốc kê đơn được chỉ định để điều trị các bệnh rối loạn thần kinh do thiếu hụt các Vitamin nhóm B.
- Công ty sản xuất: T.P Laboratories (1969) Co., Ltd. Địa chỉ tại 98 Soi Sukhumvit 62 Yak 1 Bangchak, Phrakanong, Bangkok 10260 Thailand
- Công ty đăng ký: L.B.S Laboratory Ltd. Part.
- Số đăng ký: VN-19998-16
- Dạng bào chế: Dung dịch tiêm
- Quy cách đóng gói: Hộp gồm 10 ống x 3ml
- Hạn sử dụng: 3 năm
Thuốc Trivit B giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay giá thuốc tiêm Trivit B tại các cơ sở kinh doanh thuốc là 425.000VNĐ/ Hộp gồm 10 ống tiêm 3ml.
Nhà thuốc Việt Pháp 1 là địa điểm bán thuốc Trivit B chính hãng. Bạn hãy đem đơn thuốc được kê đến địa chỉ quầy 102, tầng 1 số 168 Ngọc Khánh, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội (Xem bản đồ) để mua được thuốc Trivit B.
Thành phần

Thuốc Trivit B ống 3ml có chứa thành phần gồm:
Vitamin B1 | 100mg |
Vitamin B6 | 50mg |
Vitamin B12 | 1000mcg |
Thuốc tiêm Trivit B có tác dụng gì?
Thuốc tiêm Trivit B chứa thành phần kết hợp Vitamin định hướng thần kinh gồm B1 + B6 + B12. Thuốc tác dụng nuôi dưỡng, bảo vệ thần kinh cũng như tái tạo phục hồi thần kinh hiệu quả.
Vitamin B1 – Thiamin có vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền các xung thần kinh, giúp chuyển hoá carbohydrate và duy trì các sợi thần kinh. Vitamin B6 – Pyridoxine tham gia quá trình chuyển hoá protein và acid amin cũng như hình thành chất dẫn truyền thần kinh của hệ thần kinh. Vitamin B12 – Cyanocobalamin đóng vai trò trong sự trưởng thành của tế bào và duy trì tính toàn vẹn của tế bào thần kinh.
Thông qua các cơ chế khác nhau, sự kết hợp này giúp điều chỉnh một số chất trung gian gây viêm, gây đau thần kinh. Quá trình gồm kích hoạt hệ thống điều chỉnh cơn đau giảm dần và theo các con đường nội bào cụ thể. Từ đó chứng minh được các Vitamin này ảnh hưởng trực tiếp đến một số cơ chế cảm thụ đau và có ý nghĩa quan trọng trong điều trị các tình trạng đau khác nhau.[1]
Việc sử dụng Vitamin B hướng thần kinh cũng đã được các chuyên gia khuyến nghị sử dụng để ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh thần kinh ngoại biên. Hoặc sử dụng để trì hoãn sự khởi phát ở những bệnh nhân có nguy cơ cao phát triển của bệnh [2].
Thuốc Trivit B chỉ định
Thuốc Trivit B được chỉ định dùng để điều trị các trường hợp thiếu hụt Vitamin nhóm B, gồm:
- Người bị rối loạn thần kinh ngoại biên do nghiện rượu.
- Người bị viêm đa dây thần kinh do bệnh tiểu đường
- Người bị đau dây thần kinh tọa, thần kinh liên sườn.
- Người ăn uống hấp thu chậm do hậu phẫu thuật hoặc do có bệnh lý hệ tiêu hoá.
Cách dùng – Liều dùng thuốc tiêm Trivit B ống 3ml

Cách dùng
Thuốc Trivit B được dùng qua đường tiêm bắp và được thực hiện bởi nhân viên y tế.
Liều dùng
Liều lượng dùng thuốc được các bác sĩ điều trị điều chỉnh dựa trên tình trạng thiếu hụt vitamin của từng bệnh nhân. Liều dùng Trivit B khuyến cáo theo nhà sản xuất là:
- Trường hợp thiếu hụt vitamin nhóm B nhẹ: Tiêm 2-3 lần/ tuần, mỗi lần dùng 1 ống.
- Trường hợp thiếu hụt vitamin nhóm B nặng: Tiêm 1 ống/ ngày, dùng đến khi giảm triệu chứng cấp tính. Sau đó giảm liều dùng 2-3 lần/ tuần, mỗi lần dùng 1 ống.
Tác dụng phụ của thuốc Trivit B tiêm bắp
Việc điều trị bằng Vitamin B1 + B6 + B12 thường gặp ít tác dụng phụ và ở mức độ nhẹ. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải là [3]:
- Rối loạn hệ miễn dịch: Phản ứng da dị ứng, nổi mề đay; Phản ứng quá mẫn như đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh.
- Rối loạn hệ tiêu hoá: đau bụng, tiêu chảy,…
- Viêm dây thần kinh ngoại biên nặng do dùng Vitamin B liều cao kéo dài. Biểu hiện là tê cóng chân, tay hoặc đi đứng không vững.
Nếu bệnh nhân gặp bất kỳ tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân cần ngừng thuốc và báo ngay cho bác sĩ để kịp thời xử lý.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Trivit B tiêm bắp cho những đối tượng sau:
- Người bị mẫn cảm với vitamin B1, vitamin B6 và vitamin B12.
- Bệnh nhân mắc bệnh lý thần kinh mắt đi kèm nồng độ cyanocobalamin cao.
- Không dùng Trivit B cho trẻ em.
Tương tác thuốc

Một số thuốc khi dùng chung Trivit B có thể gây ra phản ứng bất lợi mà bạn đọc cần lưu ý, cụ thể là:
- Thuốc đối kháng Pyridoxine : insoniazide, cycloserine, penicillamine hoặc hydralazine có thể làm giảm tác dụng của Vitamin B6.
- Thuốc chống động kinh: Phenobarbital, Phenytoin. Dùng chung có thể khiến nồng độ thuốc Trivit B tăng cao trong máu.
- Levodopa: Vitamin B6 có trong thuốc Trivit B có thể làm giảm tác dụng của Levodopa.
- Chloramphenicol: khi dùng kết hợp có thể gây giảm tác dụng tạo máu của thuốc Trivit B.
- Thuốc lợi tiểu Furosemide: Sử dụng lâu dài có thể đẩy nhanh quá trình đào thải, từ đó làm giảm nồng độ Vitamin B1 trong máu.
- Thuốc tránh thai dạng uống là nhu cầu sử dụng Vitamin B6 tăng cao.
Trước khi điều trị bằng thuốc Trivit B, bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ các thuốc và thực phẩm chức năng đang dùng.
Xử trí khi quên liều, quá liều
Hiện nay, do thuốc tiêm Trivit B được thực hiện bởi nhân viên y tế nên chưa ghi nhận trường hợp bệnh nhân quên liều nào.
Khi dùng thuốc quá liều thuốc Trivit B có thể dẫn đến bệnh lý thần kinh cảm giác với những biểu hiện giảm cảm giác ở tay, chân, đi không vững, mất cảm giác. Những triệu chứng này có thể biến khi bệnh nhân ngưng dùng thuốc. Nếu các triệu chứng quá liều trên xảy ra kéo dài, bệnh nhân hãy liên hệ ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Ảnh hưởng của thuốc Trivit B đến phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú

Đối với phụ nữ mang thai
Hiện nay, chưa ghi nhận trường hợp phụ nữ mang thai nào gặp phản ứng bất lợi khi dùng thuốc Trivit B. Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định điều trị bằng thuốc tiêm Trivit B để đảm bảo sức khoẻ cho thai nhi.
Đối với phụ nữ đang cho con bú
Các Vitamin nhóm B có khả năng bài tiết vào sữa mẹ. Đặc biệt sử dụng Vitamin B6 liều cao (>600mg) mỗi ngày có thể ức chế sản xuất sữa mẹ. Do vậy, nên thận trọng khi sử dụng thuốc tiêm Trivit B cho người mẹ đang cho con bú.
Thận trọng trước khi sử dụng
- Không dùng thuốc tiêm Trivit B để tiêm cùng các thuốc khác dưới dạng “tiêm hỗn hợp” hoặc tiêm truyền do có tính tương kỵ.
- Vitamin B1 bị phân huỷ hoàn toàn bởi dung dịch tiêm truyền có chứa Sulfite.
- Chỉ sử dụng thuốc tiêm Vitamin nhóm B khi dạng uống không sử dụng được hoặc không có hiệu quả tốt như dạng tiêm.
- Thuốc tiêm dễ xảy ra phản ứng dị ứng nên nếu có nghi ngờ người bệnh dị ứng với thành phần trong thuốc thì cần thử trước trên da. Điều này giúp tránh được các phản ứng bất lợi ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh.
- Dùng thuốc liều cao kéo dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến thần kinh cảm giác.
Lưu ý khi sử dụng
- Sử dụng thuốc dưới sự giám sát của bác sĩ.
- Người bệnh không được tự ý tiêm thuốc tại nhà mà chưa được sự đồng ý của bác sĩ hoặc nhân viên y tế.
- Bảo quản thuốc tiêm trong môi trường dưới 30 độ C, tránh tiếp xúc với ánh nắng và nơi có nhiệt độ cao..
- Không tái sử dụng ống tiêm và kim tiêm. Vứt bỏ ống tiêm ngay sau khi sử dụng.
- Không dùng chung thuốc Trivit B với thuốc khác.
- Nếu không thấy bệnh lý cải thiện khi dùng thuốc Trivit B, người bệnh nên ngưng điều trị và chuyển sang liệu pháp thích hợp khác.
Trên đây là những thông tin đầy đủ về thuốc tiêm Trivit B mà Nhà thuốc Việt Pháp 1 đã cùng bạn tìm hiểu. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình sử dụng thuốc Trivit B.
Nguồn tham khảo
↑1 | Tham khảo tại Pubmed:” Mechanisms of action of Vitamin B1 ( thiamine), B6 (pyridoxine) and B12 (cobalamin) in pain: a narrative review”. Link tham khảo: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35156556/ .Ngày truy cập 03/03/2024 |
---|---|
↑2 | Tham khảo tại Pubmed:” Clinical Recommendations for the use of Neurotropic B vitamins (B1, B6 and B12) of the Management of Peripheral Nẻuopathy”. Link tham khảo: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/37449697/ . Ngày truy cập 03/03/2024 |
↑3 | Tham khảo tại Pubmed:”Update on Safety Profiles of Vitamins B1, B6 and B12″. Link tham khảo: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7764703/ . Ngày truy cập 03/03/2024 |
Chưa có đánh giá nào.