Bật mí cách chữa ho cho bé khi ngủ với một số mẹo đơn giản và hiệu quả

Hình ảnh bé bị ho và cách chữa ho cho bé khi ngủ

Trẻ nhỏ là những đối tượng dễ bị ho, đặc biệt là trong lúc ngủ. Các cơn ho không chỉ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ mà còn khiến trẻ khó chịu và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Do đó, khi bé gặp tình trạng này, mẹ thường rất lo lắng, mất ăn mất ngủ cùng với trẻ, và tìm cách chữa ho cho bé khi ngủ. Vậy bé bị ho khi ngủ phải làm sao? Cách chữa ho cho bé khi ngủ? Hãy cùng Nhà thuốc Việt Pháp 1 tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây.

Vì sao trẻ hay gặp tình trạng ho khi ngủ?

Cách chữa ho cho bé khi ngủ
Cách chữa ho cho bé khi ngủ

Trẻ nhỏ thường có tình trạng ho vào thời gian giao mùa, thời tiết thay đổi khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Trẻ có thể ho cả ngày, đôi khi đi kèm với đau ngực, bụng, quấy khóc khó chịu. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho khi ngủ như:

  • Nhiệt độ và độ ẩm thấp: Nhiệt độ ban đêm thường thấp hơn ban ngày, chính sự chênh lệch nhiệt độ này cùng với việc sử dụng điều hòa hay quạt khiến bé bị ho nhiều hơn.
  • Ngủ không kê đầu: Bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu tư thế khi ngủ của trẻ không đúng. Tình trạng ho thường đi kèm cùng nghẹt mũi và khó thở. Nếu không kê đầu cho trẻ sẽ khiến cho chất nhầy và dịch từ mũi tràn xuống họng gây nên các cơn ho.
  • Phòng ngủ không sạch sẽ gọn gàng: Phòng ngủ cần được vệ sinh và dọn dẹp vệ sinh, đặc biệt là phòng ngủ của trẻ. Bụi bẩn, lông thú cưng hoặc tóc, xơ vải,… nếu không vệ sinh thường xuyên sẽ tích tụ lại trên ga, mền, gối khiến trẻ có thể hít vào khi đang ngủ, gây ra ho và dị ứng.
  • Trẻ bị viêm họng, hen suyễn, viêm xoang,… ho cũng sẽ xuất hiện cả ngày, kể cả lúc ngủ.
  • Trẻ bị thiếu dưỡng chất hoặc bị trào ngược dạ dày, thực quản.

Cách chữa ho cho bé khi ngủ

Trẻ nhỏ sức đề kháng còn yếu, hệ miễn dịch không đủ sức chống chọi với vi khuẩn và mầm bệnh nên việc cảm ho thường xuyên là không thể tránh khỏi. Vì vậy, để trẻ dễ chịu hơn, giảm ho, ngủ ngon giấc, bạn có thể áp dụng một số mẹo chữa ho khi ngủ như sau:

Cách chữa ho cho bé khi ngủ bằng gừng

Hình ảnh bé bị ho
Hình ảnh bé bị ho

Gừng là một loại thực vật rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Trong gừng chứa nhiều hoạt chất và tinh dầu như hydrocarbon sesquiterpenic: b-zingiberen, b-curcumenen, b-farnesen,… có đặc tính kháng histamin – nguyên nhân chính gây ra các cơn ho ở trẻ. Sử dụng gừng kết hợp với mật ong không chỉ giúp kháng khuẩn mà còn giúp làm ấm cơ thể cho trẻ khi ngủ.

Gừng rửa sạch, giã nhỏ lấy nước rồi cho thêm một chút mật ong vào, khuấy đều cho cho trẻ uống. Tuy nhiên chỉ dùng cách chữa ho cho bé 1 tuổi trở lên.

Dầu bạch đàn, dầu tràm

Dầu bạch đàn và dầu tràm là hai loại dầu được các chuyên gia khuyên dùng cho mẹ bầu, mẹ sau sinh và cả em bé. Dầu có tác dụng làm ấm cơ thể, giúp trẻ chống cảm lạnh và giảm ho hiệu quả. Mẹ có thể xoa dầu vào lòng bàn chân, bàn tay cho trẻ hoặc có thể nhỏ vài giọt lên gối, ga của trẻ. 

Dùng nghệ và mật ong

Nghệ và mật ong được biết đến là bộ đôi nguyên liệu có tính kháng khuẩn tốt, có tác dụng phục hồi niêm mạc bị tổn thương đồng thời xoa dịu cổ họng hiệu quả. Mẹ có thể pha nghệ cùng với mật ong vào nước nóng cho trẻ uống và chỉ áp dụng cách chữa ho cho bé 1 tuổi trở lên.

Húng chanh

Húng chanh hay còn được gọi là tần dày lá hoặc rau thơm lông, là một loại thảo dược chữa ho cho trẻ rất hiệu quả. Theo Đông y, húng chanh có mùi thơm, vị cay, tính ấm nên giúp bé làm ấm cơ thể, tan đờm và thông mũi.

Mẹ có thể dùng 5-6 lá húng chanh tươi, đem rửa sạch rồi giã nát. Cho thêm 1 ít nước nóng, khuấy đều rồi vắt bỏ cái, cho trẻ uống 2 lần/ ngày.

Cách giảm ho cho bé khi ngủ bằng biện pháp thông thường

Cách chữa ho cho bé khi ngủ để bé luôn khỏe mạnh
Cách chữa ho cho bé khi ngủ để bé luôn khỏe mạnh

Dùng siro ho, nước muối loãng để rửa họng, mũi

Vệ sinh mũi làm sạch khoang mũi sẽ giúp cải thiện tình trạng ngạt mũi và sổ mũi một cách hiệu quả. Đây cũng là cách chữa ho cho bé sơ sinhcách chữa ho cho trẻ vào ban đêm có thể áp dụng được. Ngoài ra, đây cũng là phương pháp phòng ngừa các bệnh đường hô hấp như viêm mũi, kích ứng mũi, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Trong quá trình vệ sinh mũi cho trẻ, mẹ nên thực hiện một cách nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. Trường hợp trong khoang mũi còn nhiều dịch nhầy, mẹ có thể tiếp tục rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý cho đến khi mũi của trẻ được thông thoáng.

Dọn dẹp phòng cho trẻ thường xuyên

Cần dọn dẹp phòng cho trẻ thường xuyên, giặt ga gối định kỳ và làm sạch gấu bông, lông thú cưng. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần sử dụng các dung dịch làm sạch chuyên dụng, không gây hại để làm sạch đồ chơi cho trẻ.

Kê cao đầu cho bé khi ngủ

Bên cạnh các biện pháp trên thì việc kê cao đầu cho trẻ khi ngủ cũng là một cách giảm ho cho bé khi ngủ. Phương pháp này giúp trẻ có tư thế ngủ thẳng lưng, giúp trẻ dễ thở hơn và hạn chế các cơn ho.

Không cho trẻ ăn sát giờ ngủ

Rất nhiều trẻ trước khi ngủ có hiện tượng cứ nằm là bị ho. Nếu cho trẻ ăn sát giờ sẽ làm cho thức ăn tiêu hóa không kịp, dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn gây ứ đọng, trào lên thực quản, thanh quản gây ra ho.

Massage vùng ngực cho trẻ

Chữa ho cho bé bằng cách massage vùng ngực
Chữa ho cho bé bằng cách massage vùng ngực

Massage là một biện pháp không chỉ giúp trẻ lưu thông khí huyết và giảm căng thẳng mà còn giúp giảm tức ngực, đau bụng do các cơn ho gây ra.

Nhìn chung có nhiều cách thuyên giảm ho cho trẻ, do vậy tùy vào điều kiện mà các mẹ lựa chọn cách xử lý cho phù hợp. Mong rằng với những thông tin chi tiết trong bài viết trên đây sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh, giúp trẻ phát triển một cách khỏe mạnh.

Dược sĩ Bích Hằng Đã duyệt nội dung
Dược sĩ Bích Hằng - Dược sĩ được đào tạo hệ đại học chính quy từ trường Đại học Y Dược Thái Bình.
Đánh giá bài viết
Bình luận (0 bình luận)

jun88