Danh mục | Thuốc chống nhiễm khuẩn |
Quy cách sản phẩm | Hộp 1 lọ 20ml |
Xuất xứ | Việt Nam |
Công ty sản xuất | Công ty cổ phần dược phẩm Minh Dân. |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược phẩm Minh Dân. |
Số Đăng Ký | VD-26896-17. |
Dạng Bào Chế | Thuốc bột pha tiêm. |
Thuốc Cepemid 1g giá bao nhiêu? Là thuốc gì? Cách dùng?
Thuốc Cepemid là thuốc gì?
Cepemid 1g [1] là thuốc kê đơn được sản xuất tại Việt Nam, có tác dụng điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đường hô hấp, da và mô mềm,…
- Xuất xứ: Việt Nam.
- Công ty sản xuất và đăng ký: Công ty cổ phần dược phẩm Minh Dân, địa chỉ tại: Lô N8, đường N5, KCN Hoà Xá, xã Mỹ Xá, TP Nam Định, tỉnh Nam Định, Việt Nam.
- Số Đăng Ký: VD-26896-17.
- Dạng Bào Chế: Bột pha tiêm.
- Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ gồm dung tích 20 ml.
- Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất được in trên bao bì sản phẩm Cepemid.
Cepemid 1g giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay Cepemid 1g đang được bán trên thị trường với giá 104.000 VNĐ/ Hộp 1 lọ.
Cepemid chính hãng được bán tại Nhà thuốc Việt Pháp 1 – Là địa chỉ phân phối dược phẩm uy tín, đảm bảo chất lượng và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đầy đủ giấy tờ.
Khách hàng có thể mang theo đơn thuốc đến trực tiếp địa chỉ Nhà thuốc Việt Pháp 1 tại Quầy 102 – tầng 1 số nhà 168 đường Ngọc Khánh, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội ( Xem trên bản đồ) để mua thuốc.
Thành phần
Trong mỗi lọ Cepemid 1g gồm các thành phần như sau:
Thành phần | Hàm lượng |
Imipenem (Imipenem monohydrat) | 0,5g |
Cilastatin( Cilastatin natri) | 0,5g |
Tác dụng của thuốc Cepemid 1g
Thuốc kháng sinh Cepemid 1g có thành phần chính là sự kết hợp giữa imipenem và cilastatin [2]. Imipenem là kháng sinh nhóm Beta – Lactam, có phổ rất rộng, có tác dụng ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Cilastatin khi phối hợp với imipenem có tác dụng ức chế sự phân huỷ của imipenem bởi enzym dehydropeptidase có trong ống thận. Ngoài ra, hai dược chất này có mặt trong nhiều mô cơ thể, qua được dịch não tuỷ nên có tác dụng tốt trong trường hợp viêm màng não, nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh.
Thuốc cepemid đặc biệt hữu ích trong điều trị những nhiễm khuẩn nặng mắc phải ở bệnh viện, chấn thương nặng kèm nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn chân trong đái tháo đường. Nó không chỉ tiêu diệt vi khuẩn mà còn kích thích quá trình lành vết thương và ngăn chặn nhanh chóng sự lây lan của nhiễm trùng ổ bụng.
Chỉ định của Cepemid thuốc kháng sinh.
Cepemid 1g được chỉ định điều trị cho các đối tượng sau:
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu – sinh dục: Viêm thận – bể thận cấp và mạn tính, viêm bàng quang, viêm niệu đạo và nhiễm khuẩn phụ khoa.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp( gồm cả tai-mũi-họng): Viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, áp xe phổi, viêm màng phổi, viêm xoang và viêm tai giữa…
- Nhiễm khuẩn da và mô mềm: Viêm hạch bạch huyết, áp xe, viêm tế bào, loét do nằm lâu, viêm vú, bệnh nhọt và viêm quầng, nhiễm khuẩn vết thương.
- Nhiễm khuẩn xương khớp: Viêm xương tủy, khớp.
- Nhiễm khuẩn khác: nhiễm khuẩn trong ổ bụng, nhiễm khuẩn khoa sản,…
Chống chỉ định
Chống chỉ định sử dụng thuốc Cepemid 1g ở những đối tượng sau:
- Người bệnh có tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần nào của sản phẩm Cepemid.
- Dung dịch pha loãng tiêm bắp có lidocain hydroclorid chống chỉ định đối với: những người có tiền sử nhạy cảm với các thuốc gây tê thuộc loại amid và những người sốc nặng hoặc block tim.
Cách dùng – Liều dùng thuốc Cepemid 1g
Cách dùng
- Chế phẩm chỉ sử dụng theo đường: đường tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch (không được dùng để tiêm tĩnh mạch trực tiếp).
- Phải pha loãng lượng bột thuốc với dung dịch tiêm truyền thích hợp (đảm bảo thu được imipenem nồng độ không vượt quá 5 mg/ml). Tuyền trong khoảng 30-60 phút.
- Cần quan sát hiện tượng co giật có thể xảy ra trong quá trình truyền. Giảm tốc độ truyền nếu bệnh nhân có dấu hiệu buồn nôn, nôn.
- Lắc kỹ khi pha đến khi thu được dung dịch trong suốt, nếu dung dịch có sự thay đổi màu từ không màu chuyển sang màu vàng thì không làm ảnh hưởng đến thuốc.
- Có thể pha Cepemid 1g với các dung dịch: dextrose 5%/10%, Manitol 5%/10%, Natri clorid 0,9%, dextrose 5% và natri clorid 0,9% hoặc 0,45%, 0,225%, hãy để ở nhiệt độ < 25°C chế phẩm ổn định trong vòng 4 giờ, nếu để tủ lạnh < 4°C chế phẩm ổn định trong vòng 1 ngày. Độ PH phải ở mức ổn định là 6,5-7,5.
- Sau khi pha dung dịch treo Cepemid 1g trong lidocain hydroclorid phải tiêm bắp trong vòng 1 giờ.
Liều dùng
Đối với người lớn:
- Tiêm truyền tĩnh mạch: Nhiễm khuẩn nhẹ đến vừa: 250 – 500 mg, cứ cách mỗi 6 – 8 giờ một lần (1 – 4g mỗi ngày). Nhiễm khuẩn nặng do những vi khuẩn chỉ nhạy cảm mức độ vừa: 1g cứ cách mỗi 6 – 8 giờ một lần. Liều điều trị tối đa mỗi ngày 4g hoặc 50 mg/kg thể trọng. Truyền liều 250 – 500 mg trong 20 – 30 phút và truyền liều 1g trong 40 – 60 phút.
- Tiêm bắp: Chỉ áp dụng khi điều trị các nhiễm khuẩn từ nhẹ – vừa: 500 – 750 mg, cứ cách 12 giờ một lần (Ghi chú: Liều điều trị 750mg được sử dụng đối với những nhiễm khuẩn trong ổ bụng, những nhiễm khuẩn nặng hơn ở đường hô hấp, qua da và phụ khoa). Không sử dụng tổng liều tiêm bắp quá 1,5 g/ ngày, cần tiêm sâu trong khối cơ lớn.
Đối với trẻ em:
- Trẻ em dưới 12 tuổi: về dược chất Imipenem chưa được xác định an toàn đối với trẻ em, nhưng Imipenem tiêm tĩnh mạch đã được sử dụng với liều điều trị là 12 – 25 mg/kg với 6 giờ một lần.
Bệnh suy thận, giảm liều như sau
Độ thanh thải creatinin | Liều dùng |
30 – 70 ml/phút | 75% liều thường dùng |
20 – 30 ml/phút | 50% liều thường dùng |
Dưới 20 ml/phút | 25% liều thường dùng |
Một liều bổ sung sau khi tách máu. |
Tương tác thuốc
Cepemid thuốc biệt dược có thể gặp tương tác gây các tác dụng không mong muốn khi sử dụng chung probenecid và các kháng sinh beta-lactam đồng thời có thể làm tăng độc tính của 2 dược chất imipenem và cilastatin trong sản phẩm.
Tác dụng không mong muốn
Tần suất | Tác dụng phụ |
Rất phổ biến | Co giật có thể xảy ra, khi dùng liều cao cho người bệnh có tổn thương ở hệ thần kinh trung ương, người suy thận.
Người có tiền sử dị ứng với nhóm beta-lactam nên có thể mẫn cảm với imipenem. |
Thường gặp | Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, và viêm tĩnh mạch. |
Ít gặp | Hạ huyết áp, ban đỏ, đánh trống ngực, động kinh, và viêm đại tràng màng giả.
Thiếu máu, giảm bạch cầu trung tính, tăng bạch cầu ái toan, tăng thời gian prothrombin, thử nghiệm Coombs (+), giảm tiểu cầu. Tăng AST, ALT, tăng ure và creatinin huyết, phosphatase kiềm và bilirubin, đau ở chỗ tiêm, bất thường khi xét nghiệm nước tiểu. |
Quá liều thuốc Cepemid 1g và cách xử trí
Triệu chứng
Bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng khi sử dụng quá liều thuốc như tăng nhạy cảm thần kinh – cơ, co giật.
Cách xử trí
- Trong trường hợp khi bị quá liều bệnh nhân hãy ngừng dùng chế phẩm.
- Điều trị triệu chứng.
- Và áp dụng biện pháp hỗ trợ cần thiết (có thể thẩm tách máu).
Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng Cepemid 1g có được không?
Phụ nữ có thai
Các nghiên cứu đã ghi nhận rằng imipenem đi qua nhau thai. Độ an toàn của 2 hoạt chất imipenem/cilastatin cho phụ nữ có thai vẫn chưa được xác định. Chỉ dùng Cepemid 1g cho phụ nữ mang thai khi lợi ích thu được lớn hơn nguy cơ có thể xảy ra đối với người mẹ và thai nhi.
Phụ nữ cho con bú
Imipenem có thể bị bài tiết vào sữa mẹ. Hiện chưa rõ tác dụng của imipenem với trẻ sơ sinh bú mẹ. Vì vậy, cần cân nhắc thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú.
Lưu ý khi sử dụng
- Cepemid 1g tiêm tĩnh mạch có thể gây giật rung cơ, lú lẫn, co giật, đặc biệt ở những người có rối loạn thần kinh trung ương và đi kèm với suy thận.
- Nếu bệnh nhân bị tiêu chảy thì phải ngừng sử dụng thuốc Cepemid 1g hoặc nếu tiếp tục sử dụng thì cần phải có sự theo dõi chặt chẽ và có liệu pháp điều trị phù hợp cho người bệnh.
- Không sử dụng khi bột thuốc có biểu hiện biến màu, vón cục.
- Sử dụng kéo dài Cepemid làm tăng sự phát triển của vi khuẩn không nhạy cảm.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Thuốc kháng sinh Cepemid 1g mà chúng tôi muốn cung cấp cho bạn đọc. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Nguồn tham khảo
↑1 | Tham khảo thêm thông tin về thuốc Cepemid 1g tại Drugbank: https://drugbank.vn/thuoc/Cepemid-1g&VD-26896-17. Ngày truy cập: 21/11/2024 |
---|---|
↑2 | Tham khảo thêm thông tin về “Cilastatin / Imipenem Side Effects” tại Drugs: https://www.drugs.com/sfx/cilastatin-imipenem-side-effects.html. Ngày truy cập 21/11/2024 |
Chưa có đánh giá nào.