Danh mục | Thuốc chống huyết khối |
Xuất xứ | Việt Nam |
Công ty sản xuất | Công ty cổ phần Dược phẩm trung ương I – Pharbaco |
Số đăng ký | VD-20824-14 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Thành phần | Acenocoumarol |
Huyết khối hay cục máu đông là kết quả của quá trình phóng thích chất trung gian hóa học của tiểu cầu để gắn kết các tiểu cầu với nhau nhau ngăn chặn tình trạng chảy máu. Huyết khối có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng đa số là tĩnh mạch nhất là các tĩnh mạch sâu gây ra nhiều biến chứng đặc biệt trên tim mạch có nguy cơ tử vong cao. Vậy làm thế nào để dự phòng huyết khối tắc mạch? Aceronko 1mg là một trong những thuốc trên thị trường hiện nay được kê đơn để dự phòng huyết khối tắc mạch. Vậy Aceronko 1 là thuốc gì? Giá bao nhiêu? Liều dùng – Cách dùng? Những băn khoăn này sẽ được Nhà Thuốc Việt Pháp 1 giải đáp qua bài viết dưới đây.
Aceronko 1 là thuốc gì?
Aceronko 1 là thuốc kê đơn dùng điều trị dự phòng huyết khối tắc mạch trong bệnh tim gây tắc mạch và nhồi máu cơ tim. Ngoài ra Aceronko còn được dùng dự phòng và điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu, nghẽn mạch phổi.
Một số thông tin về thuốc Aceronko 1:
- Nhóm thuốc: Thuốc chống huyết khối.
- Công ty sản xuất và đăng ký: Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương I – Phabarco. Địa chỉ: 160 Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
- Số đăng ký: VD-20825-14.
- Dạng bào chế: Viên nén.
- Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
- Hạn sử dụng: 48 tháng kể từ ngày sản xuất được in trên bao bì sản phẩm.
Thuốc Aceronko 1 giá bao nhiêu?
Giá thuốc trên thị trường là 90,000 VNĐ hộp 2 vỉ x 14 viên. Giá Aceronko có sự khác nhau tùy thuộc vào từng cơ sở kinh doanh bán lẻ thuốc, mức chênh lệch là không đáng kể.
Aceronko 1 mua ở đâu chính hãng?
Hiện nay thuốc Aceronko 1 đã được phân bố tại nhiều nhà thuốc trên khắp địa bàn thủ đô Hà Nội trong đó có Nhà Thuốc Việt Pháp 1 là một trong những cơ sở kinh doanh, bán lẻ thuốc uy tín mà người tiêu dùng có thể tin tưởng. Nhà thuốc Việt Pháp 1 chúng tôi cam kết luôn cung cấp các sản phẩm chính hãng, đầy đủ giấy tờ với giá cả hợp lý nhất đến khách hàng.
Quý khách đến mua thuốc tại Nhà thuốc tại địa chỉ: Quầy 102 tầng 1 – 168 Ngọc Khánh, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội (xem bản đồ).
Nếu có thắc mắc gì về cách sử dụng sản phẩm hãy liên hệ đến hotline của Nhà thuốc: 0962.260.002 hoặc 0974.360.996 để nhận được những tư vấn và giải đáp tốt nhất trong quá trình mua và sử dụng thuốc.
Thành phần
Mỗi viên nén Aceronko 1 chứa:
- Hoạt chất Acenocoumarol: 1,0 mg.
- Tá dược vừa đủ 1 viên: Tinh bột ngô, Magnesi stearat, Lactose 80 mesh, Aerosil R200, Starch 1500.
Cơ chế tác dụng của Aceronko 1
- Acenocoumarol[1] là một dẫn xuất của coumarin có tác dụng như một chất kháng vitamin K bằng cách can thiệp vào cơ chế khử vitamin K ở gan. Vitamin K dạng khử là đồng yếu tố của một enzym carboxylase giúp vận chuyển acid glutamic thành acid gamma – carboxyglutamic có tác dụng xúc tác tương tác giữa bốn yếu tố đông máu (yếu tố II, VII, IX, X)và hai chất ức chế đông máu (protein S và C). Acenocoumarol có tác dụng chống đông máu gián tiếp bằng cách ngăn chặn sự tổng hợp các dạng hoạt động của các yếu tố đông máu.
- Acenocoumarol dùng đường uống có tác dụng gây hạ Prothrombin máu từ 36 – 72 giờ, để cân bằng điều trị cần dùng nhiều ngày. Tác dụng chống đông máu có thể kéo dài thêm 2 – 3 ngày sau khi ngừng dùng thuốc. Tuy không có tác dụng tiêu huyết khối trực tiếp nhưng hoạt chất Acenocoumarol có thể hạn chế sự phát triển của các cục huyết khối có trước và ngăn ngừa được các triệu chứng của huyết khối tắc mạch thứ phát.
Chỉ định
Aceronko 1 được chỉ định trong những trường hợp sau[2]:
- Dự phòng biến chứng huyết khối tắc mạch trong bệnh tim gây tắc mạch như bệnh van 2 lá, van nhân tạo, rung nhĩ.
- Dự phòng biến chứng huyết khối tắc mạch trong nhồi máu cơ tim như: rối loạn chức năng thất trái nặng, loạn động thất trái gây tắc mạch khi điều trị tiếp thay cho heparin, huyết khối trên thành tim
- Dự phòng tái phát nhồi máu cơ tim trên bệnh nhân không dùng được Aspirin.
- Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu và nghẽn mạch phổi, dự phòng tái phát khi thay thế tiếp cho heparin.
- Dự phòng huyết khối tĩnh mạch, nghẽn mạch phổi trong phẫu thuật khớp háng.
- Dự phòng huyết khối trong ống thông.
Chống chỉ định
Chống chỉ định sử dụng thuốc Aceronko 1 trong những trường hợp sau:
- Bệnh nhân dị ứng hay mẫn cảm với hoạt chất Acenocoumarol hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Bệnh nhân suy gan nặng.
- Bệnh nhân suy thận nặng với độ thanh thải creatinin < 20 ml/phút.
- Giãn tĩnh mạch thực quản.
- Người có nguy cơ chảy máu hoặc mới can thiệp ngoại khoa về thần kinh và mắt hoặc có khả năng phải mổ lại.
- Tai biến mạch máu não (trừ trường hợp nghẽn mạch ở nơi khác).
- Người đang tiến triển loét dạ dày – tá tràng.
- Chống chỉ định kết hợp thuốc Aceronko 1 với thuốc chống viêm không steroid nhân pyrazol, aspirin liều cao, miconazol đường toàn thân hay âm đạo; phenylbutazol, cloramphenicol, difsunisal.
Liều dùng – Cách dùng của Aceronko 1
Liều dùng
- Liều dùng tham khảo cho người lớn:
+ 2 ngày đầu: 4mg/ngày.
+ Từ ngày thứ 3: thông thường từ 1 – 8mg/ngày. Cần tiến hành kiểm tra sinh học để xác định liều điều trị, điều chỉnh liều Aceronko theo từng nấc 1mg.
- Liều dùng tham khảo cho người cao tuổi:
+ Liều khởi đầu < 4 mg/ngày phụ thuộc vào đáp ứng của bệnh nhân.
+ Liều dùng hàng ngày thường bằng 1/2 đến 3/4 liều dùng của người lớn.
- Liều dùng cho trẻ em:
+ Trẻ > 3 tuổi: Liều tính theo kg thể trọng tương tự người lớn.
+ Liều khởi đầu Aceronko tham khảo dùng cho trẻ em tính theo mg/kg/ngày:
Dưới 12 tháng | 12 tháng – 3 năm | > 3 tuổi – 18 tuổi | |
Acenocoumarol | 0,14 | 0,08 | 0,05 |
Cách dùng
- Aceronko 1 được bào chế dưới dạng viên nén dùng đường uống.
- Uống Aceronko ở dạng nguyên vẹn cùng với nước lọc.
- Nên dùng thuốc vào cùng một thời điểm trong ngày và dùng thường xuyên theo đúng liều dùng quy định.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Aceronko
- Cho đến thời điểm hiện tại việc sử dụng thuốc chống đông máu cho trẻ em còn nhiều hạn chế, khi bắt đầu và trong quá trình điều trị bằng thuốc cần phải tiến hành tại cơ sở chuyên khoa. Theo dõi INR thường xuyên để xác định nhịp độ dùng thuốc và hiệu chỉnh liều dùng hàng ngày.
- Trong quá trình điều trị bằng thuốc cần phải kiểm tra sinh học (INR) định kỳ và tại cùng một địa điểm:
Không dùng thuốc chống đông máu: INR ở người bình thường là 1.
Dùng thuốc chống đông máu:
Giá trị INR | Ý nghĩa |
INR < 2 | Dùng thuốc Aceronko chưa đủ |
2 < INR < 3 | Đạt ngưỡng điều trị mong muốn |
INR > 3 | Dùng thừa thuốc Aceronko |
INR > 5 | Nguy cơ chảy máu |
- Tiến hành kiểm tra INR lần đầu tiên trong khoảng 48 giờ kể từ khi dùng liều lần đầu tiên để phát hiện đáp ứng của từng bệnh nhân với thuốc. Nếu INR > 2 báo hiệu sẽ quá liều khi cân bằng và cần giảm liều trong quá trình điều trị. Tiến hành kiểm tra lần thứ 2 sau 3 – 6 ngày và những lần kiểm tra tiếp theo từ 2 – 4 ngày cho đến khi INR ổn định. Kiểm tra INR cách xa dần và tối đa 1 lần/ tháng.
- Xem xét từng trường hợp đối với bệnh nhân có can thiệp ngoại khoa trước khi dùng Aceronko để tạm ngưng hoặc điều chỉnh liều dùng thuốc chống đông máu phụ thuộc vào nguy cơ huyết khối của bệnh nhân và nguy cơ chảy máu tùy theo từng loại phẫu thuật.
- Thận trọng theo dõi việc dùng thuốc trên bệnh nhân suy gan, suy thận hoặc hạ protein huyết tương để có thể điều chỉnh liều phù hợp.
- Trong những tháng đầu điều trị bằng thuốc Aceronko có thể dễ xảy ra tai biến xuất huyết do đó cần theo dõi chặt chẽ, đặc biệt trên bệnh nhân đã xuất viện trở về nhà.
- Khi sử dụng Aceronko để nối tiếp heparin: Do tác dụng chống đông máu chậm của Aceronko, heparin cần phải duy trì với liều không đổi trong khoảng thời gian thích hợp cho tới khi kiếm tra sinh học (INR) đạt trị số mong muốn trong 2 ngày liên tiếp. Nếu xuất hiện giảm tiểu cầu do heparin không nên sử dụng Aceronko ngay sau khi dừng heparin do có nguy cơ tăng đông máu.
Tác dụng không mong muốn của Aceronko 1
Trong quá trình sử dụng thuốc Aceronko có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn sau đây[3]:
- Hay gặp (1/100 < ADR <1/10): Xuất huyết có thể xảy ra trên toàn cơ thể như
+ Xuất huyết thần kinh
+ Xuất huyết tạng phủ
+ Xuất huyết trong ổ bụng, nhãn cầu…
- Ít gặp (1/1.000< ADR <1/100):
+ Ỉa chảy (có thể kèm theo mỡ nhiễm trong phân)
+ Đau khớp.
- Hiếm gặp (1/10.000< ADR <1/1.000):
+ Rụng tóc.
+ Hoại tử da khu trú.
+ Mẩn da dị ứng.
- Rất hiếm (1/100.000< ADR <1/10.000):
+ Viêm mạch máu.
+ Nguy cơ tổn thương gan.
Tương tác thuốc
Tương tác thuốc có thể xảy ra khi sử dụng đồng thời Aceronko 1 với các loại thuốc khác. Tương tác này có thể làm tăng tác dụng dược lý của hoạt chất Acenocoumarol , qua đó làm tăng hiệu quả điều trị, cũng có thể làm tăng độc tính của chính Aceronko hoặc thuốc dùng kèm. Dưới đây là các tương tác có thể xảy ra khi sử dụng cùng Aceronko:
Chống chỉ định phối hợp thuốc Aceronko với:
- Aspirin (đặc biệt với liều lớn hơn 3 g/ngày): Tăng nguy cơ chảy máu và tăng tác dụng chống đông máu do ức chế kết tập tiểu cầu và tăng vận chuyển thuốc chống đông máu ra khỏi liên kết với protein huyết tương.
- Miconazol: Tăng dạng tự do trong máu và ức chế chuyển hóa của Aceronko gây xuất huyết bất ngờ nhẹ hay nặng.
- Phenylbutazon: Tăng tác dụng chống đông máu của Aceronko đồng thời gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa.
- Thuốc chống viêm không steroid nhóm pyranzol: Ức chế tiểu cầu và kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa làm tăng nguy cơ chảy máu.
- Rosuvastatin: Tăng khả năng chống đông của Acenocoumarol[4].
Không nên phối hợp thuốc Aceronko với:
- Aspirin liều dưới 3 g/ngày.
- Thuốc chống viêm không steroid (bao gồm cả loại ức chế chọn lọc COX 2)
- Cloramphenicol: Giảm chuyển hóa của thuốc Aceronko tại gan gât tăng tác dụng chống đông máu. Trong trường hợp phải phối hợp Aceronko và Cloramphenicol cần phải kiểm tra sinh học (INR) thường xuyên hơn, xem xét điều chỉnh liều trong và sau 8 ngày khi ngừng sử dụng cloramphenicol.
- Diflunisal: Cạnh tranh liên kết với protein huyết tương gây tăng tác dung chống đông máu của Aceronko. Nên dùng các thuốc giảm đau khác như paracetamol.
Thận trọng khi phối hợp Aceronko với một số thuốc sau do cũng làm thay đổi tác dụng chống đông máu: Cephalosporin, Cimetidin (trên 800 mg/ngày), Alloprinol, Aminoglutetimid, Amiodaron, Androgen, Thuốc chống trầm cảm cường serotonin, Bosentan, Benzbromaron, Cisaprid, Colestyramin, Corticoid (trừ huydrocortison dùng điều trị thay thế trong bệnh Addison), Cyclin, Azol trị nấm, Fluoroquinolon, Heparin, Thuốc gây cảm ứng enzym, Statin, Phenytoin,…
Quá liều và cách xử trí
INR | Tình trạng bệnh nhân | Cách xử trí |
INR trên khoảng điều trị nhưng dưới 5 | Bệnh nhân không có biểu hiện chảy máu hoặc không cần hiệu chỉnh nhanh đông máu trước phẫu thuật. | Bỏ 1 lần uống thuốc và tiếp tục điều trị với liều thấp hơn khi đã đạt INR mong muốn. |
Nếu INR rất gần với INR mong muốn, không cần bỏ lần uống thuốc, chỉ cần giảm liều thuốc. | ||
5 < INR < 9 | Chảy máu lợi hoặc chảy máu cam (Không kèm theo các biểu hiện chảy máu khác) | Bỏ 1 hoặc 2 lần uống thuốc, kết hợp đo INR thường xuyên hơn cho đến khi đạt INR mong muốn sau đó uống lại với liều thấp hơn. |
Các biểu hiện chảy mác khác | Bỏ 1 lần uống thuốc, dùng vitamin K từ 2,5 mg theo đường uống hoặc 0,5 – 1 mg theo đường truyền tĩnh mạch chậm trong 1 giờ. | |
INR > 9 | Không có chảy máu | Bỏ 1 lần uống thuốc, dùng vitamin K từ 3 – 5 mg theo đường uống, hoặc 1 – 1,5 mg theo đường truyền tĩnh mạch chậm trong 1 giờ để đảm bảo INR giảm trong 24 – 48 giờ.
Sau đó dùng lại Acenocoumarol với liều thấp hơn, theo dõi INR thường xuyên và nếu cần lặp lại điều trị với vitamin K. |
INR > 20 | Biểu hiện chảy máu nặng hoặc quá nặng | 1 liều 10 mg vitamin K tiêm tĩnh mạch chậm và tuỳ theo yêu cầu cần cấp cứu, phối hợp với huyết tương tươi đông lạnh. Dùng vitamin K nhắc lại từng 12 giờ một lần cho đến khi INR đạt giá trị mong muốn.
Nếu cần dùng lại thuốc chống đông máu nên xem xét dùng heparin trong một thời gian. |
Ngộ độc do tai nạn | Theo dõi INR và biểu hiện biến chứng chảy máu, đo INR trong 2 – 5 ngày sau đó.
Dùng vitamin K để hiệu chỉnh tác dụng của thuốc. |
Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng được Aceronko 1 không?
Phụ nữ có thai
- Hoạt chất Acenocoumarol có khả năng truyền qua nhau thai.
- Hiện nay đã có báo cáo khoảng 4% xuất hiện dị dạng thai nhi trên người mẹ sử dụng Aceronko trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Vào các tháng còn lại của thai kì vẫn xuất hiện nguy cơ này (bao gồm cả sảy thai). Do đó chỉ sử dụng Aceronko 1 cho phụ nữ có thai khi không thể cho heparin.
Phụ nữ cho con bú
- Acenoccoumarol được phát hiện một phần ở trong sữa mẹ.
- Tránh sử dụng thuốc Aceronko trên phụ nữ cho con bú, chỉ dùng thuốc khi đã cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích cho mẹ và nguy cơ cho bé. Trong trường hợp người mẹ cho con bú phải dùng Aceronko thì nên bù vitamin K cho bé.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Aceronko
Trong quá trình sử dụng thuốc Aceronko 1 cần lưu ý những điểm sau:
- Trong quá trình sử dụng thuốc cần tuân thủ chính xác, hiểu rõ nguy cơ và cách thức xử lí khi quá liều hay dùng nhầm thuốc nhất là đối với người cao tuổi.
- Thuốc Aceronko 1 ảnh hưởng rất ít hoặc không đáng kể đến người lái xe và vận hành máy móc.
- Không sử dụng thuốc Aceronko đã quá hạn sử dụng hoặc có những dấu hiệu bất thường của viên thuốc.
- Bảo quản tại nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa tầm với của trẻ.
- Trong quá trình sử dụng thuốc cần tuân thủ chính xác, hiểu rõ nguy cơ và cách thức xử lí khi quá liều hay dùng nhầm thuốc nhất là đối với người cao tuổi.
- Việc sử dụng Aceronko đôi khi chỉ đem lại cân bằng điều trị sau nhiều tuần. Do đó, mỗi lần thay đổi liều cần kiểm tra INR sau 2 – 4 ngày cho đến khi ổn định.
- Không sử dụng bia, rượu hoặc các chất kích thích khác trong quá trình điều trị bằng Aceronko.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Aceronko 1 mà chúng tôi muốn cung cấp cho bạn đọc. Những thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo giúp người dùng có cái nhìn khách quan hơn trong quá trình mua và sử dụng thuốc.
Nguồn tham khảo
↑1 | Tham khảo thông tin hoạt chất Acenocoumarol tại Wikipedia. Link tham khảo: https://en.wikipedia.org/wiki/Acenocoumarol. Ngày tra cứu: 19/11/2022. |
---|---|
↑2 | Tham khảo chỉ định, chống chỉ định khi sử dụng thuốc tại Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Aceronko. Ngày tra cứu: 19/11/2022. |
↑3 | Tham khảo tác dụng không mong muốn của thuốc Aceronko tại EMC. Link tham khảo: https://www.medicines.org.uk/emc/product/2058. Ngày tra cứu: 19/11/2022. |
↑4 | Theo PubMed, ” Rosuvastatin – Acenocoumarol interation”. Link tham khảo: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16117985/. Ngày tra cứu: 19/11/2022. |
Lê Lan Phương
Nhà thuốc cho em hỏi nếu sử dụng thuốc ở nhà và phải tiến hành kiểm tra INR thường xuyên thì có tốn kém nhiều không ạ?