Danh mục | Thuốc chống ung thư |
Công ty sản xuất và đăng ký | Natco Pharma |
Dạng vào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 120 viên |
Hạn sử dụng | 3 năm |
Sorafenat có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Ung thư là căn bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Đặc biệt, tỷ lệ mắc ung thư tại Việt Nam ngày càng tăng nhanh. Hiện nay với sự phát triển không ngừng của ngành dược trên thế giới đã có nhiều thuốc điều trị ung thư được phê duyệt bởi các tổ chức quốc tế. Thuốc Sorafenat 200mg là thuốc điều trị ung thư được nghiên cứu và phát triển tại Ấn Độ. Vậy Thuốc Sorafenat 200mg có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? bạn đọc hãy cùng Nhà thuốc Việt Pháp 1 tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.
Sorafenat 200mg là thuốc gì?
Thuốc Sorafenat 200mg là thuốc kê đơn được bác sĩ chỉ định để điều trị ung thư ở người lớn. Bao gồm: ung thư biểu mô tế bào gan không thể điều trị bằng phẫu thuật, ung thư tế bào thận tiến triển và một số loại ung thư tuyến giáp đã lan sang tế bào khác của cơ thể mà không thực hiện xạ trị được.
- Công ty sản xuất và đăng ký: Natco Pharma tại địa chỉ Banjara Hills, Hyderabad, Ấn Độ.
- Dạng bào chế: Viên nén
- Quy cách đóng gói: 1 Hộp gồm 120 viên.
- Hạn sử dụng: 3 năm.
Thuốc Sorafenat 200mg giá bao nhiêu?Mua ở đâu?
Hiện nay thuốc Sorafenat 200mg được bán tại các cơ sở kinh doanh dược phẩm với giá 4.000.000 VNĐ/Hộp 120 viên.
Để có thể mua thuốc trực tiếp, bạn hãy mang đơn thuốc đến mua tại quầy thuốc của Nhà thuốc Việt Pháp 1 theo địa chỉ số 168 Ngọc Khánh, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội(Xem chỉ đường).
Ngoài ra, bạn có thể liên lạc qua số hotline 0962.260.002 – 0974.360.996 hoặc website chính thức của nhà thuốc để dược sĩ chuyên môn hỗ trợ giải đáp thắc mắc về thuốc cũng như hướng dẫn sử dụng thuốc đúng cách.
Thành phần
Hoạt chất chính có trong viên nén Sorafenat là Sorafenib với hàm lượng 200mg.
Tác dụng
Thuốc Sorafenat với hoạt chất chính là Sorafenib, thuộc nhóm thuốc ức chế tyrosine kinase. Nó hoạt động thông qua cơ chế ngăn chặn sự nhân lên tế bào khối u và ngăn chặn sự phát triển khối u trong cơ thể.
Sorafenib đã được FDA Hoa Kỳ chấp nhận sử dụng để điều trị ung thư biểu mô tế bào thận vào năm 2005, sau đó được mở rộng sang điều trị ung thư biểu mô tế bào gan vào năm 2007 và ung thư tuyến giáp kháng trị vào năm 2014.[1]
Trong một nghiên cứu so sánh tác dụng của Sorafenib so với giả dược trên 602 bệnh nhân bị ung thư biểu mô tế bào gan tiến triển. Kết quả cho thấy nhóm bệnh nhân điều trị bằng Sorafenib liều 400mg uống 2 lần mỗi ngày đã tăng tỷ lệ sống trung bình từ 7,9 lên 10,7 tháng.[2]
Theo nghiên cứu thử nghiệm tác dụng của Sorafenib trên nhóm bệnh nhân ung thư tuyến giáp tiến triển kháng iod phóng xạ có tiên lượng xấu do không có liệu pháp điều trị hiệu quả. Kết quả thu được nhóm sử dụng Sorafenib có thời gian sống không bệnh dài hơn đáng kể so với nhóm dùng giả dược. Nghiên cứu này đã cho thấy sorafenib là một liệu pháp điều trị mới cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp.[3]
Chỉ định
Thuốc Sorafenat được chỉ định điều trị cho các đối tượng:
- Bệnh nhân mắc ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) không thể cắt bỏ.
- Bệnh nhân mắc ung thư tế bào thận tiến triển (RCC).
- Bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp (DTC) tái phát tại chỗ hoặc di căn, tiến triển, không thể điều trị bằng phóng xạ.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng: Thuốc Sorafenat được bào chế dưới dạng viên nén sử dụng bằng cách uống trực tiếp. Hãy uống nguyên viên thuốc với nước ấm. Không tách đôi, nhai hoặc nghiền nát để tránh làm giảm tác dụng của thuốc.
Liều dùng: Ngày uống 4 viên chia 2 lần mỗi ngày, uống khi đói trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau bữa ăn 2 giờ. Dùng thuốc đều đặn vào cùng khoảng thời gian mỗi ngày để đạt hiệu quả cao nhất.
Tác dụng phụ
Khi điều trị bằng thuốc Sorafenat 200mg, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ nhẹ sau[4]:
- Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, đau dạ dày.
- Huyết áp cao
- Mệt mỏi, đau đầu, rụng tóc, khô miệng, ăn uống không ngon.
- Ngứa râm ran ở tay chân, phát ban da.
Một số tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra khi dùng thuốc Sorafenat. Nếu gặp các triệu chứng sau đây, bệnh nhân cần báo ngay cho bác sĩ để kịp thời xử lý:
- Các vấn đề về tim mạch như nhịp tim nhanh, chóng mặt, khó thở đột ngột.
- Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu cam, chảy máu chân răng.
- Sốt kèm theo buồn nôn, nôn mửa hoặc đau bụng dữ dội.
- Vết mổ hoặc vết thương lâu lành.
- Sưng, nóng, đỏ, đau hoặc phồng rộp ở lòng bàn tay, lòng bàn chân.
- Dấu hiệu chảy máu bên trong cơ thể: Đi ngoài phân đen, nước tiểu hồng, nôn ra máu, ho ra máu, kinh nguyệt nhiều hoặc chảy máu âm đạo bất thường.
Chống chỉ định
Thuốc Sorafenat 200mg không được sử dụng trong trường hợp:
- Bệnh nhân quá mẫn cảm với thành phần của thuốc, ngay cả tá dược.
- Bệnh nhân bị tăng nồng độ calci huyết hoặc tăng nồng độ calci niệu.
- Bệnh nhân bị sỏi calci thận.
- Bệnh nhân bị ung thư phổi đang điều trị bằng carboplatin và paclitaxel.
- Mẹ bầu và mẹ cho con bú.
Tương tác thuốc
Một số loại thuốc khác khi sử dụng chung với thuốc Sorafenat có thể làm thay đổi cách thức hoạt động của thuốc hoặc tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ nghiêm trọng. Người bệnh cần báo cho bác sĩ tất cả các thuốc đang dùng kể cả vitamin, đặc biệt là các nhóm thuốc sau đây[5]:
- Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim: Amiodarone, Dofetilide, Dronedarone, Quinidine, Sotalol.
- Thuốc chống đông máu
- Thuốc chống động kinh
- Thuốc điều trị bệnh thấp khớp: Dexamethasone.
- Thuốc chống loạn nhịp tim
- Thuốc chống ung thư: Irinotecan như Camptosar.
- Thuốc kháng sinh: Neomycin, Rifabutin, Rifampicin.
Xử trí khi quên liều, quá liều
Khi quên liều, bỏ qua liều đã quên và tiếp tục dùng thuốc vào thời điểm uống liều tiếp theo. Không dùng gấp đôi liều thuốc trong liều tiếp theo để bù liều.
Khi uống thuốc quá liều, một số triệu chứng thường gặp là mệt mỏi, cơ thể yếu, tăng huyết áp, chảy máu, đau khớp và các cơ. Trường hợp này người bệnh cần đến ngay trung tâm y tế gần nhất và gặp bác sĩ để kịp thời xử lý.
Ảnh hưởng của thuốc Sorafenat đến phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú
Đối với phụ nữ đang mang thai
Sorafenib có khả năng gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi nếu người mẹ hoặc người cha đang điều trị bằng thuốc Sorafenat. Vì vậy người mẹ không nên sử dụng Sorafenib trong quá trình mang thai. Bạn cần sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả trong quá trình sử dụng thuốc và trong 6 tháng sau kể từ khi ngưng sử dụng thuốc Sorafenat.
Nếu bạn là nam thì hãy sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả nếu bạn tình của bạn đang mang thai hoặc có khả năng mang thai. Tiếp tục sử dụng biện pháp tránh thai sau khi ngưng sử dụng thuốc Sorafenat ít nhất 3 tháng.
Đối với phụ nữ đang cho con bú
Sorafenib có khả năng bài tiết qua sữa mẹ và gây hại cho trẻ bú mẹ. Chính vì vậy, người mẹ không cho con bú khi đang điều trị bằng thuốc Sorafenat và cho con bú sau khi ngưng sử dụng thuốc ít nhất 2 tuần.
Ảnh hưởng của thuốc Sorafenat đến khả năng lái xe và vận hành máy móc
Người bệnh điều trị ung thư bằng thuốc Sorafenat 200mg có thể gặp tác dụng phụ là đau đầu, chóng mặt. Không nên lái xe, vận hành máy móc hay làm công việc cần sự tập trung cao khi đang điều trị bằng thuốc Sorafenib.
Thận trọng trước khi dùng
Trước khi sử dụng thuốc này, để đảm bảo điều trị bằng thuốc Sorafenat đạt hiệu quả hãy báo với bác sĩ điều trị nếu bạn có tiền sử bị:
- Huyết áp cao
- Các vấn đề về tim như đau ngực, đau tim, nhịp tim không đều, suy tim
- Hội chứng QT kéo dài: nhịp tim không đều có thể dẫn đến ngất xỉu, bất tỉnh hoặc co giật.
- Mất cân bằng điện giải: Nồng độ kali, canxi hoặc magie trong máu thấp.
- Suy thận và các vấn đề khác về thận nhưng không phải ung thư.
- Suy gan và các vấn đề khác về gan nhưng không phải ung thư gan.
Lưu ý khi sử dụng
- Hãy tuân thủ sử dụng thuốc đúng liều lượng và thời gian điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Không tự ý ngưng sử dụng thuốc kể cả khi bệnh nhân cảm thấy khoẻ.
- Sử dụng thuốc Sorafenat có thể làm tăng huyết áp. Vì vậy, bệnh nhân cần kiểm tra huyết áp thường xuyên trong quá trình sử dụng thuốc.
- Sorafenib có thể làm tăng thời gian chảy máu khi phẫu thuật. Vì thế trước khi phẫu thuật bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ và ngưng sử dụng thuốc Sorafenat ít nhất 10 ngày trước khi phẫu thuật. Sau đó sử dụng lại thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Bảo quản thuốc nơi thoáng mát, luôn đậy nắp lọ thuốc kín. Tránh để thuốc trong tầm nhìn và tầm với của trẻ em và vật nuôi trong nhà.
Trên đây Nhà thuốc Việt Pháp 1 đã giúp bạn đọc tìm hiểu toàn bộ thông tin cần biết về thuốc Sorafenat 200mg. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình tìm hiểu và sử dụng thuốc Sorafenat đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Nguồn tham khảo
↑1 | Tham khảo tại NCBI: “Livertox: Clinical and research information on drug-induced liver injury”. Link tham khảo:https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK548944/ . Ngày truy cập 07/04/2023 |
---|---|
↑2 | Tham khảo tại Pubmed: “Sorafenib in advanced heptatocellular carcinoma”. Link tham khảo:https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18650514/ . Ngày truy cập 07/04/2023 |
↑3 | Tham khảo tại Pubmed:”Sorafenid in radioactive iodine-refractory, locally advanced or metastatic differentiated thyroid cancer: a randomised, double-blind, phase 3 trial”. Link tham khảo:https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24768112/ . Ngày truy cập 07/04/2023 |
↑4 | Tham khảo tại Drugs: “Sorafenib”. Link tham khảo:https://www.drugs.com/mtm/sorafenib.html . Ngày truy cập 07/04/2023 |
↑5 | Tham khảo tại Medlineplus:”Sorafenib”. Link tham khảo:https://medlineplus.gov/druginfo/meds/a607051.html . Ngày truy cập 07/04/2023 |
Chưa có đánh giá nào.