Danh mục | Thuốc giảm đau và chăm sóc giảm nhẹ |
Thương hiệu | Egis Pharmaceuticals Private Limited |
Sản xuất | Egis Pharmaceuticals Private Limited Company |
Số đăng ký | VN-20499-17 |
Dạng bào chế | Thuốc phun mù |
Quy cách đóng gói | Lọ 38g |
Thuốc Lidocain 10% giá bao nhiêu? Là thuốc gì? Có tác dụng gì?
Gây tê là phương pháp được áp dụng phổ biến trong các cuộc phẫu thuật như tiểu phẫu vùng răng miệng, sản khoa. Trong đó, Lidocain 10% là một trong số các thuốc gây tê lâu đời thường được các bác sĩ sử dụng. Hiện nay, thuốc còn được bào chế dưới dạng phụ mù, giúp hạn chế tối đa các tác động gây kích ứng nơi dùng thuốc. Vậy Lidocain 10% giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Cùng Nhà Thuốc Việt Pháp 1 tìm hiểu các thông tin trên của thuốc phu mù qua bài viết dưới đây.
Lidocain 10% là thuốc gì?
Lidocain 10% là thuốc bán theo đơn được bào chế dưới dạng phun mù. Thuốc được dùng để gây tê giảm đau trong các trường hợp phẫu thuật nha khoa, sản khoa, tai, mũi, họng…
Một số thông tin về xịt Lidocain 10%:
- Công ty sản xuất và đăng ký: Egis Pharmaceuticals Private Limited Company. 106 Budapest, Keresztúri út 30-38, Hungary.
- Số đăng ký: VN-20499-17.
- Dạng bào chế: Thuốc phun mù.
- Quy cách đóng gói: Lọ 38g.
Thuốc phun mù Lidocain 10% giá bao nhiêu?
Lidocain 10% giá bán tại Nhà Thuốc Việt Pháp 1 là 450.000VND/ hộp.
Thuốc Lidocain 10% mua ở đâu chính hãng?
Hiện nay, quý khách có thể mua thuốc Lidocain 10% tại nhiều nhà thuốc trên toàn quốc trong đó có Nhà Thuốc Việt Pháp 1. Nhà thuốc trụ tại địa chỉ: Số 168 Ngọc Khánh, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội (Xem bản đồ) là nơi quý khách có thể yên tâm về chất lượng của thuốc khi mua hàng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về thuốc quý khách có thể liên hệ tới trang web nhà thuốc hoặc qua số 0962.260.002 để được tư vấn cụ thể.
Thành phần
Thuốc tê xịt Lidocain 10% có chứa các thành phần:
- Lidocain: 3,8g.
- Tá dược: Ethanol 96%, dầu bạc hà, propylene glycol.
Thuốc Lidocain 10% có tác dụng gì?
Lidocain 10% phun mù có chứa thành phần chính là Lidocaine – một chất gây tê cục bộ thường được sử dụng để gây tê tại chỗ. Vị trí tác dụng của lidocain là ở các kênh ion natri trên bề mặt bên trong màng tế bào thần kinh. Dạng không tích điện khuếch tán qua vỏ thần kinh vào sợi trục trước khi ion hóa bằng cách kết hợp với các ion hydro.
Cation thu được sẽ liên kết thuận nghịch với các kênh Natri từ bên trong, ngăn cản quá trình khử cực thần kinh. Do đó có tác dụng phong bế thần kinh, cản trở việc dẫn truyền xung thần kinh từ đó gây tê tại chỗ[1].
Chỉ định điều trị
Lidocain 10% có tác dụng gây tê tại chỗ được được dùng để gây tê trong thời gian ngắn trong các trường hợp sau [2]:
Gây tê trong nha khoa và phẫu thuật miệng:
- Phẫu thuật rạch một áp xe nông, nhổ các răng sắp rụng bị lung lay, lấy bỏ mảnh xương và khâu các vết thương ở niêm mạc.
- Gây tê nướu răng để gắn cầu răng hay mão răng.
Trong các bệnh tai mũi họng:
- Điều trị chảy máu cam trước khi đốt điện, cắt bỏ polyp mũi và cắt vách mũi.
- Dùng gây tê trước khi cắt amidan để ức chế phản xạ của hầu.
- Gây tê bổ sung trước khi chọc xoang hàm hay trước khi chọc rạch mở một áp xe quanh amidan.
- Dùng trước khi bơm rửa xoang.
Gây tê trong nội soi và thăm khám bằng dụng cụ:
- Gây tê vùng hầu trước khi đút ống nội soi qua mũi hay miệng.
- Dùng trước khi soi trực tràng và thay canun.
Trong phụ khoa và sản khoa:
- Khi tiến hành và/hay điều trị thủ thuật cắt âm hộ.
- Gây tê vùng mổ trong phẫu thuật âm đạo, trong phẫu thuật một phần tử cung, rạch hay khi điều trị rách màng trinh hay khâu áp xe.
Trong da liễu:
- Tiểu phẫu tại da và niêm mạc.
Chống chỉ định
Thuốc Lidocain 10% không được dùng trong các trường hợp:
- Không dùng Lidocain 10% với người bị quá mẫn với thành phần của thuốc.
- Bệnh nhân có chức năng tâm thất trái suy giảm đáng kể, Block nhĩ – thất độ II-III và rối loạn dẫn truyền trong tâm thất.
- Người mắc hội chứng Adams-stokes, hội chứng suy nút xoang, nhịp tim chậm nghiêm trọng.
- Sốc do tim.
- Không dùng thuốc cùng với các vật dụng bằng thạch cao vì có nguy cơ hút vào phổi, chỉ được dùng với các vật dụng lấy dấu răng bằng cao su.
Cách sử dụng thuốc phun mù Lidocain 10%
Cách dùng
Đầu tiên cần vệ sinh nơi cần phun mù sau đó đặt vùng xịt vào vị trí đó và xịt thuốc. Khi xịt thuốc cần phải cầm chai thuốc thẳng đứng.
Liều dùng
Mỗi lần xịt thuốc giải phóng ra 4,8mg lidocaine trên bề mặt. Tùy theo chỉ định và diện tích của khu vực cần gây tê người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng liều thích hợp. Liều khuyến cáo sử dụng tương đương từ 1 – 3 lần bơm.
Chỉ định |
Liều lượng |
Nha khoa |
1 – 3 lần |
Phẫu thuật miệng |
1 – 4 lần |
Tai-mũi-họng |
1 – 4 lần |
Nội soi |
2 – 3 lần |
Sản khoa |
15 – 20 lần |
Phụ khoa |
4 – 5 lần |
Da liễu |
1 – 3 lần |
Tác dụng phụ của thuốc
Lidocain 10% 38g gây ra một số tác dụng không mong muốn cho người sử dụng như:
- Gây cảm giác châm chích nhẹ trong lúc bơm thuốc (kéo dài khoảng 1 phút).
- Các phản ứng dị ứng hay các phản ứng trên hệ thần kinh và tim mạch rất hiếm khi xảy ra.
Thận trọng
Thận trọng khi dùng thuốc Lidocain 10% 38g trong các trường hợp:
- Thương tổn chức năng gan, huyết áp thấp, suy giảm chức năng thận, suy tuần hoàn và động kinh, lúc này cần giảm liều thuốc.
- Thận trọng khi phun vào niêm mạc có thương tổn, người cao tuổi và/hoặc bệnh nhân suy kiệt, bệnh nhân đã hoặc đang sử dụng thuốc thuộc nhóm lidocaine để điều trị bệnh tim.
- Thuốc Lidocain có thể dùng cho trẻ em trong nha khoa và phẫu thuật miệng. Tuy nhiên không dùng phun trực tiếp vào họng của trẻ em dưới 2 tuổi. Nên dùng thuốc phun mù dưới dạng bôi bằng tăm bông dưới dạng bôi để không làm trẻ sợ hãi khi bơm thuốc, đồng thời tránh cảm giác châm chích.
- Lidocain ức chế phản xạ hầu và lan đến thanh quản và khí quản, gây ức chế phản xạ ho. Điều này có thể dẫn đến viêm phế quản-phổi do đó còn phải thận trọng khi sử dụng trong phẫu thuật vùng hầu hay mũi-họng.
Tương tác thuốc
Thuốc tê xịt Lidocain 10% gây tương tác khi sử dụng cùng các thuốc khác như:
- Chlorpromazine, pethidine, bupivacain, quinidine, disopyramide, cimetidine, propranolol, amitryptiline, imipramine và nortriptyline: Làm tăng nồng độ lidocain trong huyết thanh.
- Thuốc thuộc nhóm I/a (như quinidine, disopyramide, procainamide ): Có thể gây block nhĩ-thất hay rung thất.
- Phenytoin: Gây tăng tác dụng ức chế trên của lidocain.
- Procainamide + lidocain: Gây ra các tác dụng phụ về thần kinh (mê sảng, ảo giác).
- Thuốc chẹn thần kinh-cơ: Lidocain làm giảm sự dẫn truyền ở các điểm nối thần kinh-cơ, từ đó làm tăng tác dụng của các chẹn thần linh cơ.
- Trong trường hợp ngộ độc digitalis, lidocain có thể làm block nhĩ-thất đang có trở nên nghiêm trọng hơn.
- Rượu: Làm tăng tác dụng ức chế hô hấp của lidocain từ đó có thể gây nên các tác dụng phụ.
Cách xử trí khi quá liều
Khi dùng quá liều thuốc, cần thực hiện ngay các biện pháp xử trí:
- Phải giữ đường thông khí được thông suốt, có thể cho thở oxy và/hoặc hô hấp nhân tạo.
- Khi các cơn co giật xảy ra cần cho bệnh nhân dùng 50 – 100mg succinylcholine và/hoặc 5 – 15mg diazepam, có thể sử dụng các thuốc barbiturat tác dụng ngắn Thẩm phân không có hiệu quả trong giai đoạn cấp khi quá liều.
- Dùng Atropin liều từ 0,5 – 1,0 mg theo đường tĩnh mạch có thể giúp điều chỉnh nhịp tim chậm và sự dẫn truyền đang rối loạn.
- Nếu bị ngưng tim cần phải xoa bóp tim ngay.
Có sử dụng Lidocain 10% dạng xịt cho phụ nữ có thai và cho con bú không?
Phụ nữ nữ có thai
Thuốc có thể đi qua nha thai tuy nhiên khi dùng thuốc phun mù với liều điều trị được khuyến cáo thì không gây nguy hiểm cho người mẹ.
Phụ nữ cho con bú
Lidocain có thể đi vào sữa mẹ ở mức độ thấp tuy nhiên, cần cẩn thận trọng khi sử dụng.
Ảnh hưởng của thuốc tê Lidocain 10% đối với người thường xuyên lái xe và vận hành máy móc?
Lidocain 10% xịt không gây ảnh hưởng đến người thường xuyên lái xe và vận hành máy móc.
Lưu ý khi sử dụng
- Không cho thuốc phun mù tiếp xúc với mắt hay lọt vào các đường thông khí (nguy cơ hút vào phổi).
- Bảo quản ở nơi thoáng mát, nhiệt độ giữa 15 – 25°C tránh ánh nắng trực tiếp và ẩm mốc
Trên đây, Nhà Thuốc Việt Pháp 1 đã giới thiệu đến bạn thông tin về thuốc phun mù Lidocain 10%. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc sử dụng Lidocain 10% đúng cách, an toàn và hiệu quả.
Nguồn tham khảo
↑1 | Tham khảo: Cơ chế tác dụng của Lidocain tại https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK539881/. Truy cập ngày 26/8/2023. |
---|---|
↑2 | Tham khảo: Chỉ định của thuốc xịt Lidocain tại Pubmed https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2667193/. Truy cập ngày 26/8/2023 |
Chưa có đánh giá nào.