Mocrea Tenofovir là thuốc nổi tiếng trên thị trường, dùng trong điều trị viêm gan siêu vi B hay phối hợp cùng các thuốc kháng virus khác để điều trị HIV-1. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người dùng chưa hiểu rõ về thuốc này, nên bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết hơn cho người đọc về thuốc Mocrea Tenofovir có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Mời các bạn cùng Nhà thuốc Việt Pháp 1 tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mocrea Tenofovir là thuốc gì?
Mocrea Tenofovir là thuốc được chỉ định trong điều trị viêm gan B mạn tính hay phối hợp cùng thuốc nhóm kháng virus khác để điều trị HIV tuýp 1 ở người lớn.
Thông tin về thuốc Mocrea Tenofovir [1]:
- Nhóm thuốc: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thuốc bán theo đơn.
- SĐK: QLĐB-500-15.
- Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
- Đặc điểm viên thuốc: Viên nén dài, bao phim màu xanh, hai mặt khum, một mặt có chữ SVP, một mặt có kẻ gạch ngang và được dập thành viên lành lặn.
- Quy cách đóng gói: Hộp 1 vỉ, 3 vỉ x 10 viên.
- Hạn sử dụng: 36 tháng.
- Công ty sản xuất: Chi nhánh công ty cổ phần Armephaco- Xí nghiệp dược phẩm 150. Địa chỉ: 112 Trần Hưng Đạo, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Việt Nam.
- Công ty đăng ký: Chi nhánh công ty cổ phần Armephaco- Xí nghiệp dược phẩm 150. Địa chỉ: 112 Trần Hưng Đạo, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Việt Nam.
Thuốc Mocrea Tenofovir có giá bao nhiêu?
Đối với dạng đóng gói 3 vỉ x 10 viên, thuốc Mocrea Tenofovir có giá 850.000 đồng. Bên cạnh đó, một vài cơ sở phân phối thuốc có sự chênh lệch về giá thuốc này.
Thuốc Mocrea Tenofovir mua ở đâu?
Thuốc Mocrea Tenofovir hiện được bán chính hãng với mức giá chuẩn tại Nhà thuốc Việt Pháp 1. Do đó, để mua được thuốc tốt, bạn hãy đến trực tiếp địa chỉ kinh doanh của nhà thuốc: Quầy 102 tầng 1 – 168 Ngọc Khánh, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội hoặc liên hệ đến số điện thoại: 0962.260.002.
Tuy nhiên, thuốc Mocrea Tenofovir là thuốc bán theo đơn. Do vậy, khi mua thuốc này bạn cần phải mang theo đơn thuốc của bác sĩ điều trị.
Thành phần của Mocrea Tenofovir
Mỗi một viên nén bao phim chứa thành phần dược chất và hàm lượng:
- Tenofovir disoproxil fumarate hàm lượng 300mg.
- Tá dược: lactose monohydrate, cellulose vi tinh thể M101, tinh bột biến tính, natri croscarmellose, magnesi stearat, màu xanh opadry AMB.
Tác dụng và cơ chế tác dụng
Cơ chế hoạt động của Tenofovir [2] có trong thuốc Mocrea Tenofovir:
Đặc tính dược lý
Tenofovir disoproxil là một chất ức chế men sao chép ngược tương tự nucleotide. Hoạt chất này ức chế chọn lọc men sao chép ngược của virus.
Tenofovir disoproxil fumarat bản chất là một muối của tiền dược tenofovir disoproxil, được hấp thu nhanh và chuyển hóa thành tenofovir rồi thành tenofovir diphosphat do được phosphoryl hóa trong tế bào. Chất này tham gia ức chế enzym phiên mã ngược của virus HIV-1 và ức chế enzym polymerase của ADN virus viêm gan B, do tranh chấp với cơ chất tự nhiên là deoxyadenosine 5’-triphosphate và sau khi gắn vào ADN sẽ chấm dứt kéo dài thêm chuỗi ADN.
Đặc tính dược động học
Tiền chất Tenofovir disoproxil được hấp thu nhanh tại ruột và sớm được phân cắt để chuyển hóa thành Tenofovir.
Khi dạ dày rỗng, sinh khả dụng đạt được là 25% và đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau 1 giờ. Còn khi dùng chung với thức ăn, chất béo thì đạt nồng độ cao nhất trong huyết tương sau 2 giờ.
Tenofovir được thải trừ chủ yếu qua thận, thông qua quá trình lọc ở cầu thận và bài tiết ở ống thận.
Chỉ định
Thuốc Mocrea Tenofovir với hoạt chất chính Tenofovir được chỉ định sử dụng trong trường hợp:
- Điều trị viêm gan B mạn tính ở người lớn trên 18 tuổi có chức năng gan còn bù, có bằng chứng về sự nhân lên tích cực của virus, tăng ALT kéo dài, viêm gan hoạt động và/hoặc có mô xơ gan được chứng minh bằng tổ chức học.
- Ngăn ngừa và điều trị HIV/AIDS: Thường được phối hợp với thuốc nhóm kháng retrovirus khác.
- Phòng chống HIV/AIDS cho những người có nguy cơ cao trước khi bị phơi nhiễm và sau khi bị thương do kim tiêm hoặc các trường hợp phơi nhiễm tiềm ẩn khác: Phải phối hợp với thuốc kháng virus khác.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Mocrea Tenofovir
Cách dùng và liều dùng của thuốc Mocrea Tenofovir [3] được chỉ định riêng cho từng bệnh và mục đích. Cụ thể:
– Điều trị nhiễm HIV: 1 viên x 1 lần/ngày và kết hợp thuốc kháng retrovirus khác.
– Dự phòng nhiễm HIV cho người lớn bị phơi nhiễm với HIV-1: Phải dùng tenofovir phối hợp với các thuốc kháng retrovirus khác. Phải dùng thật sớm, tốt nhất là trong vòng vài giờ sau khi bị phơi nhiễm. Liều tenofovir disoproxil fumarat là 300 mg/ngày và sử dụng liên tục trong 4 tuần nếu được dung nạp tốt.
– Viêm gan siêu vi B mạn tính: 1 viên x 1 lần/ ngày. Thời gian ngừng sử dụng thuốc chưa được chỉ định rõ. Tuy nhiên, có thể ngừng nếu:
- Ở người bệnh có AgHBe (+), không xơ gan: Thời gian điều trị ít nhất 6 – 12 tháng sau khi xác định có huyết thanh chuyển đổi HBe [AgHBe (-), không phát hiện được ADN của virus viêm gan B và có kháng – HBe] hoặc tới khi có huyết thanh chuyển đổi HBs hoặc khi thấy thuốc mất tác dụng. Tỷ lệ ALT huyết thanh và ADN của virus viêm gan B phải được kiểm tra thường xuyên sau khi ngừng điều trị để phát hiện bất cứ một tái phát nào muộn.
- Ở người bệnh có AgHBe(-), không xơ gan: Phải điều trị kéo dài cho tới khi huyết thanh chuyển đổi HBs hoặc cho tới khi thấy thuốc không còn tác dụng.
- Trong trường hợp điều trị kéo dài trên 2 năm, cần theo dõi sát sao để đánh giá mức độ hiệu quả của thuốc và đáp ứng của người bệnh khi sử dụng lâu dài.
- Nếu muốn ngừng sử dụng tenofovir disoproxil fumarate trên người bệnh bị viêm gan B mạn tính kèm nhiễm HIV, thì cần phải theo dõi người bệnh chặt chẽ để phát hiện những dấu hiệu bất thường và nặng lên của viêm gan.
– Một số trường hợp cần hiệu chỉnh liều:
+ Bệnh nhân suy thận:
- Độ thanh thải creatinin ≥ 50ml/ phút: dùng liều thông thường 1 lần/ ngày
- Độ thanh thải creatinin 30 – 49 ml/ phút: dùng cách nhau mỗi 48 giờ.
- Độ thanh thải creatinin 10 – 29 ml/ phút: dùng cách nhau mỗi 72 – 96 giờ.
+ Bệnh nhân thẩm phân máu: dùng cách nhau 7 ngày hoặc sau khi thẩm phân 12 giờ.
+ Đối với bệnh nhân suy giảm chức năng gan: Không cần thiết phải điều chỉnh liều.
Chống chỉ định
Mocrea Tenofovir chống chỉ định trên bệnh nhân quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Tác dụng không mong muốn
Tác dụng phụ được báo cáo phổ biến nhất khi sử dụng tenofovir disoproxil fumarat là:
- Các triệu chứng nhẹ gặp phải trên đường tiêu hóa: Đặc biệt tiêu chảy, buồn nôn và nôn, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, chán ăn.
- Nồng độ enzym amylase trong huyết thanh có thể tăng cao và gây viêm tụy.
- Giảm nồng độ phosphat trong máu cũng thường xảy ra.
- Da mẩn đỏ, phát ban.
- Tác dụng phụ khác: Bệnh thần kinh ngoại vi, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, suy nhược, ra mồ hôi và đau cơ.
- Nếu sử dụng Tenofovir disoproxil trong thời gian dài làm tăng độc tính trên thận và mất xương, triệu chứng độc trên thận bao gồm hội chứng Fanconi, chấn thương thận cấp tính hoặc suy giảm mức lọc cầu thận (GFR). Độc tính trên thận gây ra bởi sự tích tụ của Tenofovir disoproxil ở ống gần, dẫn đến tăng nồng độ trong huyết thanh.
- Tăng men gan, tăng nồng độ triglycerid máu, tăng đường huyết và thiếu bạch cầu trung tính.
- Nhiễm toan lactic, thường kết hợp với chứng gan sưng to nghiêm trọng do tích tụ nhiều chất béo.
- Tác dụng phụ trên xương: Trong các thử nghiệm lâm sàng về phác đồ điều trị có tenofovir, xương ở cột sống và các vị trí khác có dấu hiệu mỏng hơn, yếu hơn và có nhiều nguy cơ bị gãy xương nếu xảy ra va đập hoặc chấn thương. Tình trạng này vẫn chưa được các nhà nghiên cứu giải thích rõ. Tồn tại một giả thuyết cho rằng, xương mỏng hơn là do nguyên nhân tại thận. Thận lọc máu, thải trừ qua nước tiểu và đưa chất dinh dưỡng hấp thu vào máu. Do đó, khi bị tổn thương, chức năng thận bị ảnh hưởng, không thể khôi phục các chất dinh dưỡng tạo nên xương trở lại máu, dẫn đến tình trạng đau xương, mỏng xương.
Bên cạnh đó, bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị và đến bệnh viện nếu gặp bất cứ tác dụng phụ nào trong quá trình sử dụng thuốc.
Tương tác thuốc
Thuốc Mocrea Tenofovir xảy ra tương tác với các thuốc:
- Các thuốc chịu ảnh hưởng hoặc bị chuyển hóa bởi men gan: Xảy ra tương tác về đặc tính dược động học của tenofovir. Tenofovir và các tiền chất không phải là chất nền của CYP450, không gây ức chế các CYP đồng phân 3A4, 2D6, 2C9, hoặc 2E1 nhưng hơi ức chế nhẹ trên 1A.
- Tenofovir không được dùng phối hợp cùng với adefovir dipivoxil.
- Tenofovir làm giảm nồng độ atazanavir sulfate trong huyết tương.
- Tenofovir làm tăng nồng độ didanosin trong huyết tương. Do đó, trong trường hợp sử dụng đồng thời với didanosin thì phải uống tenofovir trước khi uống didanosin 2 giờ hoặc sau khi uống didanosin 1 giờ.
- Tenofovir làm giảm nồng độ lamivudin trong huyết tương.
- Indinavir dùng đồng thời với tenofovir: Làm tăng nồng độ Tenofovir và làm giảm nồng độ indinavir trong huyết tương.
- Tenofovir dùng đồng thời với lopinavir và ritonavir: Tăng nồng độ tenofovir trong huyết tương, giảm nồng độ lopinavir và nồng độ đỉnh ritonavir trong huyết tương.
- Tenofovir dùng đồng thời với thuốc được thải chủ yếu qua thận (aciclovir, cidofovir, ganciclovir, valacyclovir, valganciclovir): Làm tăng nồng độ trong huyết thanh của tenofovir hoặc của thuốc kia do tranh chấp đường đào thải.
- Các thuốc làm giảm chức năng thận có thể làm tăng nồng độ tenofovir trong huyết thanh.
Thận trọng khi sử dụng Mocrea Tenofovir
Mocrea Tenofovir thận trọng khi sử dụng trên:
- Trẻ em dưới 18 tuổi và người trên 65 tuổi do thuốc chưa đủ dữ liệu an toàn sử dụng trên đối tượng này.
- Phụ nữ có thai và cho con bú: Chưa có thông tin về Tenofovir đi qua sữa mẹ hay ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, để đảm bảo an toàn không dùng thuốc này trên phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Chú ý đề phòng trên bệnh nhân gan to, các vấn đề khác về gan.
- Rất thận trọng khi sử dụng Tenofovir trên bệnh nhân suy thận, tổn thương thận nghiêm trọng.
Quá liều, quên liều và cách xử trí
Thuốc phải được uống đúng giờ, đúng và đủ liều, các liều cách đều nhau.
Trong trường hợp quên liều: Người bệnh cần uống ngay khi nhớ lại. Nhưng thời điểm nhớ ra gần liều tiếp theo thì không uống bù. Không được tự ý tăng liều gấp đôi để bù cho liều đã quên.
Quá liều: Chưa có báo cáo về triệu chứng nguy hiểm bởi uống quá liều. Trong trường hợp nghi ngờ hoặc biểu hiện bất thường, thì người bệnh nên đến bệnh viện để được can thiệp các liệu pháp chữa trị phù hợp.
Nguồn tham khảo
↑1 | Theo DrugBank, “Thông tin thuốc Mocrea Tenofovir”, xem tại: https://drugbank.vn/thuoc/Mocrea-Tenofovir-300&QL%C4%90B-500-15 (Truy cập ngày 06/09/2021) |
---|---|
↑2 | Theo Wikipedia, “Tenofovir disoproxil”, xem tại: https://en.m.wikipedia.org/wiki/Tenofovir_disoproxil (Truy cập ngày 06/09/2021) |
↑3 | Theo Dược thư quốc gia 2018 trang 1335 – 1336, xem tại: https://media.amaassn.org/2021/02/Duoc-thu-Quoc-gia-2018.pdf (Truy cập ngày 06/09/2021) |
Chưa có đánh giá nào.