Thuốc Hepatymo 300mg là loại thuốc kháng retrovirus, được sử dụng trong điều trị HIV-1 ở người trưởng thành khi phối hợp với thuốc khác, viêm gan B. Bài viết dưới đây Nhà thuốc Việt Pháp 1 sẽ đề cập đến thuốc này với các thông tin thuốc Hepatymo 300mg mua ở đâu? Giá bao nhiêu? Cùng những thắc mắc khác mà người dùng quan tâm.
Hepatymo 300mg là thuốc gì?
Thuốc Hepatymo 300mg là thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, thường được chỉ định trong điều trị viêm gan B, HIV-1 khi kết hợp với những thuốc kháng virus khác.
Thông tin về thuốc Hepatymo 300mg [1] :
- Nhóm thuốc: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thuốc kê đơn.
- SĐK: VD-21746-14.
- Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
- Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
- Hạn sử dụng: 36 tháng.
- Công ty sản xuất: Công ty Liên doanh Meyer – BPC. Địa chỉ: 6A3 – quốc lộ 60, phường Phú Tân, TP. Bến Tre, tỉnh Bến Tre Việt Nam.
- Công ty đăng ký: Công ty Liên doanh Meyer – BPC. Địa chỉ: 6A3 – quốc lộ 60, phường Phú Tân, TP. Bến Tre, tỉnh Bến Tre Việt Nam.
Thuốc Hepatymo 300mg giá bao nhiêu?
Thuốc Hepatymo 300mg có giá 300.000 đồng/hộp 3 vỉ x 10 viên. Tuy nhiên, giá thuốc có thể có sự chênh lệch nhỏ tại các cơ sở phân phối thuốc, bệnh viện.
Mua thuốc Hepatymo 300mg ở đâu?
Nếu bạn chưa biết địa điểm mua thuốc ở đâu chính hãng, chất lượng thì chúng tôi xin giới thiệu đến bạn địa chỉ kinh doanh dược uy tín, tin cậy tại Hà Nội đó là nhà thuốc Việt Pháp 1. Nhà thuốc lưu hành đa dạng sản phẩm phục vụ sức khỏe với mức giá hợp lý và đội ngũ tư vấn giàu chuyên môn. Do đó, nếu bạn có nhu cầu mua thuốc Hepatymo 300mg hoặc mong muốn được giải đáp thắc mắc thì hãy liên hệ với nhà thuốc Việt Pháp 1 qua số điện thoại: 0962.260.002 hoặc đến trực tiếp địa điểm kinh doanh: Quầy 102 tầng 1 – 168 Ngọc Khánh, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
Thành phần có trong thuốc Hepatymo 300mg
- Dược chất chính: Tenofovir disoproxil fumarate.
- Tá dược: Lactose, Avicel, Tinh bột ngô, Croscarmellose sodium, Aerosil, Natri lauryl sulfate, Magnesium stearat, HPMC 606, HPMC 615, PEG 6000, Talc, Titan dioxyd, Vàng tartrazin, Caramel vừa đủ 1 viên.
Tác dụng của thuốc Hepatymo 300mg
Dược lực học
Dược chất chính có trong Hepatymo là Tenofovir disoproxil fumarate. Tenofovir [2] thuộc nhóm thuốc ức chế men sao chép ngược nucleoside (NRTIs) và đồng thời, nó cũng là một chất ức chế men sao chép ngược của virus viêm gan B (RTI). Hoạt chất Tenofovir hoạt động trên HIV tương tự như trên nhiễm virus viêm gan B mãn tính. Nó ngăn chặn men sao chép ngược – một loại enzyme cần thiết để mỗi virus tạo ra các bản sao của chính nó một cách hiệu quả. Việc ngăn chặn men sao chép ngược này có thể làm giảm số lượng virus trong máu của bạn. Ngoài ra, Tenofovir cũng có thể làm tăng số lượng tế bào CD4 – một tế bào bạch cầu chống lại nhiễm trùng.
Dược động học
Hấp thu: Người bệnh uống dược chất chính Tenofovir disoproxil fumarate vào cơ thể thì thuốc được hấp thu nhanh chóng và chuyển thành tenofovir.
Phân bố: Thuốc phân bố khắp mô, đặc biệt là trên gan, thận. Thuốc gắn vào protein huyết tương là 1% và protein huyết thanh 7%.
Thải trừ: Đào thải chủ yếu qua nước tiểu.
Chỉ định
Hepatymo 300mg được sử dụng phối hợp cùng các loại thuốc khác để điều trị nhiễm virus HIV ở người trưởng thành và trẻ em từ 2 tuổi trở lên. Tenofovir cũng được sử dụng để điều trị HBV mạn tính [3] ở người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên (với trọng lượng cơ thể trên 10kg).
Dự phòng trong trường hợp: Cán bộ y tế tiếp xúc với các bệnh phẩm (máu, dịch cơ thể…) có nguy cơ lây nhiễm HIV, nhưng cần kết hợp dùng cùng các thuốc kháng retrovirus khác.
Viêm gan B mạn tính ở người lớn trên 18 tuổi có chức năng gan còn bù, có chứng cứ sự nhân lên của virus, tăng ALT kéo dài, viêm gan hoạt động và hay hoặc có mô xơ gan được minh chứng bằng tổ chức học.
Hướng dẫn sử dụng Hepatymo 300mg
Tất cả liều dùng, cách sử dụng được bác sĩ hướng dẫn trong đơn thuốc, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn này. Dưới đây chỉ là liều lượng tham khảo mà bệnh nhân có thể tìm hiểu:
Cách sử dụng
Với dạng bào chế viên nén bao phim, bạn sử dụng bằng đường uống cùng nhiều nước lọc. Uống nguyên viên thuốc, không bẻ hay nghiền nhỏ.
Thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn nên có thể uống vào lúc no hay lúc đói đều được.
Liều dùng
Sử dụng trên người lớn trong trường hợp:
– Điều trị nhiễm HIV: Ngày 1 lần x 1 viên. Kết hợp cùng thuốc kháng retrovirus khác.
– Dự phòng nhiễm HIV: Sử dụng 1 viên một lần/ngày. Cần phối hợp cùng thuốc kháng virus khác. Dùng càng sớm, khả năng dự phòng càng cao, trong vòng vài giờ sau khi phơi nhiễm. Tiếp tục sử dụng trong 4 tuần tiếp nếu đạt được độ dung nạp tốt.
– Điều trị viêm gan siêu vi B mạn tính: 1 viên/ngày/lần. Dùng trong hơn 48 tuần.
– Bệnh nhân suy thận: Cần giảm liều cho người bệnh thông qua việc thay đổi khoảng cách thời gian đưa thuốc vào cơ thể. Điều chỉnh thông qua độ thanh thải creatinin:
- Clcreatinin >= 50ml/phút: Sử dụng liều thông thường 1 lần/ngày.
- Clcreatinin 30 – 49 ml/phút: Dùng cách nhau 48 giờ.
- Clcreatinin 10 – 29 ml/phút: Khoảng cách giữa những lần dùng từ 72 – 96 giờ.
– Bệnh nhân thẩm phân máu: Sử dụng mỗi liều cách nhau 7 ngày hoặc sau khi thẩm phân 12 giờ.
– Bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan: Không cần thay đổi liều.
Chống chỉ định
Hepatymo chống chỉ định trên những bệnh nhân quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
Tác dụng phụ
Thuốc hepatymo gây ra những tác dụng không mong muốn sau:
Thường gặp:
- Toàn thân: Mệt mỏi, đau nhức cơ, đầu.
- Trên hệ tiêu hóa: Ỉa chảy, chướng bụng, khó tiêu, chán ăn, buồn nôn, nôn. Tăng amylase huyết thanh, viêm tụy.
- Da: Phát ban.
- Huyết học: Giảm bạch cầu trung tính, hạ phosphat huyết.
- Hóa sinh: Làm tăng kết quả xét nghiệm ALT, AST, glucose niệu.
Ít gặp: Đau bụng, nhiễm độc trên gan, thận (nhất là khi dùng liều cao).
Hiếm gặp: Gan bị nhiễm độc, nhiễm toan lactic kèm biểu hiện đau bụng, chán ăn, ỉa chảy, toàn thân khó chịu, đau cơ hoặc chuột rút, buồn nôn, buồn ngủ.
Suy thận cấp, protein niệu, hội chứng Fanconi, hoại tử ống thận, viêm tụy.
Các tác dụng phụ khác: Bệnh thần kinh ngoại biên, mất ngủ, trầm cảm, suy nhược, ra mồ hôi.
Bệnh nhân cần ngưng sử dụng thuốc nếu xuất hiện triệu chứng tổn thương gan, thận và thông báo cho bác sĩ các phản ứng phụ gặp phải.
Tương tác thuốc
- Hepatymo có thể xảy ra tương tác với các loại thuốc, vitamin hoặc thảo dược mà đang sử dụng. Do đó, để tránh xảy ra tương tác, bạn cần trình bày đầy đủ với bác sĩ điều trị những loại thuốc đang dùng.
- Không nên dùng đồng thời Tenofovir disoproxil fumarat (dược chất chính của Hepatymo) với: Didanosine, Atazanavir, Tracrolimus và những thuốc làm giảm hoặc cạnh tranh khi thải trừ qua thận.
- Tenofovir dùng đồng thời với thuốc được thải chủ yếu qua thận như: Aciclovir, cidofovir, ganciclovir, valacyclovir, valganciclovir sẽ gây tăng nồng độ trong huyết thanh của tenofovir hoặc những thuốc kia do cạnh tranh con đường đào thải.
- Các thuốc làm giảm chức năng thận có thể làm tăng nồng độ tenofovir trong huyết thanh.
Thận trọng khi sử dụng Hepatymo 300mg
- Theo dõi nồng độ aminotransferase, nếu tăng nhanh hay xuất hiện dấu hiệu gan to dần, gan nhiễm mỡ hoặc bị nhiễm toan chuyển hoá hay do acid lactic không rõ nguyên nhân, thì phải ngừng sử dụng tenofovir disoproxil fumarat [4].
- Thận trọng khi dùng trên bệnh nhân gan to hay có những nguy cơ khác về bệnh gan.
- Đối với người suy thận: Hết sức thận trọng và cần giảm liều sử dụng.
- Không dùng cho phụ nữ mang thai.
Chưa có báo cáo nào chỉ ra thuốc hepatymo có đi qua sữa mẹ. Tuy nhiên, người mẹ dùng tenofovir để điều trị HIV không được cho con bú để phòng lây nhiễm sang con.
Quá liều, quên liều và cách xử trí
Quá liều: Khi dùng quá liều, có thể bắt gặp những phản ứng phụ.
Xử trí quá liều: Điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Có thể dùng thẩm tách máu để loại tenofovir.
Quên liều: Sử dụng ngay sau khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần đến liều dùng tiếp theo thì hãy bỏ qua liều quên và tiếp tục dùng thuốc như thông thường của bạn. Không được dùng liều gấp đôi để uống bù cho liều đã quên.
Nguồn tham khảo
↑1 | Theo DrugBank, “Thông tin thuốc Hepatymo”, xem tại: https://drugbank.vn/thuoc/Hepatymo&VD-21746-14 (Truy cập ngày 20/08/2021) |
---|---|
↑2 | Theo Heathline, “Tenofovir hoạt động”, xem tại: https://www.healthline.com/health/tenofovir-oral-tablet (Truy cập ngày 20/08/2021) |
↑3 | Theo MedlinePlus, “Why is this medication prescribed?”, xem tại: https://medlineplus.gov/druginfo/meds/a602018.html (Truy cập ngày 20/8/2021) |
↑4 | Theo Dược thư quốc gia (2018) trang 1335 và 1336, xem tại: https://media.amaassn.org/2021/02/Duoc-thu-Quoc-gia-2018.pdf (Truy cập ngày 20/8/2021) |
Chưa có đánh giá nào.